Đề tài Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn mĩ thuật

Môn mĩ thuật trong Trường tiểu học nhằm hình thành những yếu tố cơ bản ban đầu của giáo dục thẩm mĩ, tạo cơ sở tiền đề cho học sinh học tiếp ở các cấp học sau và ước mơ cao hơn trong chuyên ngành mĩ thuật.

 Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở tôi nhận thấy rằng: Đa phần các em rất thích môn vẽ, nhưng các em có năng khiếu và yêu thích thật sự thì chưa nhiều, học sinh không yêu thích thì việc tập trung khai thác nội dung, thực hành làm bài tập.rất qua loa, hời hợt, nếu có làm thì mang tính đối phó, vì tinh thần chưa tự nguyện dẫn đến hiệu quả môn học chưa cao: bài vẽ sơ sài, cẩu thả. Một bộ phận các em chưa có kĩ năng thực hành vẽ, nét vẽ khô cứng, rụt rè.dẫn đến thiếu tự tin, chán nản.

 Trước thực tiễn đó tôi đã băn khoăn, suy nghĩ, làm thế nào để các em hứng thú, yêu thích môn học mà mình phụ trách, đồng thời giúp các em có được kĩ năng thực hành vẽ để nâng dần chất lượng giảng dạy góp phần thành công kế hoạch năm học .

