Như chúng ta đã biết trong hệ thống ngôn ngữ, ngữ pháp là một bộ phận hết sức phức tạp và quan trọng, nó bao gồm toàn bộ quy tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ thành cụm từ, liên kết cụm từ thành câu( câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp). Ngoài ra, ngữ pháp còn bao gồm các quy tắc liên kết câu để tạo thành một đơn vị lớn hơn là đoạn văn và văn bản. Như vậy, ngữ pháp quan tâm toàn bộ việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói tạo thành câu làm cho ngôn ngữ thực hiện được hai chức năng quan trọng
15 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm chữa lỗi viết câu cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột điệu hò lơ lửng bay trên dòng nước, một điệu hát đò đưa, trầm trầm, lặng lẽ.
* Hãy gọi tên từng bộ phận đã đánh số trong các câu sau đây:
- Vào một ngày đẹp trời, khoảng 2 giờ chiều, trên đường ra công viên, tôi gặp anh ở
1 2 3 4 5
quán nước ven đường
6
* Sử dụng các từ sau để viết thành 5 câu: bố, gà, hoa, gáy, nở, hè, cảnh vật, vui tươi, đến.
* Ghép các bộ phận chủ ngữ ở bên phải với bộ phận vị ngữ ở bên trái để tạo thành
câu có sự tương hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ:
Mọi người
Những bầy chim én
Sáng nay, bầu trời
trong xanh cao vời vợi
hối hả đi trong mưa
đang bay kín cả đồng ruộng
* Nối từng trạng ngữ ở bên trái sao cho phù hợp với nòng cốt câu ở bên phải:
Quen sống trong bóng tối
Lúc nước còn thấp
Hết mùa hoa
người ta lấy gạch đặt lên nhà, bước lên đó khỏi bị bẩn chân.
chim chóc cũng vãn
bọ vẹ định hướng rất giỏi
8.3 Dạng bài tập giúp học sinh nắm kiến thức và kĩ năng viết câu theo cấu tạo.
* Tìm vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép:
- Vì Hồng siêng năng học tập nên.....
- Nếu mẹ cho phép thì....
* Viết hai câu theo mẫu " Ai làm gì?'', hai câu " Ai thế nào?''
* Chữa các câu sau thành câu đúng bằng hai cách:
- Tuy gia đình bạn nghèo nhưng bạn học không chăm chỉ.
- Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của cả lớp không hoãn lại.
* Ghép một vế câu bên trái và một vế câu bên phải và đặt giữa chúng một dấu câu hoặc một từ chỉ quan hệ để tạo thành một câu ghép hợp nghĩa:
các bạn nữ nhảy dây
Lan học bài
sương tan dần
Mặt trời lên cao
Các bạn nam đá cầu
Mẹ đi chợ
8.4 Dạng bài tập giúp học sinh có kiến thức và kĩ năng viết câu chia theo mục đích nói:
* Hãy chuyển câu sau thành câu cảm:
- Trời sáng.
- Mẹ đã về rồi.
* Tìm hai câu hỏi có mục đích yêu cầu như:'' Các em có im lặng không?'' và hai câu hỏi có mục đích thể hiện cảm xúc như: '' Thế thì có buồn không cơ chứ?''
8.5 Dạng bài tập giúp học sinh có kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu:
* Chép lại đoạn văn rồi điền các dấu câu vào chỗ thích hợp:
'' Đúng như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thf yếuhợp lại thì mạnhvậy các
con phải biết đùm bọc nhau có hợp quần thìu mới có sức mạnh''
* Điền các dấu câu thích hợp vào các câu sau? Nói rõ tác dụng khác nhau của dấu câu được điền vào ô trống thứ nhất với các ô trống còn lại?
- Từ ngày còn ít tuổi ă tôi đã thích những tranh lợn ă tranh gà o chuột ă ếch ă tranh cây dừa o tranh Tố nữ của làng Hồ.
* Điền các dấu câu thích hợp vào các ô trống sau:
- Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi ă
- Không có gì quý hơn độc lậpo tự do
- Ôi ă con của mẹ dũng cảm quáo
- Hôm qua ă mẹ của bạn mới về phải khôngo
- Bố của cháu đã đi làm rồi ạă
8.6 Dạng bài tập tình huống
* Đến nhà bạn chơi, gặp bố mẹ của bạn em phải nói những gì?
* Đi vào cửu hàng em muốn mua một cuốn truyện, em nói như thế nào với cô bán hàng?
8.7 Dạng bài tập về nghĩa của câu
* Trong những câu sau, câu nào sai nghĩa? Em hãy chữa lại cho đúng?
