Đề tài Một số biện pháp trong việc dạy phân môn Tập đọc lớp 4 - Chương trình Tiểu học mới

Hiện nay giáo dục nước nhà đang đứng trước những thách thức rất lớn – những thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới giáo dục, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới toàn diện, triệt để. Điều này được thể hiện cụ thể ở nghị quyết TW IV khóaVII: “ Phải xác định mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoach, nội dung, phương pháp dạy và học ở tất cả các bậc học cấp học. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” và đến đại hội IX, Đảng chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học”.

 

doc21 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp trong việc dạy phân môn Tập đọc lớp 4 - Chương trình Tiểu học mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng tích cực hóa hoạt động của học sinh là một trong những việc làm cần thiết và quan trọng. Thông qua hội đồng sư phạm giáo viên phải được học tập các nội dung như: Mục tiêu giáo dục tiểu học, định hướng phát triển đào tạo 2001-2010 các tài liệu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học. Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học hỏi kinh nghiệm một số trường là điểm sáng trong việc đổi mới phương pháp dạy học vì qua thực tế giúp cho giáo viên có quan niệm đúng đắn về phương pháp dạy học mới. 2. Cải tiến phương pháp luyện đọc: Luyện kỹ năng đọc cho học sinh giáo viên phải quan tâm đến cả hai hình thức ( đọc thành tiếng, đọc thầm) nhằm giúp cho từng cá nhân đạt được yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn học. Muốn vậy giáo viên cần đọc như sau: + Luyện đọc thành tiếng: Luyện đọc nói tiếp theo đoạn. 100% số học sinh trong lớp phải thực hiện tham gia luyện đọc nối tiếp nhau trong đoạn vì luyện đọc như vậy bắt các em phải chú ý vào bài thì mới đọc nối tiếp theo bạn được, qua đó sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học. + Luyện đọc thầm: Dựa vào yêu cầu đề ra mỗi lớp giáo viên luyện kỹ năng đọc thầm cho học sinh với những cách làm thích hợp. Điều quan trọng là giáo viên phải kiểm tra đánh giá kết quả đọc thầm của học sinh để giúp đỡ và uấn nắn. 3. Tổ chức trò chơi, học nhóm: Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi có hiệu quả thông qua việc tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi, cuộc thi nhỏ là yêu cầu cần thiết trong họat động dạy học ở tiểu học và đặc biệt là phân môn tập đọc. 4. Kết hợp sử dụng thiết bị dạy học với từng bài học: Giáo viên phải sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, có như vậy học sinh mới có hứng thú học tập chất lượng hiệu quả. 5. Tăng cường việc đọc sách ở thư viện nhà trường – ở nhà. 6. Tổ chức các cuộc thi kể chuyện, đọc sách. Trong giờ tập đọc kết hợp cho học sinh đọc theo nhóm, thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện để động viên khích lệ các em đọc tốt hơn. 7. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh: Là một trong những điểm quan trọng giúp học sinh từng bước giải quyết những vấn đề còn thiếu sót trong qua trình học tập. Giáo viên trao đổ cặn kẽ với cha mẹ những em học yếu để phối kết hợp giúp học sinh tiến bộ. II- Xây dựng quy trình dạy phân môn tập đọc ở lớp 4 1. Quy trình: Căn cứ vào mục tiêu môn Tiếng Việt, căn cứ nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4 ( Chương trình tiểu học mới) cũng như những cơ sở lý luận đã nêu ở trên và khả năng thực hiện của học sinh chúng tôi đã thống nhất đưa ra quy trình tập đọc như sau: Bước 1: ổn định tổ chức. - Kiểm tra sĩ số. - ổn định nề nếp Bước 2: Kiểm tra bài cũ. - Cho học sinh đọc lại bài tập đọc đã học. - Kết hợp hỏi nội dung bài ( ý nghĩa của bài). Bước 3: Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : - GV ( học sinh) chia đoạn của bài. