Hàng ngày , qua các phương tiện thông tin đại chúng và từ thực tiễn cuộc sống , tôi nhận thấy tình hình đạo đức của thanh thiếu niên nói chung , học sinh nói riêng đang càng ngày xuống cấp nghiêm trọng . Nhiều trẻ em lang thang , thanh thiếu niên hư hỏng , có cả con em của những gia đình giàu có , con em cán bộ . . . tụ tập thành những băng nhóm , nghiện ngập ma tuý , đua xe , trộm cắp . . làm ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội và an ninh trật tự , làm mọi người lo ngại . Đây quả là một vấn đề đáng báo động
5 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4179 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh thống nhất biện pháp giáo dục ý thức đạo đức .
Cho học sinh nhận thức được “Có tài mà không có đức là người vô dụng ”
Thường xuyên kích thích sự rèn luyện ý thức đạo đức cho học sinh ở trường , ở gia đình , ở nơi công cộng , ở xã hội . . .
Tôi chia lớp thành những tổ học tập gồm những em ở gần nhà nhau trong một nhóm để các em giúp đỡ lẫn nhau , cùng học tập và rèn luyện đạo đức .
Tổ chức cho các em tham gia đầy đủ các buổi ngoại khoáđể mở rộng tầm nhận thức , hoà nhập với các bạn , thể hiện các hành vi giao tiếp đúng chuẩn mực với mọi người .
Nghiêm túc trong các buổi sinh hoạt tập thể cuối tuần ở lớp để các em tự nhận xét về mình , nhận xét lẫn nhau . Giáo viên nhận xét tuyên dương , khen thưởng , khuyến khích các em kịp thời .
Để quá trình giáo dục đạo đức dễ dàng và đạt hiệu quả , tôi có các biện pháp giáo dục cụ thể , riêng biệt cho từng đối tượng .
Những trường hợp nghỉ học không có lý do , nói chuyện trong lớp , hằng ngày tôi quan tâm đặc biệt đến các em , lúc có thời gian rỗi thì đến các em để trao đổi , trò chuyện , giúp đỡ các em những việc nhỏ hoặc ngược lại nhờ các em một số việc phù hợp để các em thấy mình được quan tâm , tình cảm cô trò khắng khít hơn , từ đó mà dễ dàng giáo dục .
Các trường hợp trên tôi thường lồng ghép vào các bài học nhỏ có liên quan đến những điều hay , lẽ phải . đôi khi tôi kể những câu chuyện về bản thân mình , kể về những bài học kinh nghiệm trong cư xử , giao tiếp để các em rút thêm kinh nghiệm sống .
Ví dụ : Nghỉ học không lý do là đã vi phạm nội quy Nhà trường , không biết thương cha mẹ vất vả làm ra vật chất để các em ăn học , đúng ra là phải đi học đều và giỏi cơ !
Nói chuyện trong lớp thì làm ảnh hưởng đến việc dạy của cô và việc học của các bạn , việc học của mình .Các em nên vâng lời thầy cô không nói chuyện riêng trong lớp nữa .
Qua một thời gian , các em đã có ý thức không còn đi học muộn hay nghỉ học không lý do , trong lớp cũng bớt nói chuyện . Dần dần các em khắc phục được các biểu hiện lệch chuẩn, có ý thức phấn đấu , vươn lên trở thành học sinh biết vâng lời .
Người thầy phải thường xuyên có những lời khen các em vào những buổi sinh hoạt cuối tuần bằng một tràng vỗ tay rất dài và các bạn cũng động viên các em rất nhiều trong việc hoà nhập vào không khí vui tươi của lớp . Đó là một trong những yếu tố làm cho các em có thái độ tốt hơn .