- Bạn Lan có đôi mắt đen láy.
- Đôi mắt của Hoà mở to như hai hình tròn.
- Mẹ mặc áo này trong như ở tuổi ấu thơ.
- Sáng sáng, khi ông mặt trời bắt đầu nhô lên từ đằng Tây là em tỉnh dậy.
* Em hãy chỉ ra câu không phù hợp trong đoạn văn sau:
'' Đêm ấy, bé Vân sốt cao, phải vào bệnh viện. Em lo lắng nhìn ông bác sĩ già đeo kính trắng, cổ đeo chiếc ống nghe như chiếc vòng bạc. Đêm ấy, Vân thức dậy mấy lần. Khi khám cho Vân đôi mày cứ nhíu lại như nghĩ ngợi điều gì. Còn em thì đã đi ngủ. Cuối cùng đôi mắt ông sáng lên làm mẹ và em bé Vân nhẹ cả người: ''Chắc bị
cảm thôi!Chị cứ yên tâm''.
* Sắp xếp các câu lộn xộn sau cho hợp lý:
'' Đoàn quân hăm hở ra đi trong tiếng chiêng trống rập rình./ Trời vừa rạng sáng./ Theo sau Quốc Toản là vị tướng già và 600 dũng sĩ, nón nhọn, giáo dài./ Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân./ Mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, Quốc Toản ngồi lên con ngựa trắng phau.''
8.8 Bài tập viết đoạn văn.
Ví dụ: Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ: '' Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.'' em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
8.9 Dạng bài tập chữa lỗi dùng từ.
Bài tập chữa lỗi dùng từ đưa ra những câu dùng từ sai, yêu cầu học nhận ra và sữa chữa. Những lỗi dùng từ cần lấy trong chính thực tế hoạt động nói, viết của học
sinh. GV cũng có thể đưa ra những lỗi dự tính HS dễ mắc phải. Bài tập sử dụng từ là bài tập có tính chất từ vựng - ngữ pháp. Để làm được những bài tập này HS không những phải hiểu nghĩa của từ mà còn phải biết cách kết hợp từ, biết viết câu đúng ngữ pháp.
8.10 Dạng bài tập nhận diện
Ví dụ: Tìm trong đoạn văn sau các câu "Ai là gì?'' hoặc "Ai thế nào?"
8.11 Dạng bài tập vận dụng
Ví dụ: Hãy viết một câu có dùng tính từ nói về một người bạn hoặc người thân của em?'', '' Hãy tự đặt một câu để tự hỏi mình".
Phần thứ ba: Kết quả đạt được
Nhờ áp dụng những kinh nghiệm trên trong năm học vừa qua chất lượng sử dụng trong giao tiếp nói và viết của lớp tôi tiến bộ rõ rệt. Đã có nhiều em viết những bài văn hay, có hình ảnh, bước đâù có tính sáng tạo. Số lượng lỗi của học sinh giảm rất nhiều so với đầu năm. Cụ thể tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra vào giữa tháng 4 kết quả như sau:
BảNG THốNG KÊ LỗI NGOàI CÂU ( Bài kiểm tra cuối năm)
Câu không phù hợp với văn bản
Câu lạc chủ đề
Câu trùng lặp
Câu mâu thuẫn nhau
Câu không phù hợp với nhân vật giao tiếp
Câu không phù hợp với phong cách
10 (24.3%)
6( 14.6%)
4( 9.4%)
5( 12.1%)
7(17.0%)
9(21.9%)
Bảng thống kê về ngữ nghĩa và lỗi dùng dấu câu
Câu sai nghĩa
câu không có sự logic về nghĩa
Câu không rõ nghĩa
Câu không dùng dấu câu
Câu dùng sai dấu câu
7(15.2%)
6(13.0%)
8( 17.3%)
15( 32.6%)
10( 21.7%)
Bảng thống kê lỗi cấu tạo ngữ pháp
Câu thiếu chủ ngữ
Câu thiếu vị ngữ
Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ
Câu không xác định thành phần
Câu thừa các thành phần
6(24.0%)
3( 12.0%)
3( 12.0%)
5( 20.0%)
8(32.0%)
Phần thứ tư: Kết luận- Đề xuất
Nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này, chúng tôi đã lấy vai trò ngữ pháp đối học sinh làm căn cứ và đã khảo sát lỗi viết câu trên các bình diện khác nhau: chương trình tài liệu dạy học, khó khăn của giáo viên khi dạy câu, tìm hiểu lỗi viết câu của học sinh, trên cơ sở đó chúng tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhằm khắc phục lỗi viết
câu cho học sinh như sau:
1. Trong quá trình dạy học câu cần chú trọng gắn liền với quá trình sản sinh lời nói và lĩnh hội ngôn bản, đảm bảo mục tiêu của dạy học Tiếng Việt là trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp. Các em phải biết ứng dụng những gì đã được học(lý thuyết) để sử dụng trong cuộc sống và trong học tập. Muốn vậy, trước tiên, người thầy giáo cần xác định một thái độ, một nhận thức đúng đắn về nội dung và mục tiêu của chương trình ngữ pháp ở tiểu học. Cần phải hiểu rằng, chương trình ngữ pháp ở tiểu học mới chỉ giúp các em đi vào khám phá các kiến thức ngữ pháp ở mức sơ giản. Song các kiến thức đó đối với học sinh tiểu học thực sự không đơn giản. Người giáo viên cần có thái độ mềm dẻo, tránh thái độ cứng nhắc, phiến diệnvà
phải biết lựa chọn những ngữ liệu điển hình, chắc chắn khi hình thành bài học, tránh các trường hợp chọn các ngữ liệu mơ hồ, gây nhiều tranh cãi.
