Đối với một trường tiểu học, có hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học hay không? phần lớn do quyết tâm của ban giám hiệu và tập thể sư phạm nhà trường. Với phong trào thi đua hai tốt “dạy tốt, học tốt” và phương châm “tất cả tập trung cho chất lượng dạy và học” thì hoạt động chuyên môn của trường tiểu học nói chung chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó phản ánh được thực chất của việc “ trồng người ” và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý và chỉ đạo hoạt động chuyên môn từ tổ khối nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách cư sử với ông bà cha mẹ, thầy cô, anh em bạn bè và những người xung quanh. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 là bài tập miệng, có nội dung như sau: trả lời câu hỏi: Tên em là gì? Quê em ở đâu? Em học lớp nào, trường nào? Em thích những môn học nào? Em thích làm những việc gì?
Mục đích của bài tập này là giúp học sinh biết tự giới thiệu về mình. Sau khi học sinh nắm vững được yêu cầu làm bài. GV chọn hình thức làm bài thích hợp. GV sẽ tổ chức cho học sinh đóng vai “Phóng viên truyền hình ” (1HS đóng vai là phóng viên truyền hình, 1 HS đóng vai chị phụ trách, 1 HS đóng vai sao nhi đồng) HS có thể chơi trò chơi này theo nhóm hay đơn vị lớp, GV phổ biến cách chơi, sau khi các em nắm vững cách chơi trước khi giao việc cho các em. Sau đây là vài ví dụ hỏi đáp:
Hỏi
Đáp
- Tên bạn là gì?
- Quê bạn ở đâu?
- Bạn học lớp nào, trường nào?
- Bạn thích những môn học nào?…
- Tên mình là: Nguyễn Văn Bình
- Quê mình ở: Thừa Thiên Huế
- Mình học lớp 2A trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ.
- Mình thích môn toán….
- Hình thức học nhóm có ưu điểm học sinh tích cực, chủ động tìm ra kiến thức nhưng nếu giáo viên tổ chức không chặt chẽ thì chưa phát huy được tác dụng của nó vì thực tế các thành viên trong nhóm hoạt động không đều chỉ một vài em làm việc, không có sự thảo luận, tranh luận hay phát biểu ý kiến riêng của mình trong nhóm.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng học theo nhóm vì nếu tổ chức dạy học theo nhóm không chuẩn bị chu đáo thì vẫn dẫn đến chất lượng dạy học không có hiệu quả cao. Có những lúc không cần thiết mà ta chia nhóm thì mất thời gian vô ích.
- Tuỳ theo tính chất và nội dung của bài học, tiết học có thể chia nhóm trong dạy học toán như sau:
+ Nhóm hỗn hợp: ( có tất cả học sinh khá, giỏi, trung bình …) loại nhóm này thường gọi là “nhóm học tập ” Tất cả học sinh đều phải hoạt động cùng giải quyết vấn đề cùng chiếm lĩnh trí thức, nhiệm vụ được giao khác, không nhiều về nội dung, ít có sự chênh lệch về độ khó, cùng chung yêu cầu.
+ Nhóm theo trình độ: (nhóm học sinh giỏi, nhóm học sinh trung bình…) được áp dụng khi cần có sự phân hoá về mức độ khó, dễ của nội dung bài học, bài tập cho từng đối tượng. Cần tránh tâm lý tự ti trong nhóm học sinh yếu và tự kiêu trong nhóm học sinh giỏi.
+ Chia nhóm theo sở trường: (Chỉ dành cho các đối tựơng đặc biệt trong các hoạt động ngoại khoá tự chọn về Toán) Chẳng hạn khi tổ chức thực hành ngoài lớp học, ôn tập giải bài Toán khó.
Vấn đề 5: Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để nêu bật trọng tâm một bài học? Trong từng tiết học cụ thể cần những đồ dùng dạy học nào ?
Trong khi sinh hoạt khối khối trưởng và giáo viên trong khối phải xem xét các bài dạy của tuần kế tiếp để từ đó qua buổi họp khối nêu lên các đồ dùng dạy học cần thiết trong từng bài. Khi sử dụng đồ dùng dạy học có phù hợp với yêu cầu bài, có khả thi không, sử dụng trong phần nào của tiết dạy? (trong giới thiệu hay khai thác bài hay củng cố ..vv… ). Ngoài ra để đối chiếu với danh mục thư viện xem đồ dùng dạy học đó có hay không? nếu không có khắc phục bằng cách nào ?( Sử dụng tranh trong sách hoặc tự làm ra sao).
