Tiếng việt có nhiều phân môn. Muốn học sinh học tốt về văn cần được rèn luyện toàn diện về Tiếng việt mới trở thành học sinh khá và giỏi văn được. Vì vậy việc dạy học phân môn từ ngữ rất quan trọng, nó giúp các em hiểu, diễn dạt tư tưởng, tình cảm, hoạt động của mình bằng tiếng mẹ đẻ ngày càng chính xác, phong phú và sinh động hơn.
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm dạy tốt phân môn từ ngữ lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n học sinh làm phần này gồm ba bước:
Bước1: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài tập.
Muốn làm được bài tập, trước hết phải xác định đúng yêu cầu của bài tập. Có bài tập dễ, học sinh chỉ đọc qua là hiểu ngay yêu cầu của bài tập, nhưng có một số bài tập khó, học sinh chưa hiểu đúng hoặc hiểu sai, tôi phải hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài tập. Tôi thường làm là cho một, hai học sinh đọc to đề bài, cả lớp cùng nghe, sau đó cho các em gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong bài tập, từ ngữ thể hiện các yêu cầu của bài tập, hoặc từ ngữ trừu tượng, khó hiểu cần làm rõ. Sau đó lần lượt xác định yêu cầu của bài tập.
Ví dụ bài “ Nhân dân lao động” ( tiết 25- trang 87-tv tập 2), bài tập 4: So sánh nghĩa của từ: tiên tiến, suất sắc, ưu tú. Những từ đó là từ cùng nghĩa hay gần nghĩa. Tôi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu của và nhắc học sinh nhớ lại từ gần nghĩa hay cùng nghĩa. Sau đó giúp học sinh hiểu người lao động tiên tiến: người lao động đi hàng đầu trong nhiệm vụ lao động sản xuất, công tác. Người lao động xuất sắc là người lao động có thành tích trội hơn hẳn trong lao động sản xuất. Người lao động ưu tú: là người lao động thuộc loại tốt nhất, mẫu mực nhất. Từ việc tìm hiểu đầu bài như trên học sinh sẽ dễ dàng làm được ở bước luyện tập.
Bài “ Các dân tộc trên đất nước ta ” ; Bài 4: “ Nhà sàn và lán khác nhau ra sao?” , Tôi phải cho học sinh hiểu nhà sàn ( nhà của đồng bào miền núi), lán ( nhà nhỏ làm bằng tre nứa trong rừng) . Từ đó học sinh sẽ so sánh được sự khác nhau.
Bài: Tìm một số từ ghép được cấu tạo bởi tiếng đơn gốc Hán “ quân” ( quân đội) đứng trước, khi xác định yêu cầu của bài tập, tôi lưu ý học sinh: chỉ tìm các từ ghép gốc Hán có tiếng “ quân” với nghĩa là quân đội , còn các từ ghép gốc Hán có tiếng quân mang nghĩa khác thì không thuộc phạm vi yêu cầu của bài tập này.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập, tôi thực hiện phương châm không “ làm thay” , cũng không “ khoán trắng” cho học sinh. Câu hỏi tôi nêu ra phải có tác dụng định hướng gợi mở cho học sinh giải bài tập.
Đối với bài “Đặt câu với mỗi từ: cắp, ôm, bê, bưng, đeo, vác”, tôi cho học sinh hiểu nghĩa của từ và gợi ý cho học sinh khi nào ta có thể sử dụng một trong các từ trên. Từ đó học sinh mới đặt câu tốt được.
Còn ở bài tập: Hãy chọn từ thích hợp : ( cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô) điền vào chỗ trống:
Mặt hồ.... gợn sóng.
Sóng lượn.....tren mặt sông.
Sóng biển... xô vào bờ.
Tôi gợi ý như sau:
Bốn từ cho trên là những từ gần nghĩa: Muốn lựa chọn được từ thích hợp để điền vào chỗ trống, con cần nắm được nghĩa xủa từng từ.
Các từ điền vào phải hợp với văn cảnh.
Ở từng chỗ trống, con lần lượt thử điền từng từ cho sẵn, nếu tạo ra một cụm từ có nghĩa hợp lý thì điền được.
Trong hệ thống bài tập của học sinh có nhiều bài : điền từ thích hợp vào chỗ trống trong những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ.
