Nhiều năm qua tôi được phân công giảng dạy lớp 5, bản thân tôi nhận thấy: Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, nên thường vướng mắc về vấn đề trình bày bài giải: sai sót do viết không đúng chính tả hoặc viết thiếu, viết từ thừa. Một sai sót đáng kể khác là học sinh thường không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọn sai phép tính
17 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 10584 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bao nhiêu phần trăm.
Bài giải:
a) Tỷ số phần trăm của số tiền bán rau và số tiền vốn là:
52.500: 42.000 = 1,25
1,25 = 125%
b) Tỷ số phần trăm của tiền bán rau và số tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là:
125% - 100% = 25%
Đáp số: a) 125%; b) 25%
* Như chúng ta đã biết, mỗi bài toán không chỉ một cách giải duy nhất nên để phát huy thêm cách giải mới, tôi có thể nêu câu hỏi: Trên đây là cách giải của bạn, ngoài cách giải này bạn nào có cách giải khác?
Sau đó tôi thu tất cả các bài giải của học sinh (theo cách khác trên bảng) để kiểm tra và cho học sinh tham khảo trong tiết sinh hoạt tập thể.
* Cách giải khác của bài toán trên:
a) Tỷ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
52.500: 42.000 = 1,25
1,25 = 125%
b) Số tiền lãi sau khi bán rau là:
52.500 - 42.000 = 10.500 (đồng)
Số phần trăm tiền lãi là:
10.500 : 42.000 = 0,25 = 25%
Đáp số: a) 125%; b) 25%
2.5. Kiểm tra - thử lại:
Thông thường để có được đáp số đúng thì phải làm đúng các phép tính trong bài giải. Muốn thế thì học sinh phải nắm vững các quy tắc tính toán. Nhưng trong thực tế ngay cả những học sinh đã nắm vững các quy tắc tính toán vẫn có thể phạm lầm lẫn, sai sót... để tránh được những lầm lẫn, sai sót đáng tiết ấy cần chú ý thử lại sau khi làm xong từng phép tính.
Ví dụ: Để kiểm tra xem tỷ số phần trăm của số tiền bán rau và số tiền vốn có đúng là 125% không, các em lấy 125% nhân với số tiền vốn 42.000 đồng. Nếu ra đúng kết quả là số tiền sau khi bán rau là 52.500 đồng thì kết quả tìm được là đúng. Cụ thể: 125/100 x 42.000 = 52.500 đồng.
3. Đảm bảo phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh khi học giải toán:
- Trong quá trình dạy giải toán cho học sinh lớp 5, giáo viên không nên dẫn dắt quá sâu mà nên hướng dẫn tìm hiểu cách giải bằng những câu hỏi khéo léo cho học sinh tự mày mò ra con đường để tìm ra phương pháp giải toán.
- Tự sửa bài tập bằng cách đối chiếu với bài của các bạn trong nhóm, bài sửa của lớp. Tự đánh giá bài làm của mình. Biết lắng nghe nhận ra điểm đúng, điểm sai qua bài làm của bạn, biết so sánh và tự sửa được bài làm một cách rõ ràng, sạch đẹp, khoa học.
- Học và nắm được các dạng bài, học sinh phải chuẩn bị bài ở nhà chu đáo, thi đua học tập giữa các bạn, các nhóm trong lớp. Nắm chắc các tính chất, các quy tắc đã được học. Biết vận dụng các quy tắc để giải bài một cách có hiệu quả.
- Biết tự đặt ra các câu hỏi để nhờ bạn, nhờ cô giáo giải đáp nhằm làm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Trong tiết học giáo viên cần chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh:
- Giáo viên phải phân loại được đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu kém (chưa thành thạo về kĩ năng giải toán), phải làm cho mọi học sinh trong lớp biết dựa vào đề toán để tóm tắt, phân tích đề một cách chính xác, tìm được cách giải thích hợp. Giáo viên phải nắm được khả năng của từng học sinh, từ đó giúp học sinh phát triển năng lực, sở trường cá nhân.
- Trong giờ học giáo viên không nên chú ý đến đối tượng học sinh yếu hoặc chú ý đến học sinh khá giỏi, mà cần có sự chú ý đến cả 3 đối tượng nhằm khắc phục tình trạng nhằm chán, mất hứng thú trong giờ học của mọi đối tượng học sinh vì thấy cô chỉ chỉ chú ý bạn mà không để ý gì đến mình. Nếu trong giờ học giáo viên chỉ chú ý đến một đối tượng thì dần dần chất lượng của lớp sẽ đi xuống hoặc là đối tượng học sinh yếu ngày càng yếu, hoặc là đồi tượng học sinh khá giỏi tụt dần dẫn đến không bồi dưỡng được mũi nhọn trong lớp. Vì vậy trong tiết học giáo viên cần quan tâm đến cả ba đối tượng. Do đó, giáo viên phải khéo léo để làm sao cho mọi học sinh trong lớp đề thấy mình được giáo viên quan tâm. Chỉ có như vậy, tiết học mới đạt hiệu quả cao.
Chẳng hạn, một bài toán giáo viên cùng cho cả lớp tìm hiểu, tóm tắt, xây dựng kế hoạch giải. Để những học sinh khá giỏi làm xong cách 1 thì các em suy nghĩ cách giải 2, 3. làm như vậy thì mới phát huy hết khả năng của từng em, tạo không khí học tập cho cả lớp tránh trường hợp học sinh khá giỏi làm xong ngồi chơi ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp.