2. Người giáo viên nhất thiết phải nắm chắc các nội dung dạy học, các kĩ năng cần trang bị cho học sinh, thấy được các ưu điểm, nhược điểm của chương trình để phát huy những mặt mạnh, những mặt yếu, cần có cái nhìn hệ thống nhất quán các kiến thức cung cấp cho học sinh trong suốt cấp học.
3. Về phương pháp tổ chức dạy học, trước hết cần lấy đặc điểm của học sinh nhỏ tuổi, lấy đặc điểm về trình độ lớp mình để luôn đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức cần nhận diện.
4. Trong quá trình hình thành khái niệm ngữ pháp cho học sinh, nên sử dụng kết quả nghiên cứu lỗi viết câu của học sinh để xây dựng các bài tập phòng ngừa cho các em. Cần để các hiện tượng ngữ pháp khác nhau nhưng dễ bị nhầm lẫn để học sinh phân biệt, như vậy sẽ giúp các em phòng ngừa các lỗi nhận diện và phân tích ngữ pháp. Phòng ngừa các loại lỗi này sẽ hạn chế được tình trạng viết câu sai của học sinh.
5. Bên cạnh sự nổ lực của giáo viên trong quá trình dạy học, nhà trường cần tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên có nhiều tài liệu nói về vấn đề này. Khuyến khích các tổ chuyên môn tổ chức thao giảng các tiết dạy trả bài hoặc các tiết Luyện từ và câu
có nội dung dạy câu để từ đó tìm ra nhiều cách dạy hay và sáng kiến mới.
6. Để động viên và khuyến khích học sinh chú trọng đến việc nói đúng viết hay các nhà trường, các Phòng giáo dục nên tổ chức các cuộc thi sáng tác hoặc thi viết văn hay trong học sinh toàn trường, toàn Huyện.
Nói tóm lại, nâng cao chất lượng dạy học ngữ pháp, hạn chế lỗi viết câu của học sinh, bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - đó không phải trách nhiệm của riêng ai, đúng như lời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: ''... Phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn hai đức tính quý báu của nó là giàu và đẹp, hơn thế nữa là làm sao cho nó càng thêm giàu đẹp. Trường học có trách nhiệm lớn trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt...Tôi nghĩ rằng, chúng ta đặt vấn đề một cách tích cực, chú trọng là nhằm vào nhà trường. Thế hệ tre phải nói và viết tốt hơn chúng ta. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải được coi trọng đúng mức trong sự nghiệp cải cách giáo dục. Không những trong môn văn và trong các môn học khác, phải làm sao dần cho học sinh có ý thức, có trình độ, rồi đi đến thói quen nói, viết đúng tiếng Việt''. ( Bộ Giáo dục-Cục đào tạo
và bồi dưỡng-'' Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt''- NXB Giáo dục)
Quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã phát hiện một số vấn đề về lỗi viết câu của học sinh và đã đề xuất một biện pháp khắc phục nhưng thiết nghĩ, đề tài của tôi không khỏi có những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong bạn bè và các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo góp ý và tiếp tục nghiên cứu đề tài này một cách sâu rộng hơn và triệt để hơn ở các công trình nghiên cứu sau.
Ba Đồn ngày 29 tháng 4 năm 2008
Người viết:
Phạm Thị Diệu Hương
File đính kèm:
- mot so kinh nghiem chua loi viet cau cho HS.doc