Ví dụ dạy bài “ Truyền thống dân tộc” có bài tập 2.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong những câu tục ngữ, ca dao sau đây:
Uống nước nhớ...
Ăn quả nhớ kẻ trồng...
Giấy rách phải giữ lấy...
Lá lành đùm lá...
Muốn tìm và điền được từ thích hợp vào chỗ trống, tôi tiến hành cho học sinh lựa chọn từ( trong các từ cho sẵn , hoặc tự tìm trong vốn từ của mình). Và sau đó cho kết hợp từ đã chọn với những từ đứng trước, đứng sau. Muốn lựa chọn đúng ta phải nắm được ý nghĩa riêng của từng từ rồi đặt nó vào ô trống sao cho đúng ý nghĩa . Sau đó tôi hay hỏi học sinh nghĩa của từng câu để học sinh tự kiểm tra xem mình đã làm đúng chưa. Có thể hướng dẫn học sinh dựa vào chủ đề từ ngữ đang học, khả năng nhớ lại các thành ngữ, tục ngữ này.
Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập, tôi sử dụng nhiều hình thức: nói, đọc, viết hoặc nói, tô, vẽ, đánh dấu.
Có bài trả lời miệng, có bài viết, có bài gạch, đánh dấu trong vở bài tập.
Khi hướng dẫn thực hiện, tôi chia ra thành các mức độ cho phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau. Giúp học sinh yếu kém bằng câu hỏi gợi mở. Làm theo tăng dần mức độ độc lập của học sinh . Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh suy nghĩ và thực hiện từ dễ đến khó.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh kiểm tra, đánh giá bài tập đã làm.
Tôi hướng dẫn đối chiếu bài tập đã làm với yêu cầu được đặt ra ở từng bài tập, hoặc đối chiếu bài tập đã làm với đáp án. Đối với những bài làm sai tôi phân tích để học sinh thấy lỗi sai và biết cách sửa chữa .
Để học sinh học tốt môn từ ngữ, trong các giờ lên lớp ở môn từ ngữ tôi đã chú ý sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và để tạo hứng thú cho học sinh, tôi đã phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho hoạt động trên lớp nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, phù hợp hơn với lứa tuổi tiểu học.
3. Sử dụng đồ dùng dạy học trong phân môn từ ngữ.
Để học sinh nắm được bài và khai thác từ ngữ, mở rộng vốn từ cho học sinh, tôi đã chú ý sử dụng:
3.1. Tranh ảnh, vật thực: Có bài tôi vẽ phóng to theo nội dung trong sách giáo khoa. Ví dụ: Tranh minh hoạ cho chủ đề: “Quân đội nhân dân” (trang 82-83), bài “Từ gần nghĩa” (trang 85), “Từ cùng âm khác nghĩa” (trang 94-95).
Có bài tôi sử dụng ảnh sưu tầm được: bài “Truyền thống dân tộc” với các di tích lịch sử (Đền Hùng, gò Đống Đa, Văn Miếu, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh) (trang 78), bài “Chim chóc” (tiết 15) ảnh: vịt, gà, ngan...
Khi giảng từ “hoa hồng” (tiết 16 – Bài “Hoa-quả”), tôi mang các loại hoa hồng đến, cùng sản phẩm hoa hồng: nước hoa. Và tôi còn mua một số loại quả đặc trưng để giảng.
3.2. Sử dụng phương tiện hiện đại: Máy chiếu:
Tôi dùng máy chiếu trong các bước lên lớp: Chữa bài tập, ghi lại các phần bài học cần nhớ và trong phần củng cố bài để cả lớp cùng nhìn rõ, hình thức này theo tôi rất hay đỡ mất công ghi bảng phụ, chiếu một lúc được nhiều bài. Tôi xin giới thiệu một số bài điển hình tôi đã đưa lên máy.
Dạy bài “Các dạng từ láy” tôi chiếu lên máy chiếu phiêu bài tập (Sau đó có bài chữa mẫu, bài học sinh làm).
Trường tiểu học THTH
Họ và tên: ………………………………………….
Lớp 5A
PHIẾU HỌC TẬP MÔN TỪ NGỮ
Tiết 7: Các dạng từ láy
Bài 1: ………………………….