Trường hợp có những em hay trêu chọc bạn , nói năng thiếu lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi , tôi thường gặp các em sau mỗi giờ học , giờ ra chơi , theo dõi các em những biểu hiện cụ thể , cách ứng xử với từng con người cụ thể. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy các em trêu chọc cho vui , nói chuyện thiếu lễ phép do các em quen miệng do môi trường xung quanh gia đình , hay ở ngay tại nhà cũng không có thói quen chào hỏi . Trường hợp này tôi thường lồng ghép trong mỗi tiết dạy với những bài học nhỏ , thiết thực , thực tế để nhắc nhở , giáo dục các em .
Ví dụ : Trêu chọc bạn , nói chuyện thiếu lễ phép là làm thầy cô và bạn bè xa lánh mình vì cho mình là người xấu , để được thầy cô khen và các bạn yêu quý thì các em nên nói những lời hay , ý đẹp . phải biết dạ thưa , lễ phép . . .
Chào thầy cô , người lớn tuổi thì mới là con ngoan , trò giỏi , một đức tính đáng khen . Cá em đã học bài” Kính mến và biết ơn thầy cô giáo “, cuối bài có câu “ không thầy đố mày làm nên “ , câu nàu ý nói nếu không được thầy cô hay những người lớn tuổi dạy dỗ thì lớn lên không làm được gì cả .
Với cách giáo dục của tôi , các em đã tiến bộ rõ rệt do các em cảm thấy vinh dự khi mình phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi .
Trường hợp các em tinh nghịch , hay đánh nhau , khó dạy bảo , tôi dành thời gian để đến từng gia đình gặp gỡ người nuôi dạy các em . Qua trao đổi đi để thống nhất gia đình hứa sẽ giáo dục nghiêm khắc các em , nhắc nhở bỏ áo vào quần, đeo khăn quàng , có thời gian biểu ở nhà , quan tâm đến việc học tập của con em hơn . Nghiêm khắc với việc tổ chức đánh nhau của các em , còn ở trường phải quan tâm đặc biệt đến các em mọi lúc , mọi nơi để kịp thời nhắc nhở , uốn nắn , xử lí , giáo dục các em .
Ví dụ : Các em đóng thùng , nhìn rất gọn gàng và lịch sự , ai cũng bảo em đó chắc học giỏi và ngoan lắm . Nếu để áo quần luộm thuộm thì người ta bảo chắc em đó chắc chỉ biết đùa nghịch thôi , học hành không ra gì , các em phải biết như thế nhé !
Tụ tập đánh nhau thì sẽ bị nhà trườngvà chính quyền địa phương xử lý , làm ảnh hưởng đến bản thân và gia đình .Hành vi đánh nhau sẽ làm bạn bè ghét và xa lánh mình vì học trò ngoan chẳng ai tham gia gây gổ đánh nhau . Nếu tái phạm hành vi trên thì cuối năm sẽ bị xếp loại hạnh kiểm chưa hoàn thành , bị ở lại lớp thì làm buồn cha mẹ và bạn bè , thầy cô , mà bản thân cũng chẳng vui gì .Do vậy các em phải biết vâng lời , sửa đổi tính tình , nhanh chóng hoà nhập với tập thể để trở thành một học sinh tốt để thầy cô và cha mẹ vui lòng .
Qua một thời gian , tôi thấy các em đã tiến bộ dần , thân thiện với bạn bè hơn , thực hiện các nội quy nhà trường tốt hơn . Tôi đã dùng nhiều biện pháp khen ngợi , tuyên dương em trước tập tập thể lớp để em cảm thấy bản thân được khẳn định hơn , không bao lâu các em cũng đã trở thành một học sinh ngoan như các bạn khác và tôi tin chắc cuối năm em cũng được xếp loại hạnh kiểm tốt .
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nhờ tôi đã nhận thức đúng , theo dõi quan hệ, tìm hiểu tốt , có kế hoạch và biện pháp rèn luyện , giáo dục chặt chẽ , biết kết hợp giữa nhà trường , gia đình và xã hội cộng thêm kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp 5 của tôi nên kết quả đạt được khá tốt .