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3898 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là chính? Đâu là phụ? (Ca sĩ là chính, vũ đoàn là phụ cho ca sĩ). Qua liên hệ chứng minh tôi thấy học sinh rất vui hăng hái tích cực, đồng thời hiểu được mảng chính là trọng tâm, mảng phụ hỗ trợ mảng chính. * Ví dụ: Khâu vẽ màu làm nổi bật mảng chính: Thực tế học sinh yếu, trung bình không quán xuyến được màu, có mảng chính màu mờ nhạt, qua loa, mảng phụ thì nổi bật rực rở. Tôi lại liên hệ Tây Du Ký để gợi ý cho học sinh nam. + Bài của em yêu quái nổi bật hơn Ngộ Không. Tôi thấy em đó vừa cười vừa điều chỉnh lại màu. Đối với học sinh nữ thì: + Vũ đoàn và ca sĩ ai là chính? ( ca sĩ ) + Vậy ca sĩ trang điểm ăn mặc lu mờ hơn vũ đoàn có được không?( Không: Ca sĩ phải làm nổi hơn vũ đoàn). * Ví dụ: Khâu vẽ hình: Trong các bài thực hành mĩ thuật có thể nói phần vẽ hình người đang họat động là khó nhất đối với học sinh. Ở học sinh yếu quẹt sơ sài rồi vẽ hình cây, hình nhà (mảng phụ). Để động viên phân tích: “ Cái hay của diễn viên là diễn thành công nhân vật trong phim, tính cách của Tôn Ngộ Không, tính cách nhà sư Đường Tăng thế nào thì diễn viên phải nghiên cứu để diễn. Còn chúng ta là mĩ thuật phải hình dung đúng nhân vật thế nào để vẽ cho đẹp”. Qua phân tích tôi thấy học sinh yếu vẽ lại hình bỏ dở, em khá thì tiếp tục tìm dáng. - Theo bài bản thì hình của mảng chính ( hay họa tiết chính) phải to hơn mảng phụ. Thế nhưng học sinh cũng thường quên, vẽ mảng chính nhỏ bé, hình ở mạng phụ thì to lớn, tôi gợi ý: “Nếu đạo diễn chọn diễn viên đóng vai Sơn Tinh và lính hầu thì chọn diễn diên nào to lớn hơn? (Vai Sơn Tinh )vì sao? ( Sơn Tinh là người hùng, là vai chính). 3- Gợi ý về phong cách: Biết rằng mĩ thuật ở trường phổ thông không nhằm đào tạo học sinh thành họa sĩ nhưng gợi ý phong cách nghệ sĩ (họa sĩ) cũng tạo cho các em yêu thích môn học. * Khi tổ chức làm việc nhóm tổ, hay nhóm sản phẩm, tôi gợi ý học sinh và đặt tên nhóm gần với môn học như: Nhóm Cọ vàng, Mùa thu vàng, hay tên họa sĩ Việt Nam : Nhóm Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc vân... các điều đó đã góp phần tác động đến hưng phấn, cảm xúc của các em khi tham gia tiết học tích cực hơn. 4– Thị phạm thao tác: Đủ đồ dùng dạy học trực quan đẹp, khoa học vẫn chưa đủ. Theo sư phạm mĩ thuật thì phương pháp thị phạm ít được sử dụng thường xuyên trên bảng lớp vì mất thời gian. Vì thế tôi phải rèn luyện rất nhiều theo yêu cầu bài dạy. * Thường tôi thị phạm ở hoạt động hướng dẫn cách vẽ ở bảng, hoặc học sinh thực hành (ở giấy nháp), vừa vẽ vừa hướng dẫn các em về cách cầm bút, mạnh bạo phát nét liền mạch... Ví dụ: Những bài vẽ theo mẫu: Phần vẽ khung hình chỉ phác 4 đường chì thì ra một khung hình, thao tác nhanh gọn, dứt khóat, nét vẽ phóng khoáng mạnh bạo đúng khung hình của mẫu (khung hình không cần thẳng như kẻ thước). Tôi thấy học sinh hăng hái phác chì mạnh, nhưng rất ít em làm tốt vì chưa quen- điều này cần thời gian thực hành nhiều. * Ở bài vẽ tranh: Những dáng hoạt động phức tạp của con người học sinh không được nhờ thầy vẽ hộ, mà sư phạm mĩ thuật thì không cho phép giáo viên vẽ dùm toàn dáng. Để thựchiện những tình huống này đòi hỏi giáo viên phải cứng về hình. Thường tôi vẽ những nét sườn cơ bản 50-60% của dáng, khúc chiết theo hoạt động của nhân vật. Thực hiện 1 lần nhanh, lần sau chậm cho học sinh xem. Tôi thấy học sinh cuốn hút để quan sát thao tác, khi thực hiện bài của mình các em bạo tay tích cực hơn.Tôi thấy học sinh thích thú tìm ra những nét còn lại để hoàn chỉnh hình. III. KẾT QUẢ Tuy trong điều kiện thời gian thực nghiệm còn chưa nhiều, song qua quá trình dạy học, nghiên cứu và vận dụng các biện pháp trên, bản thân tôi đã thấy được sự thay đổi rõ ràng trong thái độ, động cơ học tập của học sinh (với hầu như 100% học sinh đều rất ham thích học môn mĩ thuật). Về kĩ năng thực hành của đa số các em học sinh đều được cải thiện; về thái độ tình cảm, phong cách cũng như kĩ thuật vẽ, nét vẽ được phóng khoáng, tự tin, thao tác có phần nhanh hơn nhiều... Kết quả học tập môn mĩ thuật của học sinh ở tất cả các lớp tại trường mình đang dạy đều được nâng lên rõ rệt, đến thời điểm hiện tại (cuối kì 1- năm học 2010-2011) tỉ lệ học sinh đạt hoàn thành là 100% ,trong đó có nhiều em thể hiện khá rõ nét về năng khiếu riêng của mình (gần 10% đạt loại A+). IV. KẾT LUẬN CHUNG - Lịch sử mĩ thuật cho thấy: Nhiều danh họa nổi tiếng khởi đầu từ đam mê nghệ thuật. Việc tạo hứng thú để học sinh