Đề tài Một số kinh nghiệm dạy rèn luyện chữ viết đẹp cho học sinh lớp một

 Bộ môn Tiếng Việt là môn học làm nền tảng, là cơ sở để các em học tốt các môn học khác. Đặc biệt là phân môn tập viết chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Dạy tốt môn tập viết ngòai việc góp phần nâng cao kiến thức văn học, kiến thức đời sống, giáo dục tư tưởng tình cảm, phát triển tư duy cho học sinh còn góp phần rèn nết người, giáo dục tính kiên trì, bền bỉ, chịu khó cẩn thận cho học sinh.

 Đối với học sinh lớp1 Học vần Tập đọc giúp các em đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông viết thạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, viết đúng mẫu rõ ràng và nhanh học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học khác tốt hơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm dạy rèn luyện chữ viết đẹp cho học sinh lớp một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học tốt các môn học khác. Đặc biệt là phân môn tập viết chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Dạy tốt môn tập viết ngòai việc góp phần nâng cao kiến thức văn học, kiến thức đời sống, giáo dục tư tưởng tình cảm, phát triển tư duy cho học sinh còn góp phần rèn nết người, giáo dục tính kiên trì, bền bỉ, chịu khó cẩn thận cho học sinh. Đối với học sinh lớp1 Học vần Tập đọc giúp các em đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông viết thạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, viết đúng mẫu rõ ràng và nhanh học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học khác tốt hơn. Ngoài ra tập viết còn góp phần quan trọng vào việc luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt, như tính cẩn thận, tinh thần kĩ luật óc thẩm mĩ, cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình”. Chính vì thế mà việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học đặc biệt học sinh lớp 1 là một việc làm quan trọng nó ảnh hưởng lớn đến cả quá trình học tập của các em sau này. Lâu nay nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp dạy tập viết. Tuy vậy vẫn còn nhiều học sinh viết sai, viết xấu, và viết rất chậm. Hiện nay trên thực tế cũng có nhiều em viết chữ đẹp, viết nhanh, viết đúng mẫu chữ, kiểu chữ song bên cạnh đó cũng không ít em chữ viết còn xấu, cẩu thả, viết chưa đúng mẫu, chưa đúng quy trình và hình dáng các con chữ, cách viết của một số em còn tùy tiện....... Nguyên nhân chủ yếu là các em chưa thật sự chịu khó, và phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện Chữ viết cho con em. Các em chỉ viết theo bản tính, tùy tiện, chưa xác định rõ tầm quan trọng của chữ viết. một số em không nắm rõ độ cao đơn vị của các con chữ trong khi viết. Khi viết các nét nối giữa các con chữ trong một chữ chưa liên kết, khoảng cách giữa các con chữ không đều, đặt dấu sai lệch, tốc độ viết chậm. Kết quả khảo sát đầu năm cho thấy. - Viết chữ đúng đẹp: 15% - Viết chữ đúng mẫu: 35 % - Viết sai quy trình, xấu: 50%. Với những kết quả đó bản thân tôi nhận thấy việc rèn luyện chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1 là một việc làm cần thiết, quan trọng không thể thiếu được. Đó là cơ sở ban đầu để hình thành cho các em các kỹ năng viết, nói mạch lạc trôi chảy, để học tốt các môn học khác cũng như học lên các lớp trên. Trong suốt những năm dạy học lớp 1 bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm rèn luyện chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1 như sau. 1. Những kĩ năng cơ bản đầu tiên khi dạy học sinh tập viết: Bước vào học lớp 1 các em bắt đầu chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động chính là học tập. Cái gì cũng rất mới mẻ với các em nên các em chóng quên, dễ thay đổi. Chính vì thế mà mà giáo viên phải dạy cho học sinh từ những khái niện cơ bản như: đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ chữ viết, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ. Các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái ....Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết. Bên cạnh đó cần dạy cho các em một số thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là phải viết nhanh, viết đẹp. Ngoài ra tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở cách trình bày bài viết...là những việc làm mà giáo viên phải quan tâm thường xuyên. 2. Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết: - Theo tôi suy nghĩ thì bất cứ một việc gì nếu có lòng say mê thì thực hiện mới có kết quả cao. Để bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết cho học sinh, tôi thường xuyên kể cho các em nghe về gương rèn luyện chữ viết của anh học trò nghèo Cao Bá Quát, một số bạn tật nguyền phải tập viết bằng chân, gương rèn luyện chữ viết của em Nguyễn Văn Bảy trường mình đã đạt giải nhất Quốc gia trong hội thi viết chữ đẹp năm 2006 và cho học sinh xem vở luyện viết của các bạn học sinh tiêu biểu. Qua những mẫu chuyện, qua thực tế, được nhìn những trang vở trước và sau khi rèn luyện chữ viết của các bạn, để các em thêm tin tưởng và thêm quyết tâm say mê rèn luyện. Chọn những em viết chữ đẹp, viết mẫu trang đầu để các em mỗi khi viết phải cố gắng viết đẹp như bạn. 3. Gương mẫu về chữ viết của giáo viên: Giáo viên phải viết chữ mẫu mực khi chấm bài, ghi số liên lạc, ghi nhận xét ở học bạ, Khi viết trên bảng ( kể cả bảng tin ,khẩu hiệu trong nhà trường cũng phải mẫu mực ) Lời nhận xét của thầy cô giáo phải có tác dụng chỉ bảo, khuyến khích các em vươn lên trong học tập. Luôn luôn chứa đựng tình cảm đối với tất cả các học sinh. - Ví dụ: Bài học sinh viết chữ đẹp thì giáo viên nhận xét: “ Em làm đúng, viết chữ đẹp”. Trường hợp học sinh viết sai mẫu chữ, giáo viên chỉ cần nhận xét : “ Em viết sai nét khuyết dưới, nét móc hai đầu, sau đó giáo viên viết mẫu cho các em 2, 3 chữ, yêu cầu về nhà viết lại cho đẹp. Chữ viết trên bảng của giáo viên phải thực sự mẫu mực vì nó là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng lớn đến chữ viết của học sinh. Chia ra từng loại và rèn luyện dứt khoát: Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay là điều không thể thực hiện được. Do vậy mà mỗi tuần cần nên rèn luyện viết một loại chữ nhất định. Rèn luyện viết đúng loại chữ này là tiền đề để rèn luyện viết đúng chữ khác theo mức độ tăng dần. Tôi đã lập kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng, học kì một cách cụ thể. Dựa vào đặc điểm cấu tạo nét, dựa vào cấu trúc chương trình và mối quan hệ về cách viết các chữ cái tôi chia ra các nhóm để rèn luyện như sau: *, Nhóm 1: Gồm các chữ ( n, m, i, ư, v, r, s, t ) có 8 chữ. Trọng tâm rèn luyện là nét móc: móc ngược, móc xuôi và móc hai đầu. Từ các nét cơ bản trên nếu các em viết đẹp 8 chữ cái ở nhóm 1 thì dễ dàng rèn luyện các chữ cái tiếp theo. *, Nhóm 2: Gồm các chữ cái ( l, b, h, k, g, y) có 6 chữ. Đều giống nhau ở một điểm cơ bản là có nét khuyết. Viết được các chữ cái ở nhóm 1 và 2 học sinh viết các chữ cái khác sẽ có phần thuận lợi hơn. Đối với lớp một cần chú ý rèn viết bát đầu từ nét sổ dọc vì ngày xưa các thầy thường nói: “ngang bằng, sổ thẳng”. Học sinh viết được nét sổ ngay ngắn mới tiến hành vết nét khuyết. *, Nhóm 3: Gồm các chữ ( o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, p, q, c, x, e, ê ) có 14 chữ. Các chữ cái này không đơn giản rất khó viết. Thực tế hầu hết học sinh đều viết sai từ chữ o, viết thế nào thì đúng điểm đặt bút từ đâu, chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao, rất ít em viết đúng. Ví dụ: Khi dạy chữ o tôi kẻ một ô vuông trên bảng, chia ô vuông thành 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm giữa các cạnh của hình chữ nhật; dùng phấn màu chấm chấm thành hình chữ o sau đó tô lên đường chấm chấm giáo viên vừa viết và hướng dẫn học sinh quan sát. Viết được chữ o đúng đẹp học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cáo khác trong nhóm 3. Cần lưu ý cho học sinh khi viết chữ o phải có dấu nhấn với hai tác dụng: Ghi dấu nét xuất phát là điểm “thêm râu” để thành ơ. Điểm dừng để nối chữ khi viết nhanh. Tổ chức hội thi viết chữ đẹp: Để khí thế rèn luyện chữ viết sôi nỗi, các em biết thi đua nhau rèn luyện chữ, phải thường xuyên phát động phong trào thi đua rèn luyện chữ viết. Chấm, tổng kết, nhận xét hàng tuần, hàng tháng, rồi tổ chức hội thi vào dịp 20/11. Với khẩu hiệu: “ Mỗi chữ viết là một bông hoa đẹp. Mỗi trang vở là một vườn hoa tươi kính tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11” . Vào các ngày lễ 22/12, 26/03.... sơ kết, tổng kết tuyên dương những bài viết đẹp, có chất lượng. - Tổ chức chấm bình chọn bài viết chữ đẹp nhất trưng bày để cả lớp cùng học tập. Ngoài ra mỗi học sinh phải có một vở ô li riêng mỗi ngày viết một vài chữ cái, tiến tới một vài vần, một vài tiếng. Sang học kì II mỗi ngày viết 2, 3 câu hoặc trình bày cách giải một bài toán, sau đó tự chọn để viết... Đến ngày 20/11 các em chọn những quyển vở viết đẹp, phong bằng giấy bóng đề bên ngoài dòng chữ thật đẹp. Món quà 20/11 Lớp 1C chúng em Kính tặng thầy cô ! Rồi chọn những em viết đẹp, nết ngoan để mang tặng cô thầy trong ngày lễ đầy ý nghĩa tại văn phòng nhà trường. Bằng những tình cảm kính trọng thầy cô, các em thi đua nhau rèn luyện chữ viết, kiến thức cũng được nâng lên. Với những việc làm trên đã đưa lại kết quả rất mỹ mãn. Toàn lớp ai cũng thi đua nhau rất tự giác để được mang món quà của mình tặng thầy cô. Nhờ vậy mà chất lượng chữ viết của các em được nâng lên rõ rệt. Qua một thời gian áp dụng những kinh nghiệm của mình vào việc rèn luyện chữ viết tôi đã thấy được kết quả đáng khả quan. Két quả” - Viết đúng viết đẹp 80% - Viết chữ đúng mẫu 20% - Không có học sinh nào viết sai mẫu. 6. Bài học kinh nghiệm: Để các em học sinh lớp một viết đúng theo mẫu chữ quy định đòi hỏi giáo viên phải dạy đúng dạy đủ các bài tập viết theo chương trình quy định. Ngoài ra giáo viên phải rèn luyện chữ viết cho học sinh ngay từ đầu, phải biết kết hợp giữa trực quan sinh động với phương pháp luyện tập phù hợp. Hướng dẫn các em viết từ dễ đến khó, thường xuyên tổ chức các đợt thi đua viết chữ đẹp, khen chê kịp thời để các em phấn khởi khi luyện viết. Cần có sự kiên trì cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ. Thực sự là người mẹ thứ hai của các em. Không chê trách quở mắng nặng nề đối với những em viết chưa đúng, mà phải hướng dẫn cụ thể, cặn kẽ, động viên các em khi luyện viết. Trưng bày những bài viết đẹp có điểm cao ở trong lớp để các em xem và luyện viết hàng ngày. Việc làm này phải thường xuyên liên tục không cắt đoạn, phải rèn luyện từ đầu năm học đến kết thúc năm học. Có như vậy các em mới say mê ham thích rèn luyện viết chữ. Cuối kì, cuối năm, tổng kết phân loại phát phần thưởng cho những em viết đẹp, viết đầy đủ bài. Gv: Trần Thị Nga - Trường Tiểu Học Thanh Thủy Tiến Hóa – Tuyên Hóa – Quảng Bình

File đính kèm:

  • docBien phap luyen viet chu dep.doc
Giáo án liên quan