Hiện nay giáo dục nước nhà đang đứng trước những thách thức rất lớn – những thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới giáo dục, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới toàn diện, triệt để. Điều này được thể hiện cụ thể ở nghị quyết TW IV khóaVII: “ Phải xác định mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoach, nội dung, phương pháp dạy và học ở tất cả các bậc học cấp học. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” và đến đại hội IX, Đảng chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học”.
20 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp trong việc dạy phân môn tập làm văn - Chương trình Tiểu học mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo. Chỉ đạo và triển khai tốt các văn bản của Bộ, Sở, Phòng về đổi mới phương pháp dạy học, quản lý chặt chẽ, chỉ đạo chuyên môn sát sao, tổ chức các chuyên đề giảng dạy, tập chung bồi dưỡng, nâng cao phương pháp giảng dạy ở tất cả các bộ môn, nhất là phân môn tập làm văn ở lớp 4. Xây dựng giáo viên nòng cốt làm công tác chuyên môn.
Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục phối kết hợp với phụ huynh quản lý việc học tập ở nhà của con em, mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập để các em học tập tốt.
2. Khó khăn:
+ Về phía giáo viên : Một số giáo viên chưa nhận thức đúng vai trò của môn tập làm văn trong việc hình thành tư duy, khả năng giao tiếp đối học sinh.
- Do điều kiện thời gian nhiều giáo viên chưa đầu tư sâu, kỹ để hình thành kỹ năng viết Văn cho các em dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao.
- Chưa chú trọng đến sự kết hợp giữa dạy tập làm văn với dạy học các môn học khác.
+ Về phía học sinh:
- Một số em chưa tập trung sự chú ý trong giờ học.
- Nhiều em chưa chăm học, chưa có ý thức học bài thường xuyên.
II- Thực trạng của việc dạy tập làm văn lớp 4 ở trường tiểu học xuân đài - Tân Sơn.
Năm học 2005-2006 là năm học đầu tiên của chương trình thay sách lớp 4, nhưng giáo viên và học sinh đã tiếp cận từ năm 2002-2003. Để đạt được tối ưu mục đích yêu cầu của một tiết dạy tập đọc, người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình SGK mới cũng như quan điểm của tác giả khi viết sách. Đồng thời phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua đó người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức tiết học sao cho hợp lý để tiết học đạt hiệu quả cao.
Đây là cả một vấn đề lớn đối với đội ngũ giáo viên lớp 4 nói chung và giáo viên trường tiểu học Xuân Đài nói riêng. Hiện nay khó khăn lớn nhất của giáo viên là việc thực hiện tiết dạy theo hướng đổi mới PPHD, tổ chức các hoạt động cho học sinh làm sao tất cả các em đều được tham gia tích cực vào các hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể..... Đồng thời phải khích lệ được tinh thần học tập của các em và phát huy hết tính ưu việt của SGK mới. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, sự chuyên tâm, cũng như tinh thần tự học tự rèn luyện, tự đổi mới trong những suy nghĩ của mỗi giáo viên và tập thể sư phạm. Qua dự giờ trao đổi với 3 đồng chí giáo viên dạy lớp 4 của trường tiểu học Xuân Đài, tôi thấy một số ưu điểm nổi bật đó là các đồng chí giáo viên đều được tham gia vào lớp tập huấn thay sách giáo khoa do phòng giáo dục Thanh Sơn tổ chức và các đồng chí đều có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và đặc biệt là việc thực hiện phương pháp đổi mới dạy học, các đồng chí thực hiện khá tốt. Song bên cạnh đó vẫn không tránh khỏi những tồn tại cần được khắc phục. Để tìm hiểu sâu hơn về tình hình giảng dạy phân môn tập đọc chúng tôi đã tìm hiểu về công tác chuẩn bị (Bài soạn, đồ dùng dạy học, lựa chọn phương pháp) và dự giờ 2 tiết:
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy :
Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, đi đúng các bước, đúng đặc trưng bộ môn, đi sâu vào truyền đạt nội dung bài học cho các em. Như đã nói ở trên, giáo viên còn mải mê “ Tìm hiểu nội dung đề bài” .
Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên bên cạnh những thành tích đã đạt được đáng được ghi nhận thì thực trạng dạy phân môn Tập làm văn lớp 4 chương trình SGK mới còn nhiều bất cập. ở nhiều địa phương miền núi Tân Sơn nói chung và nhất là ở trường tiểu học Xuân Đài nói riêng.
CHương III
Tổng kết và rút ra những biện pháp
trong việc dạy học phân môn tập làm văn lớp 4
chương trình tiểu học mới.
Qua những năm tháng học tập, nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, cụ thể là phân môn tập làm văn và qua điều tra thực tế của trường tiểu học Xuân Đài - Tân Sơn – Phú Thọ. Vấn đề dạy phân môn tập làm văn lớp 4. Đề tài đề xuất các biện pháp đổi mới dạy học phân môn tập làm văn lớp 4 như sau để các đồng nghiệp tham khảo:
I. Đề xuất biện pháp:
1. Bồi dưỡng nhận thức về tư tưởng đội ngũ giáo viên và học sinh:
Bồi dưỡng nhận thức về tư tưởng đội ngũ giáo viên về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh là một trong những việc làm cần thiết và quan trọng. Thông qua hội đồng sư phạm giáo viên phải được học tập các nội dung như:
Mục tiêu giáo dục tiểu học, định hướng phát triển đào tạo 2001-2010 các tài liệu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học.
Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học hỏi kinh nghiệm một số trường là điểm sáng trong việc đổi mới phương pháp dạy học vì qua thực tế giúp cho giáo viên có quan niệm đúng đắn về phương pháp dạy học mới.
2. Kết hợp sử dụng thiết bị dạy học với từng bài học:
Giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, có như vậy học sinh mới có hứng thú học tập chất lượng hiệu quả.
3. Tăng cường việc đọc sách ở thư viện nhà trường – ở nhà.
Trong giờ tập đọc kết hợp cho học sinh đọc theo nhóm, thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện để động viên khích lệ các em đọc tốt hơn.
4. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh:
Là một trong những điểm quan trọng giúp học sinh từng bước giải quyết những vấn đề còn thiếu sót trong qua trình học tập. Giáo viên trao đổ cặn kẽ với cha mẹ những em học yếu để phối kết hợp giúp học sinh tiến bộ.
II- Xây dựng quy trình dạy phân môn tập làm văn ở lớp 4
1. Quy trình:
Căn cứ vào mục tiêu môn Tiếng Việt, căn cứ nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4 ( Chương trình tiểu học mới) cũng như những cơ sở lý luận đã nêu ở trên và khả năng thực hiện của học sinh chúng tôi đã thống nhất đưa ra quy trình tập làm văn như sau:
Bước 1: ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số.
- ổn định nề nếp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ.
Bước 3: Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu ví dụ:
c) Ghi nhớ:
d) Luyện tập:
Bước 4: Củng cố dặn dò
* Kết quả khảo sát lần 1:
Lớp
Tổng số học sinh
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
4H
2
0
0
1
50
1
50
So với các phân môn khác của Tiếng Việt thì phân môn tập làm văn là một phân môn khó, vì vậy giáo viên thì rất ngại dạy phân môn này và học sinh cũng yêu thích phân môn tập làm văn trong một thời gian học tập tôi khảo sát thực trạng học sinh lớp tôi thấy kết quả như sau:
* Kết quả khảo sát lần 2:
Lớp
Tổng số học sinh
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
4H
2
0
0
2
100
Phần III : Kết luận và kiến nghị
I- Kết luận:
Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới để xây dựng đất nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Đảng ta đã nêu rõ con đường đổi mới mạnh mẽ các phương pháp giáo dục khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của học sinh, phát triển mạnh phong trào tự học, tự rèn, tự đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Như vậy trong quá trình học tập đòi hỏi mỗi người phải biết tự học, tự tìm tòi sáng tạo trong thực tế kết hợp lý thuyết với thực hành. Đó là cả một quá trình phấn dấu không ngừng của thầy và trò trường tiểu học Xuân Đài.
