Đề tài Một số kinh nghiệm dạy hình học lớp 4 trường tiểu học tiểu học

 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo nên những con người mới, con người phát triển toàn diện. Cơ sở nền móng của sự phát triển này là học sinh cấp Tiểu học. Việc giáo dục học sinh Tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua các môn học trong nhà trường, trong đó môn Toán giữ một vị trí quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu trên

doc21 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm dạy hình học lớp 4 trường tiểu học tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và đánh giá. Giáo viên ghi điểm. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:Giờ trước chúng ta đã biếtđược đặc điểm của hình bình  hành. Để tình được diện tích của hình  bình hành. Bài học hôm nay cô cùng các con đi tìm hiểu bài 94 “ Diện tích hình bình hành”. Giáo viên ghi tên bài. 2. Hình thành công thức tính diện tích  hình bình hành.   - Giáo viên vẽ hình bình hành lên bảng Vẽ AH vuông góc với DC. Giáo viên giới thiệu: DC là đáy của hình bình hành. AH là chiều cao của hình bình hành. Giáo viên đặt vấn đề: ? Hãy tính diện tích hình bình hành ABCD.  - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính diện tích hình bình hành.   + Vẽ hình bình hành ABCD.  + Vẽ đường cao AH. + Cắt theo đường cao ADH vào phần bên phải của cạnh BC ? Sau khi cắt và chắp ta được hình gì. ? Em có nhận xét gì về diện tích hình  bình hành và hình chữ nhật vừa được tạo  thành. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hai hình ? Đáy CD của hình bình hành bằng với chiều nào của hình chữ nhật. ? Độ cao AH của hình bình hành bằng với chiều nào của hình chữ nhật. ? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm  như thế nào ? Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật ta suy ra được công thức tính diện tích hình bình hành. ? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào.                                           Giáo viên tiểu kết ghi kết luận và công thức. Hướng dẫn làm bài tập thực hành: Bài tập 1/12: Đánh dấu x… Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào          bài tập.   - Giáo viên gọi 2 học sinh đọc kết quả.           ? Vậy em khoanh tròn vào hình thứ mấy.      Giáo viên nhận xét, kết luận. ? Muốn tính diện tích hình bình hành ta         làm như thế nào. Bài tập 2/12: Viết vào ô trống:                    -Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào        vở bài tập. Giáo viên đưa bảng phụ.    Hình bình hành        Đáy                     Chiều cao  Diện tích 9cm 12cm 108cm² 15dm 12dm 180dm² 27m 14m 378m² Giáo viên nhận xét và chốt kết quả. Bài 3/13: Giải toán: ? Bài toán cho biết gì                                  ? Bài toán hỏi gì.   Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập. - Giáo viên đưa lời giải đúng. – Hình bình hành. – Một học sinh nêu - Học sinh quan sát.    – 2 học sinh nhắc lại. - Học sinh chuẩn bị giấy kẻ ô và kéo. – Hình chữ nhật. - Hai hình có diện tích bằng nhau → Chiều dài của hình chữ nhật. → Chiều rộng của hình chữ nhật. → Ta lấy chiều dài x chiều rộng. - Học sinh nêu: → Lấy đáy x chiều cao. “Muốn tính…chiều cao” – Nhiều học sinh nêu. - Lớp đọc đồng thanh. - 1 học sinh đọc yêu cầu. – Học sinh đọc: H1: 8 x 3 = 24cm² H2: 3 x 7 = 21cm²  H3: 4 x 4 = 16cm² – Hình thứ 3. - 1 học sinh nhắc lại. - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm vào vở bài tập – 2 học sinh lên bảng làm. - Lớp nhận xét. - Lớp chữa vở bài tập.  - 1 học sinh đọc yêu cầu. → Độ dài đáy: 14 cm Chiều cao:   7cm → Tính diện tích mảnh bìa hình bình hành đó. – Học sinh đổi vở kiểm tra chéo. Bài giải Diện tích của tấm bìa hình bình hành là:     14 x 7 = 98 (cm²)                           ĐS: 98 cm² 4. Củng cố, dặn dò:                                   ? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào. Giáo viên nhận xét giờ học. BTVH: SGK (94). Xem trước bài sau trang 95. *Nhận xét chung: Giáo viên đã truyền thụ đầy đủ kiếm thức trong bài, làm tốt các bài tập đã quy định, tác phong nhẹ nhàng gần gũi với học sinh trong từng đối tượng.      - Đã sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp đặc trưng của bộ môn.      - Học sinh:   Say sưa trong học tập làm bài tập thực hành tốt.                           Lớp học sôi nổi. IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.     Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: 1. Nghiên cứu lí thuyết:     Tôi đã đọc các tài liệu liên quan đến đề tài và bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh với minh họa để rút ra vấn đề chung về lý luận tính chất, định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. 2. Điều tra và khảo sát thực tiễn: Phương pháp điều tra: Là phương pháp nhằm khảo sát các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực và ở một hay nhiều thời điểm. Điều tra giáo dục nhằm thu thập rộng rãi các số liệu hiện tượng để từ đó phát hiện vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Thông qua việc trao đổi bàn bạc với giáo viên, học sinh, phụ huynh nhằm nắm bắt thu thập tài liệu thông tin, tình hình thực tế có liên quan đến nội dung đề tài cần nghiên cứu. Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và nhân tố khác có liên quan đến đối tượng. Nó là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch và được tiến hành một cách có hệ thống.          