Ví dụ : dạy bài “ từ đồng âm ” lớp 5:
Giáo viên chuẩn bị: những mảnh bìa hình chữ nhật; mỗi mảnh bìa được chia làm hai bên; một bên ( phần A ) ghi cụm từ hoặc câu ngắn, trong đó có từ cần giải nghĩa được gạch dưới một bên (phần B) ghi nghĩa của từ được gạch dưới sau đó cắt rời 2 phần A; B như sau:
Ghi các mảnh bìa theo hai phần ( A/ B )với những nghĩa của từ chạy dưới đây:
A
B
Cầu thủ chạy theo quả bóng
Chạy ( người ) di chuyển thân thể bằng những bước nhanh.
Đồng hồ chạy chậm
Chạy: ( đồ dùng có máy móc ) hoạt động làm việc
Nhà Lan phải chạy từng bữa ăn
Chạy: khẩn trương lo liệu để mau đạt được điều đang rất cần.
- Đồ dùng dạy học trên được sử dụng trong phần luyện tập.
Vấn đề 6: Củng cố phong trào vở sạch chữ đẹp như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tiễn của trường ? ...vv...
Ông cha ta đã nhận định: “Nét chữ, nết người”. Vì vậy việc rèn “Vở sạch – chữ đẹp” luôn được xã hội quan tâm. Không những viết chữ đẹp mà qua đó còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như tính: cẩn thận, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mĩ. Vì vậy khi họp khối giáo viên các lớp phải đánh giá đựơc mức độ, tình hình của lớp từ đó nêu ý kiến cùng bàn luận. Giáo viên phải ý thức trách nhiệm là “Luyện nét chữ – Rèn nết người” vì vậy giáo viên phải gương mẫu khi soạn giáo án, khi hướng dẫn thực hành. Ngoài ra nhà trường quy định bao theo màu từng khối lớp, thi đua giữa các lớp, các khối ..vv…Giáo viên phải thường xuyên xếp loại hàng tháng, kiểm tra đôn đốc các em để từ đó giữ vững phong trào vở sạch chữ đẹp.
Cụ thể qui trình tiêu chuẩn như sau:
a / Điểm :
+ Vở: Vở có bao bìa , dán nhãn (1 điểm)
+ Vở không quăn góc, nhàu nát, dơ bẩn, không bỏ phí giấy, thiếu trang (1điểm )
+ Trình bày vở viết đúng theo quy định (1 điểm)
+ Viết: chữ thẳng hàng, ngay ngắn (2 điểm)
+ Chữ viết đúng mẫu, đúng cỡ ( 1 điểm )
+ Đúng khoảng cách, giữa chữ với chữ ( 1 điểm )
+ Viết liền nét, liền mạch bỏ dấu đúng ( 1 điểm )
b/ Xếp loại
Nội dung
Điểm
Xếp loại
Vở
3
A
2
B
1
C
Viết
5
A
3-4
B
1-2
C
c/ Xếp loại chung :
Vở
Viết
Xếp loại chung
A
A
A
B
A
A
A
B
B
B
B
B
C
C
C
+ Thực hiện: Thi đua mỗi ngày, mỗi tổ có một quyển vở rèn chữ luân phiên; Vào cuối tuần giáo viên nhận xét khen thưởng nêu gương các em viết chữ đẹp từ đó tạo được niềm phấn khởi, tích cực hăng hái thi đua duy trì việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp trong lớp.
Những “ tài liệu ” ở trên Phó hiệu trưởng, khối trưởng phải “định hướng” cho giáo viên khai thác. Giáo viên là những người trực tiếp giảng dạy trên lớp và rút kinh nghiệm sau từng tiết dạy vì vậy sẽ là những người trực tiếp đóng góp ý kiến để tìm ra các phương pháp, phương án tối ưu dưới sự gợi ý “định hướng” của chuyên môn cũng như khối trưởng từ đó các tiết dạy sẽ hoàn chỉnh hơn.
Ngoài ra trong các tiết dự giờ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phải nắm bắt được những vấn đề, nội dung cần trao đổi sao cho phù hợp với yêu cầu để từ đó
“ tham mưu ” chỉ đạo cho các tổ thực hiện sao cho đúng yêu cầu đề ra của tiết dạy, bài dạy về cả nội dung và phương pháp.
Muốn đạt được các yêu cầu về chất lượng của buổi sinh hoạt chuyên môn tổ
khối thì người chủ trì “khối trưởng” phải chuẩn bị nội dung của buổi sinh hoạt tổ khối chu đáo, chủ động tạo nên “ tình huống ” để giáo viên tham gia thảo luận đóng góp.