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn + Kết hợp luyện từ khó và hiểu nghĩa của từ. - Luyện đọc theo cặp hoặc nhóm. - Thi đọc trước lớp hoặc cặp nhóm. - Giáo viên đọc mẫu. c) Tìm hiểu bài: Luyện đọc hiểu trả lời câu hỏi SGK. - Rút ra ý nghĩa (Nội dung) của bài. Bước 4: Luyện tập thực hành: - Giáo viên hứong dẫn học sinh đọc diễn cảm. - Học sinh luyện đọc phân vai. - Thi đọc diễn cảm. Bước 5: Củng có dặn dò: 2. Thiết kế giáo án mẫu: áp dụng quy trình trên thông qua BGH nhà trường và tổ chuyên môn đã tiến hành cho tất cả các giáo viên khối lớp 4 thảo luận và xây dựng 2 giáo án mẫu theo hướng đổi mới dựa trên nội dung cụ thể của từng bài: Tiết 1: Bài : Thưa chuyện với mẹ Tiết 2: Bài : Văn hay chữ tốt. 3. Thể hiện nhiệm vụ dạy thử nghiệm: Sau khi nghiên cứu kỹ chương trình, tôi đã lựa chọn nội dung dạy bài “Thưa chuyện với mẹ”. Việc lựa chọn bài thực nghiệm có tầm quan trọng rất lớn, nó quyết định nội dung dạy có phù hợp vào vấn đề thực nghiệm hay không. Khi dạy toàn thể giáo viên trong trường tham dự đầy đủ tiết dạy mẫu để tìm ra dấu hiệu bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy tập đọc. Phù hợp với chương trình SGK mới ( lớp 4) để đánh giá và rút ra kinh nghiệm. * Đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy: Về phía giáo viên: Giáo viên nắm vững kiến thức đi đúng quy trình tiết học, phong thái tự tin, chững trạc, giáo viên bao quát được tất cả đối tượng học sinh. Bài diễn ra sinh động, nhẹ nhàng, thoải mái hoạt động của thầy và trò phù hợp với nội dung, phương tiện điều kiện cụ thể của lớp học. Về phía học sinh: Có kỹ năng đọc đúng, đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm tốt thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung của nhân vật. Học sinh đọc hiểu nội dung của bài và rút ra được ý nghĩa của câu truyện nghề nghiệp nào cũng đáng quý. Học sinh biết nhận xét đánh giá kết quả của bạn mình. Học sinh hoạt động tích cực trong việc tìm tòi lĩnh hội kiến thức, thực hiện các yêu cầu của giáo viên một cách tự tin. Qua tiết dạy 100% số giáo viên đều khẳng định các tiết dạy thành công và nhất trí rằng dạy học theo hướng tích cực hóa của học sinh hoàn toàn áp dụng vào thực tiễn của nhà trường. 4. Dạy thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 4A và lớp 4B nhằm kiểm chứng và tạo niềm tin cho giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học. Lớp 4A: Dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Dạy bài : Thưa chuyện với mẹ. Lớp 4B: Dạy theo phương pháp truyền thống. Dạy bài: Văn hay chữ tốt. Các tiết dạy đều được bố trí một cách hợp lý để cho toàn bộ giáo viên tham dự đánh giá và rút kinh nghiệm. Sau tiết dạy đều được khảo sát theo nội dung bài học và kết quả đạt được như sau: * Kết quả về đọc: Lớp Tổng số học sinh Hình thức tham gia Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS % 4 A 16 Thực nghiệm 5 31,2 4 25 7 37,6 1 6,2 4 B 16 Đối chứng 4 25 5 31,2 6 37,8 1 6,2 * Kết quả tìm hiểu bài: Để đánh giá kết quả tìm hiểu bài của học sinh, chúng tôi đã ra câu hỏi và bài tập như sau: Lớp 4A kiểm tra bằng phiếu học tập với câu hỏi: Em có biết gì về cách trò chuyện của 2 mẹ con ? (cách xưng hô, cử chỉ trong khi trò chuyện). Lớp 4B: Chúng tôi dùng câu hỏi trong SGK để kiểm tra học sinh về tìm hiểu bài, bổ xung câu hỏi bằng phiếu. Em hãy cho biết Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào? Lớp Tổng số học sinh Hình thức tham gia Xếp loại Giỏi Khá TB Yếu TS % TS % TS % TS % 4A 16 Thực nghiệm 7 43,7 7 43,7 2 12,6 0 0 4B 16 Đối chứng 6 37,5 6 37,5 4 25 0 0 Phần V : Kết luận và kiến nghị I- Kết luận: Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới để xây dựng đất nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Đảng ta đã nêu rõ con đường đổi mới mạnh mẽ các phương pháp giáo dục khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của học sinh, phát triển mạnh phong trào tự học, tự rèn, tự đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Như vậy trong quá trình học tập đòi hỏi mỗi người phải biết tự học, tự tìm tòi sáng tạo trong thực tế kết hợp lý thuyết với thực hành. Đó là cả một quá trình phấn dấu không ngừng của thầy và trò trường tiểu học Tam Thanh. Bàn về phương pháp dạy học có nhà hiền triết khẳng định (Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa).Muốn thắp sáng lên ngọn lửa đó thì đội ngũ các thầy cô giáo phải không ngừng rèn luyện, trau rồi chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu tìm tòi hiểu biết phối hợp vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học để giờ dạy thành công. Từ những cơ sở lý luận áp dụng vào thực tiễn nhà trường, trường tiểu học chứng tỏ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là biện pháp tích cực khoa học.Việc đổi mới phương pháp đó nhằm nâng cao chất lượng dạy - học, nó làm cho mỗi giáo viên, mỗi học sinh năng động hơn, tự tin hơn. Trong thời gian giảng dạy tôi đã tiến hành tìm hiểu quy trình dạy phân môn tập đọc lớp 4 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, được sự cộng tác chặt chẽ của BGH nhà trường, tổ chức chuyên môn, tập thể giáo viên, tôi đã thu được kết quả tốt, thực hiện quy trình này học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhiều điểm khá giỏi hơn, thực hiện gìơ dạy này hiệu quả cao hơn, giáo viên không bị mệt mỏi vì nói nhiều. Tuy nhiên, khi thực hiện giáo viên phải có sự chuẩn bị bài kỹ càng, phải là người hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Và học sinh phải tích cực học tập để tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo. II. Kiến nghị: Động viên học sinh mua đủ sách giáo khoa. Nhà trường có đủ sách tham khảo cho giáo viên và học sinh về môn Tiếng việt. Tổ chức các chuyên đề về kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh về môn Tiếng việt. Tổ chức nhiều cuộc thi về văn học cho giáo viên và học sinh như: + Thi kể chuyện đọc sách theo chủ đề. + Tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ. Tam Thanh, ngày 17 tháng 11 năm 2007 Người thực hiện Trương Thị Hoà Tài liệu tham khảo 1. Tiếng việt 4 ( Tập 1, tập 2) Nhà xuất bản Giáo dục 2. Tiếng việt – Sách giáo viên 4( Tập 1, tập 2) Nhà xuất bản Giáo dục 3. Đảng cộng sảnViệt Nam- chiến lượcphát triển GD-ĐT 2001-2010 4. Nghị quyết TW IV khóa VIII. 5. Nghị quyết BCH TW khóa VIII. 6. Luật giáo dục NXB chính trị quốc gia Hà nội năm1998. 7. Luật phổ cập giáo dục. 8. Điều lệ trường học. NXB GD 9. Nguyễn Kế Hào- Nguyễn Hữu Dũng - Đổi mới nội dung phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB GD 1998 10. Đỗ Đình Hoan – Hỏi đáp đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. NXB GD 1996 11. GSTS – Lê Phương Nga- dạy tập đọc ở tiểu học huyện Thanh Sơn. NXBGD 2001. Mục lục Trang Phần I : mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích – Nhiệm vụ của đề tài. 1. Mục đích 2. Nhiệm vụ III. Phương pháp nghiên cứu IV. Đối tượng nghiên cứu Phần II- Nội dung Chương I: Những cơ sở khoa học trong việc dạy phân môn tập đọc lớp 4 . Chương II: Thực trạng dạy phân môn Tập đọc lớp 4 ở trường Tiểu học Tam Thanh – Tân Sơn – Phú Thọ Chương III: Tổng kết và rút ra những biện pháp trong việc dạy phân môn Tập đọc lớp 4 chương trình Tiểu học mới. I. Đề xuất biện pháp. II. Xây dựng quy trình dạy phân môn tập đọc ở lớp 4 Phần III: kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo

File đính kèm:

  • docSKKNRen do cho HS lop 4.doc