Quan sát để thu thập thông tin cho ta các tài liệu và thực tiễn để có khả năng khái quát rút ra các quy luật nhằm tổ chức giáo dục cho trẻ cách nắm bắt về bài toán có yếu tố hình học tốt hơn.          Thông qua các giờ giảng dạy trên lớp, các tiết dự giờ của đồng nghiệp có thể quan sát được trực tiếp tình hình học tập của học sinh qua tiết học toán. Nắm được khả năng tiếp thu bài và việc nắm bắt kiến thức của học sinh qua bài giảng. Đồng thời tiếp thu học hỏi được những kinh nghiệm hay của giáo viên và phát hiện ra những hạn chế của giáo viên.      - Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục do nhà khoa học tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được kiểm tra.       Thực hành kiểm tra để chứng minh tính chân thực của giả thiết vừa nêu để thực nghiệm. Thông qua các tiết dạy để chứng minh cho các biện pháp đề xuất là đúng đắn và đạt kết quả cao trong việc dạy học Toán các yếu tố hình học ở lớp 4.      - Phương pháp đàm thoại: Để trao đổi với đồng nghiệp dạy lớp 4 về những khó khăn, thuận lợi trong soạn giảng và cách sử dụng các phương pháp mới hiện nay. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:  - Dự một tiết tại lớp 4B trường tiểu học THTH; sĩ số: 20 em Tiến trình dạy như dự giờ: Tôi trực tiếp dạy 1 tiết tại lớp 4A, sĩ số: 20 em. Tiến trình giờ dạy: Như giáo án. Kết quả: Học sinh nắm chắc kiến thức biết vận dụng các quy tắc, công thức vào giải toán.   * Để có kết quả thực nghiệm khách quan tôi đã tiến hành kiểm tra, cho cả hai lớp cùng làm một đề, một phiếu trắc nghiệm và cùng chấm một lúc để sắp xếp phân loại và so sánh kết quả. ĐỀ KIỂM TRA Bài 1: ( 5đ)        Một miếng nhôm hình bình hành có độ dài đáy là 17cm và chiều cao là 9cm. Tính diện tích miếng nhôm đó. Bài 2: (5đ)         Khoanh vào diện tích của hình bình hành ABMN có độ dài đáy là 16dm và chiều cao là 8dm? 138dm² 128dm² 148dm²      Tôi đã chọn lớp 4A làm đối tượng thực nghiệm và lớp 4B làm đối tượng đối chứng. Tôi đã tiến hành dạy lớp 4A theo phương pháp đã đề xuất. Qua quá trình khảo sát ban đầu thì hai đối tượng mà tôi chọn có trình độ ngang nhau. Để thu được kết quả thực nghiệm tốt, tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 4A và vận dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học lớp 4 đã thu được kết quả là: Tạo cho học sinh có kĩ năng tư duy về hình học chuẩn xác. Học sinh hiểu bài nắm vững kiến thức, phát huy năng lực cá nhân đồng thời tạo không khí sôi nổi trong giờ học, giờ học đạt hiệu quả. Bên cạnh đó còn rèn được trí thông minh cho học sinh, học sinh ghi nhớ kiến thức không máy móc. Tạo niềm vui yêu thích môn học và được mong muốn khám phá kiến thức, thế giới tri thức đầy thú vị. * Qua việc dạy thực nghiệm và 2 lớp có kết quả như sau: - Đối chiếu 2 lớp. * Kết quả điểm bài kiểm tra:     Tiết 1: lớp 4B- sĩ số: 20 em. Điểm Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Số h/s 7em= 35% 8em = 40% 5em= 25% 0 Tiết 2: Lớp 4A- sĩ số:20em Điểm Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 Số h/s 15em = 75% 5em = 25% 0 0     * Qua hai tiết dạy trên tôi thấy việc sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy hình học mỗi giáo viên cần khai thác nội dung và tìm hiểu phương pháp dạy học giải các bài toán về hình học, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Giúp cho học sinh có hứng thú say mê học tập.        Từ kết quả trên tôi thấy rằng để nâng cao phương pháp dạy học các bài toán về hình học là rất phù hợp với học sinh và mang lại hiệu quả cao hơn. PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận             Là một giáo viên trong trường Tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp 4 tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng dạy học nói chung và nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố hình học nói riêng. Người giáo viên thực sự tâm huyết với nghề có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ luôn có ý thức vươn lên, luôn tìm hiểu nghiên cứu phương pháp, hình thức hoạt động của thầy và trò phải thuần thục thì mới đem lại hiều quả cao. Kết quả đó được thu lại ở học sinh là: học sinh ham học và học hành kĩ năng, kĩ xảo. Người giáo viên cũng phải lựa chọn phương pháp hấp dẫn, thuật ngữ toán học phải ngắn gọn, dễ hiểu, sau mỗi tiêt học giáo viên cần rút kinh nghiệm, những hạn chế còn tồn tại để tìm ra nguyên nhân đề ra biện pháp khắc phục cho những tiết dạy sau.            Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học cũng như công tác chủ nhiệm lớp. Tôi thấy rằng việc nâng cao biện pháp dạy các bài toán về hình học ở lớp 4 là vô cùng cần thiết.            Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra khi sử dụng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở lớp 4 mà tôi thực hiện, áp dụng và thu được kết quả khả quan. II. Kiến nghị …. Trong năm học 20...- 20... vừa qua, với sự giúp đỡ của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là tập thể lớp 4A trường tiểu học THTH. Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến tham gia đóng góp của các cấp lãnh đạo cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ tôi đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc giảng dạy ở những năm học sau. …………., ngày … tháng … năm 20… Người viết

File đính kèm:

  • docSKKN004.doc
Giáo án liên quan