IV/ KẾT LUËN
1 . KẾT QUẢ thùc hiÖn
Với những kinh nghiệm hướng dẫn chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ khối như trên tôi thấy các khối trong trường từ khối 1 đến khối 5 đã tổ chức tốt các buổi họp tổ khối. Đã tiến bộ hơn so với những năm học trước. Sinh hoạt tổ khối đều đặn 1lần / tuần và có chất lượng. Giáo viên đã chủ động tham gia thảo luận trong các buổi họp. Không còn tình trạng áp đặt từ khối trưởng xuống tổ viên. Không còn các buổi sinh hoạt tổ khối dưới dạng hình thức và kém hiệu quả. Phong trào thi đua hai tốt của đơn vị tiến bộ rõ rệt. Có giáo viên giỏi tỉnh, giáo viên giỏi huyện, có học sinh giỏi trêng, về phong trào.
Cụ thể: về phong trào thi đua hai tốt
* Chất lượng giảng dạy của giáo viên:
Năm học 2011 – 2012: có 01 giáo viên giỏi huyÖn được bảo lưu.
* Chất lượng học tập của học sinh:
Đến cuối học kỳ 2 chất lượng của các lớp được nâng lên rõ rệt lớp 5 không còn học sinh yếu kém, các lớp khác chỉ còn 2-3 em yếu / khối.
Nhờ các buổi họp tổ khối chuyên môn các giáo viên thảo luận, tìm ra phương pháp, những điểm cần lưu ý khi dạy phân môn, tiết cụ thể trong từng bài, trong tuần mà chất lượng giảng dạy, học tập của trường đã tiến bộ hơn.
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Công tác chuyên môn là công tác quan trọng trong nhiệm vụ dạy và học của trường tiểu học. Muốn chuyên môn của trường phát triển mạnh cần phải quan tâm đặc biệt và phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu và các tổ khối trưởng để làm cầu nối trong công cuộc trồng người. Muốn nề nếp quản lý chuyên môn của trường ổn định và phát triển trước hết cần đầu tư phát triển có chiều sâu các buổi họp tổ khối chuyên môn. Khi tổ khối chuyên môn chưa tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt thì những buổi sinh hoạt đầu Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng chủ trì sinh hoạt để định hướng và nâng cao chất lượng giảng dạy học tập. Tuy nhiên ban giám hiệu, tổ khối trưởng phải nhiệt tình, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn thì mới đạt được kết quả tốt.
* Trên đây là một số kinh nghiệm khi thực hiện việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối. Tôi mong rằng sẽ được các đồng nghiệp giúp đỡ, nhận xét và bổ sung góp ý thêm để đề tài của tôi thêm hoàn thiện hơn, góp phần hoàn thành tốt công tác chuyên môn được các cấp tin tưởng giao phó. Góp phần cùng giáo viên trong trường hoàn thành nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 và các năm học tiếp theo để góp một phần nhỏ đưa sự nghiệp giáo dục của Huyện krông Buk ngày một đi lên.
3 . Nh÷ng ®Ò xuÊt vµ kiÕn nghÞ:
* ®Ó cho thuËn lîi trong c«ng t¸c ho¹t ®éng chuyªn m«n d¹t hiÖu qu¶ cao t«i cã mét sè kiÕn nghÞ nh sau:
- CÇn tu söa vÒ c¬ së vËt chÊt nhµ ®· xuèng cÊp vµ khu s©n ch¬i, b·i tËp.
- X©y dùng c¬ b¶n c¸c phòng học ở phân hiệu thôn 2.
- X©y dùng nhµ c«ng vô ®Ó GV æn ®Þnh trong sinh ho¹t tæ chuyªn m«n.
EaNgai, ngày 1tháng 04 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Lâm
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG khoa häc c¬ së .
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
I - Néi dung ®Ò tµi
1 . Lý do chon ®Ò tµi
2 . Ph¹m vi vµ thêi gian thùc hiÖn
II - Qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµI
Thuận lợi
Khó khăn
néi dung
1/Nhiệm vụ chức năng của tổ tưởng chuyên môn
2/ Kế hoạch công tác của tổ trưởng
Một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối
1/ Bồi dưỡng củng cố năng lực chuyên môn cho tổ khối trưởng
2/ Củng cố phong trào thi đua hai tốt
3/ Tổ chức sinh họat tổ khối chuyên môn để tìm ra các tình huống trong tiết dạy và biện pháp khắc phục .
IV – KẾT LUËN
1 – KẾT QUẢ
2 – BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3 . nh÷ng ®Ò xuÊt kiÕn nghÞ .
File đính kèm:
- SKKN 2013-2014 lâm.doc