Đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng đi xe đạp an toàn cho học sinh lớp 4

Giáo dục trật tự an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “ An toàn là bạn – tai nạn là thù !”.Ai cũng hiểu rõ điều đó. Nhưng có làm được hay không mới là điều đáng băn khoăn trăn trở. Tôi xin được trình bày sơ lược vài biện pháp kinh nghiệm nhỏ của mình khi dạy về trật tự ATGT cho các em HS tiểu học.

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng đi xe đạp an toàn cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đánh võng, đuổi nhau trên đường. -Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang( từ 3 xe trở lên). -Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật. -Dừng xe giữa đường nói chuyện. -Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều. -Rẽ đột ngột qua đầu xe. -Không nô nghịch, chạy nhảy trên đường. (Theo điều 28 – Khoản 1, 2, 3 ; Điều 29 – Khoản 1, 2 Luật giao thông đường bộ) Tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn còn phạm vào những điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt thứ sáu hàng tuần, nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh tiểu học mà cả về sau này. - Giải pháp 3: Là môn học còn mới, tài liệu giảng dạy còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc dạy an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi dạy an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng In ternet ... để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho phụ huynh trong trường , đồng thới áp dụng phương pháp dạy an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì những bài học về an toàn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh dạy áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi dạy an toàn giao thông để cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp dạy tích cực là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể: *Phương pháp thảo luận nhóm: Khi dạy các em lựa chọn chiếc xe đạp an toàn trước khi đi ra đường. Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về an toàn giao thông, cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an toàn, phù hợp với mình, sau đó giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã học. *Phương pháp hồi tưởng: Khi dạy phần: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi ngoài đường. Cho học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay. *Phương pháp thực hành: Cho các em thực hành ngay trên sân trường tôi dạy lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải giơ tay xin đường sau đó cho học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo viên. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người tham gia giao thông. *Phương pháp trò chơi: Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn,.. cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách đi xe đạp khác nhau, đi bộ khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như: -Khi vượt xe đỗ bên đường. -Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra. -Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng. *Phương pháp trắc nghiệm: Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động dạy an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy học nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. Với giải pháp thứ ba này, các em đã có ý thức tốt khi tham gia giao thông đặc biệt là đi xe đạp tới trường. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Thời gian để kiểm tra kết quả là cuối học kì I, tôi đã thống kê như sau: Số HS đi học bằng xe đạp. Số HS đi xe đạp đúng và nắm được những quy định đối với người đi xe đạp. Số HS đi xe đạp chưa đúng quy định và chưa nắm được những quy định dành cho người đi xe đạp. 18 em 17 em Chiếm 94,4% 01 em Chiếm 5,6% Với những kinh nghiệm trên mà bản thân đã thực hiện trong đầu năm học này đến nay. Hầu hết tất cả HS trong toàn trường đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đến nay vẫn chưa có vụ tai nạn nào xảy ra. Các em có kĩ năng thói quen đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát trước khi muốn sang đường. Các em có kỹ năng thói quen tốt đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát trước, sau khi muốn sang đường, có ý thức trước khi sử dụng xe đạp tham gia giao thông phải kiểm tra các bộ phận của xe. Các em còn có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp thật cần thiết, khi đi xe đạp thật vững mới đi ra đường. Đặc biệt có ý thức tốt thực hiện các quy định của giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông, không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đi học. Hình thành kỹ năng đi xe đạp an toàn cho sau này, biết cách lên, xuống và dừng, đỗ xe an toàn trên đường. Phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi đi xe đạp. Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân khi các em lớn lên. III/ Kết luận Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh là việc làm cấp bách, thực tế và hoàn toàn có thể thực hiện được, nhằm ngay từ bước đầu hình thành cho các em có hiểu biết ban đầu về Luật Giao thông, có ý thức chấp hành luật Giao thông, các em cần biết nguy hiểm để tránh, trái với nguy hiểm là an toàn. Hơn thế nữa là có kĩ năng thực hiện hành vi an toàn trong các tình huống khi tham gia giao thông, nhất là lựa chọn một chiếc xe đạp an toàn và phải đi xe đạp thật vững mới đi ra đường, đồng thời phải nắm được những quy định để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. Nếu làm được như vậy, tôi nghĩ rằng với các em học sinh lớp 4 nói riêng, các em học sinh Tiểu học nói chung sẽ có thể tự bảo đảm giữ an toàn cho mình và cho mọi người. Với những kết quả đạt được ở trên tôi nghĩ rằng bước đầu mình đã góp một phần nhỏ bé tham gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ Luật Giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Ý kiến đề xuất Qua đây tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau: -Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về Luật Giao thông đường bộ cho cán bộ giáo viên. Cung cấp đủ các tài liệu, đồ dùng dạy học, hỗ trợ các thiết bị thông tin công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ lớp học. -Tổ chức các phong trào thi đua và triển lãm tranh về ATGT, bài dự thi về các văn bản nghị định chính phủ , Luật Giao thông đường bộ. -Cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc lồng ghép các hoạt động này vào hoạt động đa dạng phong phú hơn nữa phù hợp với điều kiện từng lứa tuổi học sinh. Có thể giao lưu giữa các trường trong khu vực, bằng nhiều hình thức như đố vui để học, những sáng tác biểu diển văn nghệ có nội dung như trên thì hiệu quả sẽ càng cao hơn nữa. Và người giáo viên của chúng ta cần phát huy tính tích cực chủ động của HS trong việc tham gia tổ chức các hoạt động nhằm làm công tác giáo dục ATGT thực sự có tác dụng hiệu quả. Qua thời gian nghiên cứu và thưchj hiện trên thực tế, được sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể và tập thể sư phạm của trường đá giúp tôi hoàn thành đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đi xe đạp an toàn cho học sinh lớp 4”. Với tinh thần trách nhiệm cao nhưng kiến thức có hạn có thể còn sơ sót tôi mong các đồng chí lãnh đạo và cá bạn đông nghiệp góp ý xây dựng thêm để giúp cho việc thưch hiện công tác giáo dục ATGT cho học sinh ngày càng hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!. MỤC LỤC I. Phần mở đầu Trang 1 1. Lý do chọn đề tài Trang 1 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng Trang 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Trang 2 4. Phương pháp nghiên cứu Trang 2 III. Nội dung của đề tài 1. Cơ sở lý luận Trang 2 2. Cơ sở thực tiễn Trang 3 3. Thực trạng của đề tài nghiên cứu Trang 3 4. Những giải pháp khắc phục khó khăn Trang 4 III. Kết luận Trang 12

File đính kèm:

  • docsang kien.doc