5. Sử dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học:
- Việc lựa chọn, phối hợp, vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học ở từng tiết dạy Toán có những đặc điểm riêng, không thể áp dụng một cách máy móc, đồng loạt. Không có phương pháp nào là “vạn năng”. Chỉ có sự tìm tòi sáng tạo, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới đạt được thành công trong mỗi bài dạy. Giúp cho học sinh nhận ra các kiến thức đã học hoặc một số kiến thức mới trong nội dung các bài tập đa dạng và phong phú để các em tự khai thác, khám phá tìm tòi và lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, lôgic, hợp lý, giúp học sinh tự luyện tập, thực hành theo khả năng riêng của mình.
- Dựa vào đặc thù tâm lý học sinh mau chán nếu tiết học cứ đều đều. Vì thế giáo viên cần luôn thay đổi không khí tiết học bằng những phương pháp, hình thức tổ chức khác nhau cho tiết học sôi nổi, tạo không khí thoải mái, xây dựng môi trường toán học tự nhiên, gắn liền với thực tế, tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
- Giáo viên khuyến khích học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm của mình, của bạn. Tập cho các em có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập.
- Chấm trả bài thường xuyên để nhận ra sự tiến bộ của học sinh, biểu dương khen thưởng kịp thời những học sinh làm tốt, tiến bộ, theo dõi, khích lệ những học sinh còn thụ động, rụt rè chưa mạnh dạn tham gia trong giờ học.
- Giáo viên khuyến khích học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả bài làm của mình, của bạn. Tập cho các em có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập.
- Chấm trả bài thường xuyên để nhận ra sự tiến bộ của học sinh, biểu dương khen thưởng kịp thời những học sinh làm tốt, tiến bộ, theo dõi, khích lệ những học sinh còn thụ động, rụt rè chưa mạnh dạn tham gia trong giờ học.
- Trong giảng dạy phải lắng nghe, thấu hiểu tâm sinh lí của học sinh, động viên khuyến khích kịp thời, nghiêm khắc kiên quyết phê bình thái độ lơ là đối với nhiệm vụ học tập. Luôn tạo cho học sinh sự hứng thú, tính sáng tạo, linh hoạt, tự tin trong làm bài.
- Giáo viên cần tổ chức và hướng dẫn chu đáo cho học sinh biết các khái niệm như “Tổng”, “hiệu”, “tỉ”, “quãng đường”, “thời gian”, “vận tốc”; thấy được mối liên quan giữa cái đã biết và cái phải tìm; biết cách giải các dạng bài toán trong chương trình lớp 5.
- Tổ chức tốt hình thức học tập theo nhóm, tùy theo tính chất và nội dung của bài học, tiết học mà có thể chia nhóm như sau: phân nhóm học sinh có đủ trình độ (khá, giỏi, trung bình, yếu) để học sinh giúp đỡ lẫn nhau hoặc nhóm theo trình độ (nhóm học sinh khá giỏi, nhóm học sinh trung bình, nhóm học sinh yếu).
- Học sinh phải được hướng dẫn học tập bằng hình thức “học mà chơi, chơi mà học”, thực hành để phát hiện kiến thức.
IV. Kết quả nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy tính tích cực trong dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5”, tôi đã áp dụng một số biện pháp vào thực tế giảng dạy, học sinh lớp tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những học sinh yếu toán (có lời văn) có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả được thống kê như sau:
* Năm học 20... - 20...:
Thời gian
TS
HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm 1-4
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Giữa kì I
27
3
16%
9
36%
6
24%
7
28%
Cuối kì I
27
5
20%
10
40%
6
24%
4
16%
Giữa kì II
27
3
16%
9
36%
6
24%
7
28%
Cuối kì II
27
5
20%
10
40%
6
24%
4
16%
* Năm học 20... - 20...:
Thời gian
TS
HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm 1-4
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Giữa kì I
25
3
16%
9
36%
6
24%
7
28%
Cuối kì I
25
5
20%
10
40%
6
24%
4
16%
Thực tế giảng dạy cho tôi nhận thấy việc sử dụng phát huy tính tích cực trong giải toán là một phương pháp rất tốt và khoa học, mang lại hiệu quả cao. Đồng thời giúp học sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và khả năng suy luận logic, vận dụng tri thức và kĩ năng thực hành vào thực tiễn. Cũng thông qua giải toán luyện cho học sinh những đức tính và phong cách làm việc của người lao động như: ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch. Chất lượng học tập môn toán của lớp tôi tăng dần, các học sinh yếu toán có lời văn ban đầu rất sợ học toán nhưng dần dần học được và yêu thích học toán.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Với kết quả trình bày ở trên, có thể khẳng định việc phát huy tính tích cực trong dạy học giải toán cho học sinh lớp 5 cơ bản đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của sáng kiến. Đồng thời nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện giải toán (có lời văn) đối với việc phát triển tư duy cho học sinh, rèn luyện cho các em kĩ năng tính toán.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi nắm vững hơn về nội dung và phương pháp dạy học toán ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Trên cơ sở đó, bản thân cũng hiểu hơn về tính ưu việt của phương pháp dạy học mới, thấy được sự cấp bách, vận dụng vào việc giảng dạy và cũng hiểu được những khó khăn, vấp váp của học sinh lớp 5 khi học giải toán có lời văn.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học toán và nhận thấy rằng:
- Hầu hết học sinh có năng lực, hứng thú học tập môn toán, kĩ năng tính toán nhanh, chính xác, hiểu bài, đạt yêu cầu với tỉ lệ khá cao. Tỉ lệ giỏi toán cao hơn các môn học khác.
- Trong tiết học, học sinh thường thể hiện năng lực sáng tạo, ham học, tự tin, hứng thú khi tự mình tìm ra kiến thức mới, có tinh thần tích cực xây dựng bài.
- Giáo viên áp dụng kiểu dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” khá tích cực, sinh động và hiệu quả góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các em – những mầm non tương lai của đất nước.
II. Kiến nghị
….
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
File đính kèm:
- SKKN503.doc