Tìm từ láy đôi và từ láy ba của môic từ đơn sau:
Từ đơn
Từ láy hai tiếng
Từ láy ba tiếng
Xinh
......................................
Xốp
......................................
Tìm từ láy tư của mỗi từ láy đôi sau:
Từ láy hai tiếng
Từ láy 4 tiếng
Mênh mông
Vội vàng
..................................................
..................................................
Bài 2: Tìm từ láy dùng để diễn tả thái độ, hành động của một người:
..............................................................................................................
Đặt câu với mỗi từ láy đó:
..............................................................................................................
.............................................................................................................
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 2 đến 3 câu) có dùng từ láy đôi để tả cảnh thiên nhiên:
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Củng cố bài, tôi đưa một bài thơ (Tự sáng tác) và bài văn để học sinh nắm chắc và nhận dạng từ láy.
Tìm các dạng từ láy trong đoạn thơ, đoạn văn sau:
a. Chú mèo nhỏ
Xỉnh xình xinh
Chạy linh tinh
Rình bắt chuột,
Tuốt tuồn tuột
Từ chuột nhỏ
Đến chuột to,
Mèo sẽ ăn
Cho bằng hết.
Khi thấm mệt
Chạy ra sân,
Nằm khoanh chân
Mắt lim dim
Mèo sưởi nắng.
b. Nhìn theo tay mẹ vẫy vẫy, bé lẫm chẫm bước, mắt nheo nheo cười. Đi được vài bước, bé dừng lại, rồi chập chà chập chững đi tiếp... Đôi chân bé bước từng bước loạng choạng, cái mông núng na núng nính, thân hình lắc lư, trông rất ngộ.
Dạy bài “Nghĩa của từ”, tôi chiếu lên máy từng bài làm của học sinh khá, giỏi, để cả lớp học tập. Phần củng cố là một số đoạn thơ của Nguyễn Du, thơ Bác Hồ để học sinh nắm chắc bài.
Xác định nghĩa đen, nghiac bóng của từ “xuân” trong các câu sau đây:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
- Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Ngày xuân con én đưa thoi.
Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán.
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
Khi người ta đã ngoài bảy mươi xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
4. Tổ chức trò chơi.
Tôi thường tổ chức các trò chơi trong giờ học để học sinh nắm chắc bài một cách nhẹ nhàng. Trò chơi “Hái hoa dân chủ’ để kiểm tra nhận biết các từ láy trong các đoạn thơ, đoạn văn, bài hát(ở tiết “Các kiểu từ láy”, “Các dạng từ láy”...). Thi giữa các đội để giành huy chương vàng giữa hai đội, tìm nhanh nghĩa đen, nghĩa bóng trong bài tập 3 (Nghĩa của từ). Thi giữa các cá nhân để giành danh hiệu “Vô địch”. Ví dụ khi dạy bài “Các dạng từ láy”, xem ai tìm được nhiều dạng từ láy, và nhận biết được đúng các dạng từ láy đã tìm...
Trong lúc chơi trò chơi, học sinh đã nắm được bài một cách nhẹ nhàng hợp với lứa tuổi tiểu học và sau đó các em rất háo hức đón nhận những điểm số, nhận xét của cô cũng như những chiếc kẹo các kiểu được tôi chuẩn bị thành những huy chương vàng, huy chương bạc.
IV. Kết quả nghiên cứu
Tôi tự thấy đã tìm được hướng đúng, cách làm đúng cho việc dạy từ ngữ: Đạy đúng đặc trưng bộ môn. Giờ dạy của tôi không khô khan, nặng nề.
Học sinh lớp tôi đã thích giờ học từ ngữ, vốn từ học sinh ngày một giàu hơn, học sinh đã biết dùng từ đúng cách, làm trong sáng, làm đẹp vốn từ cho các em. Từ đó đã rèn luyện cho các em kỹ năng sử dụng từ trong lời nói, lời viết của học sinh. Điều đó đã đựơc thể hiện ở chất lượng cuối năm học 20... – 20... như sau:
Cuối năm học 20... -2006
Sĩ số
Môn: từ ngữ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
49 h/s
17
30
3
0
%
34,6%
61,2%
4,2%
0
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
…
II. Kiến nghị
…
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
File đính kèm:
- SKKN503.doc