Tôi thường xuyên qua tâm đến từng đối tượng để giáo dục , day dỗ cho các em từ những học sinh thiếu ý thức , đạo đức kém , học hành lêu lỏng trở thành những học sinh có ý thức đạo đức tốt , học lực đạt loại khá , giỏi , kết quả chung của lớp tiến bộ rất rõ nét , nhất là chất lượng hạnh kiểm
Hạnh kiểm
Hoàn thành tốt
Tỷ lệ
Hoàn thành
Tỷ lệ
Chưa hoàn thành
Tỷ lệ
Đầu năm học
16
76,19 %
3
14,28 %
2
9,52 %
Giữa học kì I
19
90,47 %
1
4,76 %
1
4,76 %
Cuối học kì I
20
95,23 %
1
4,76 %
0
Giữa học kì II
Cả năm
Có được kết quả như trên là nhờ sự uốn nắn , rèn luyện giáo dục kịp thời , đúng lúc của giáo viên . Tôi đã áp dụng các biện pháp nhằm rèn dũa từng hành vi của học sinh với sự kiện trên, thường xuyên , đều đặn . Chính nhờ đó, các em đã hình thành được nề nếp , nhận thức và thực hiện các hành vi một cách đúng chuẩn , trở thành những thói quen tốt , những kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc học tập và giao tiếp .
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ kết quả trên tôi đã rút một số kinh nghiệm cụ thể về giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh lớp 5 như sau :
Giáo dục học sinh phải khéo léo , mềm mỏng , công bằng nhưng phải rất kiên quyết , lời nói đi đôi với việc làm với sự mẫu mực tạo cho các em niềm tin trong quá trình giáo dục nhân cách .
Phải theo dõi , tìm hiểu và phải có kế hoạch , biện pháp cụ thể để rèn luyện giáo dục kịp thời , đúng lúc với từng đối tượng học sinh . đặt ra mục tiêu cụ thể đối với từng học sinh . Không rầy la tập thể lớp một cách chung chung , đại khái mà phải áp dụng từng biện pháp theo tình hình thực tế , phù hợp với kinh nghiệm sống và phải đi sâu sát , tháo gỡ từng khó khăn một .
Phân ra từng loại hạnh kiểm của lớp mình , xếp các em ngoan ngoãn ngồi xen kẽ với các em có ý thức đạo đức kém , phân công bạn tốt giúp đỡ bạn chưa tốt về mọi mặt .
Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội để có biện pháp giáo dục tốt nhất . Lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho học sinh không phải ở môn đạo đức mà ở tất cả các môn học khác , trong giờ sinh hoạt lớp , sinh hoạt đầu tuần .
Tôi luôn kiên trì , nhẫn nại , luôn tâm niệm tất cả vì học sinh thân yêu , phải thật sự yêu thương , gần gũi , gắn bó tạo sự cảm mến của các em , luôn giúp đỡ học sinh , coi các em như con em trong gia đình mình .
Người thầy phải giản dị , trong sáng , chuẩn mực trong công tác ,trong mọi lĩnh vực . Xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo , hết lòng yêu mến trẻ .
Phải tin tưởng là công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh sẽ thành công tốt đẹp .
Trên đây tôi mạnh dạn trình bày vài ý kiến xung quanh vấn đề giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh lớp 5 . Kính mong được các cấp lãnh đạo đánh giá và xem xét , bản thân tôi xin tiếp thu và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . Xin chân thành cảm ơn
Đơn Dương , ngày 4 tháng 12 năm 2007
Người thực hiện
Huỳnh Kim Hồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Giáo dục học ( Nhà xuất bản : Đại học quốc gia Hà Nội )
2. Tâm lí học ( Nhà xuất bản : Đại học quốc gia Hà Nội )
3. Báo giáo dục thời đại
File đính kèm:
- Giai phap vo ich .doc