Bàn về phương pháp dạy học có nhà hiền triết khẳng định (Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa ).Muốn thắp sáng lên ngọn lửa đó thì đội ngũ các thầy cô giáo phải không ngừng rèn luyện, trau rồi chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu tìm tòi hiểu biết phối hợp vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học để giờ dạy thành công.
Từ những cơ sở lý luận áp dụng vào thực tiễn nhà trường, trường tiểu học chứng tỏ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là biện pháp tích cực khoa học.Việc đổi mới phương pháp đó nhằm nâng cao chất lượng dạy –học, nó làm cho mỗi giáo viên, mỗi học sinh năng động hơn, tự tin hơn.
Trong thời gian giảng dạy tôi đã tiến hành tìm hiểu quy trình dạy phân môn tập làm văn lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, được sự cộng tác chặt chẽ của BGH nhà trường, tổ chức chuyên môn, tập thể giáo viên, tôi đã thu được kết quả tốt, thực hiện quy trình này học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhiều điểm khá giỏi hơn, thực hiện gìơ dạy này hiệu quả cao hơn, giáo viên không bị mệt mỏi vì nói nhiều. Tuy nhiên, khi thực hiện giáo viên phải có sự chuẩn bị bài kỹ càng, phải là người hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Và học sinh phải tích cực học tập để tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo.
II. Kiến nghị:
Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhất là các vùng nông thôn miền miền núi vùng sâu vùng xa.
Chăm lo thật tốt đời sống tinh thần, vật chất cho đội ngũ giáo viên.
Cán bộ quản lý nhà trường cần được bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.
Xuân Đài, ngày 25 tháng12 năm 2007
Người thực hiện
Hà Thị Mai Hoa
Mục lục
Trang
Phần I : mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích – nhiệm vụ của đề tài.
1. Mục đích
2. Nhiệm vụ
III. Phương pháp nghiên cứu
IV. Đối tượng nghiên cứu
Phần II- Nội dung
Chương I: Những cơ sở khoa học trong việc dạy phân mô tập làm văn lớp 4 .
Chương II: Thực trạng dạy phân môn Tập làm văn lớp 4 ở trường Tiểu học Xuân Đài– Tân Sơn – Phú Thọ
Chương III: Tổng kết và rút ra những biện pháp trong việc dạy phân môn Tập làm văn lớp 4 chương trình Tiểu học mới.
I. Đề xuất biện pháp.
II. Xây dựng quy trình dạy phân môn tập làm văn ở lớp 4
Phần III: kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
1. Tiếng việt 4 ( Tập 1, tập 2)
Nhà xuất bản Giáo dục
2. Tiếng việt – Sách giáo viên 4( Tập 1, tập 2)
Nhà xuất bản Giáo dục
3. Đảng cộng sảnVIệt Nam- chiến lượcphát triển GD-ĐT 2001-2010
4. Nghị quyết TW IV khóa VIII.
5. Nghị quyết BCH TW khóa VIII.
6. Luật giáo dục NXB chính trị quốc gia Hà nội năm1998.
7. Luật phổ cập giáo dục.
8. Điều lệ trường học.
NXB GD
9. Nguyễn Kế Hào- Nguyễn Hữu Dũng - Đổi mới nội dung phương pháp dạy học ở tiểu học,
NXB GD 1998
10. Đỗ Đình Hoan – Hỏi đáp đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.
NXB GD 1996
11. GSTS – Lê Phương Nga- dạy tập đọc ở tiểu học huyện Thanh Sơn.
NXBGD 2001.
File đính kèm:
- SKKN Mon Tieng Viet lop 4.doc