yêu thích môn học mĩ thuật là cần thiết, là tạo ra tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc. Học sinh yêu thích môn mĩ thuật là cơ sở tiền đề cho chất lượng, kết quả học tập trong nhà trường , là thắp sáng cho trẻ những ước mơ trở thành họa sĩ, kiến trúc sư, thiết kế thời trang...trong ngày mai. - Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học. - Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh. - Phải có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em. - Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, phương pháp thích hợp, không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các em yêu thích môn học và học tốt hơn. - Trong tiết học luôn tạo không khí vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút lòng say mê của các em đối với tiết học, môn học. - Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát. - Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp. - Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học mới, hay hơn. - Đầu tư đưa ƯDCNTT nhiều vào môn Mĩ thuật như: Các phần mềm vẽ, băng đĩa, giảng dạy trên bài giảng PowerPoint ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao. * Bài học kinh nghiệm: Từ thực tế giảng dạy, từ kết quả thiết thực tôi rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân: - Trên tiết học phải tạo được không khí tiết học thoải mái, hấp dẫn để học sinh có thái độ học tự nguyện, không gò bó. - Nghiên cứu chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trực quan khoa học, hấp dẫn, đúng lúc, kịp thời. - Trau dồi ngôn ngữ để gợi ý, phân tích nội dung cô đọng mang tính định hướng. - Rèn luyện, giữ gìn kĩ năng sư phạm, người dạy phải thật sự có kĩ năng thực hành thao tác vẽ để làm hấp dẫn học sinh. - Nghiên cứu tham khảo các ngành nghệ thuật khác (điện ảnh, sân khấu…) để liên hệ chứng minh, phân tích. - Theo sát trào lưu khuynh hướng nghệ thuật đương đại để có cách nhìn tư duy phù hợp với linh hồn mỗi bức tranh của học sinh ở thời đại mới. V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: - Để đáp ứng được nền giáo dục hiện đại, ngành giáo dục, nhà trường cần cung cấp cho bộ môn mĩ thuật những đồ dùng dạy học mà tại cơ sở trường, địa phương còn thiếu như: + Tranh phiên bản của các họa sĩ để thực hiện ở các bài vẽ tranh và bài thường thức mĩ thuật (hiện nay tại thư viện còn thiếu rất nhiều). + Mẫu vật, vật thật, phòng học mĩ thuật đúng qui cách để dạy tốt các bài vẽ mẫu, thực hành của HS... * Trong điều kiện nghiên cứu và vận dụng thực nghiệm đề tài tại cơ sở của bản thân tôi với thời gian cũng chưa nhiều, chắc hẳn nội dung đề tài sẽ chưa được đầy đủ, chặt chẽ. Rất mong được sự đồng tình và đóng góp của quí thầy cô giáo. Đại Sơn, ngày 19 tháng 1 năm 2011. Người thực hiện. GV-Nguyễn Thăng Trung. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO. -Mĩ thuật và phương pháp dạy-học Mĩ thuật ở tiểu học Thạc sĩ Nguyễn Lăng Bình - năm 2005 MỤC LỤC Nội dung Trang I.Đặt vấn đề 1 1.Lí do chọn đề tài. 1 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1 3.Cơ sở lí luận. 1 4.Cơ sở thực tiễn. 2 II.Các biện pháp thực hiện. 2 1.Theo tâm lí học sư phạm. 2 2.Liên hệ các ngành nghệ thuật để phân tích. 2 3.Gợi ý về phong cách 4 4.Thị phạm thao tác 4 III.Kết quả. 5 IV. Kết luận chung. 5 V. Ý kiến - đề xuất. 6 VI. Tài liệu tham khảo. 7 Mẫu SK1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2010 - 2011 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường tiểu học Lê Phong 1. Tên đề tài: .................................................................................................................... 2. Họ và tên tác giả: ......................................................................................................... 3. Chức vụ: ......................................... Tổ: ...................................................................... 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a)Ưu điểm: ...................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... b) Hạn chế: ...................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :................................ thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT ..................................................... Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ......................... ...........................thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................

File đính kèm:

  • docKinh nghiem Mi Thuat.doc
Giáo án liên quan