Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 2

 Để hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ :

“Vì lợi ích mười năm trồng cây;

Vì lợi ích trăm năm trồng người ”.

 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là những chiến sĩ tiên phong xung kích đi đầu trong phong trào này. Chính nghề dạy học đã đào tạo nên con người phát triển một cách toàn diện. Để đáp ứng không ngừng yêu cầu của sự phát triển xã hội loài người, mỗi một con người không ngừng rèn luyện tư tưởng đạo đức và ra sức học tập để trở thành con người lao động có đủ tri thức và đạo đức. Đây cũng chính là mục tiêu phấn đấu của mỗi chúng ta. Do đo việc xây dựng đạo đức, kiến thức, lối sống cho các em ngay khi ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề vô cùng quan trọng, đây cũng chính là thước đo để đánh giá một con người mới.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 22248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp giáo dục các em một cách tốt hơn. Tôi luôn có sự phối hợp cùng với thư viện, bảo vệ, y tế, tạp vụ… để nắm được tinh thần chấp hành kỷ luật, nội quy của nhà trường như thế nào? Đặc biệt với những học sinh quá hiếu động. VD: Lớp tôi có một học sinh hay đến lớp muộn,nhưng em luôn có lý do rất hợp lý khiến tôi không thể trách em. Bên cạnh việc nhắc nhở em, tôi trao đổi với gia đình, nhờ sự giúp đỡ. Từ đó, giúp tôi tìm được nguyên nhân để giáo dục em. c.Phối hợp với gia đình và xã hội. Cùng với nhà trường, gia đình và xã hội cũng góp phần quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi thiết nghĩ, nếu việc liên lạc với phụ huynh học sinh chỉ đơn thuần là để thông tin một chiều, về những sai phạm của học sinh thì sẽ làm giảm sút hiệu quả giáo dục. Cho nên, ngay sau khi khảo sát chất lượng đầu năm học tôi tiến hành họp phụ huynh học sinh. Trước tiên tôi phải giúp cho phụ huynh học sinh hiểu được mục đích và yêu cầu giáo dục cần đạt của lớp 2 là gì? Từ đó tôi cùng phụ huynh trao đổi, bàn bạc để tìm ra biện pháp, hình thức giáo dục cho học sinh. Vì thế giáo viên cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng. Thường xuyên thăm hỏi, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, có kế hoạch giúp đỡ những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Kết hợp với phụ huynh học sinh, thông qua các hoạt động ở nhà, ở trường để kiểm tra đánh giá các em. Cũng bằng hình thức này, giáo viên trao đổi cùng phụ huynh giúp đỡ những học sinh chưa tiếp cận được với hành vi đúng đắn, uốn nắn để hướng các em theo kịp cùng bạn bè và có những mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống. Từ những sự phối hợp trên đã cho tôi rất nhiều sự thành công trong quá trình giáo dục nề nếp, học tập của học sinh. 4. Kết quả hiệu quả. 4.1. Kết quả đạt được. Sau khi áp dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp như trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi chủ nhiệm có những chuyển biến tích cực như sau: Kết quả khảo sát và đạt được ở thời điểm này là. Bảng 1. Về hoàn cảnh và đạo đức. Hoàn cảnh gia đình Đạo đức Góc học tập SHS Nghề nghiệp Thuộc diện 26/9 L.vuông C.Nhân Đủ.ăn K.khăn Ngoan C.Ngoan Có Không SL 16 10 22 4 20 6 18 8 TL 61.54 38.46 84.66 15.34 76.92 23.08 69.23 30.77 Bảng 2.Kết quả về học lực, hạnh kiểm. TSHS HẠNH KIỂM HỌC LỰC 26/9 THĐĐ THCĐĐ Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 26 100 0 / 8 30.77 9 34.62 8 30.77 1 3.84 Ngoài những kết quả đã đạt được ở trên thì công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp và kết hợp với các lực lượng khác trong, ngoài nhà trường cũng từng bước hoàn thiện và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 4.2. Bài học kinh nghiệm. Qua thực tế nghiên cứu sáng kiến “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 2.” Vậy muốn làm tốt công tác giáo dục học sinh ở bậc tiểu học thì tôi rút ra được bài học kinh nghiêm sau: + Cần nắm vững mục tiêu của cấp học, lớp học và chương trình dạy học. + Tìm hiểu và nắm vững chức năng cơ cấu tổ chức của nhà trường. + Khi tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em. Bao gồm đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, năng lực,hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với con cái. Vậy để làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết người giáo viên phải tự hoàn thiện nhân cách của mình. Không ngừng học tập chuyên môn nghiệp vụ sư phạm nhằm đổi mới công tác giáo dục - dạy học góp phần nâng cao công tác giáo dục toàn diện ở nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm phải là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thống nhất để thực hiện các mục tiêu giáo dục. 4.3. Đánh giá phạm vi. Qua nghiên cứu đề tài“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 2.” Bản thân thấu hiểu hơn về trọng trách của người giáo viên trong “Sự nghiệp trồng người”. Chính vì vậy, trong dạy học người giáo viên chủ nhiệm phải luôn luôn tôn trọng nhân cách của trẻ, không được gây ức chế cho các em, bởi nếu có thì sẽ không bao giờ phát triển hết khả năng và sức sáng tạo của các em. Hãy chia sẻ mọi vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Tóm lại: Việc tìm hiểu và nâng cao công tác chủ nhiệm lớp. Người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tự nâng cao vai trò trách nhiệm của mình, không phải chỉ là người truyền thụ kiến thức mà giáo viên còn là chỗ dựa tinh thần cho học sinh. Nhằm hình thành cho các em những nhân cách, phẩm chất đạo đức quan trọng của con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho xã hội. III. KẾT LUẬN. 1.Kết luận chung. Việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học là vấn đề hết sức quan trọng, giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện về: đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các lớp trên. Vì vậy người giáo viên phải có cách nhìn nhận mới, truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách chính xác, có hệ thống, có chọn lọc, để thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Là người giáo viên Tiểu học ai cũng có một tấm lòng yêu nghề mến trẻ và mong học sinh của mình trở thành con ngoan trò giỏi. Muốn đạt được đều đó cần phải áp dụng đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 2.” Vào thực tế giảng dạy. Để trở thành một người chủ nhiệm lớp có đầy đủ khả năng thì mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật thông tin để phục vụ cho giảng dạy và điều cần thiết hơn cả là mỗi giáo viên chúng ta cần có lòng nhân ái lòng vị tha, tấm lòng yêu trẻ, tâm huyết với nghề. Thành công của người giáo viên chủ nhiệm lớp phần lớn đòi hỏi người giáo viên phải hiểu được những động cơ thúc đẩy cùng những hành vi của các em. Ngoài việc dạy học, người giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải tìm hiểu xem học sinh của mình có cuộc sống như thế nào, những hứng thú của các em ra sao, đặc điểm cùng ý chí, kết hợp với những nét thuộc về tính cách của các em. Qua đó mới có thể có những biện pháp sư phạm hợp lý nhất tác động vào các em thì việc giáo dục mới có hiệu quả. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần kịp thời giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó khăn, không hiểu điều gì đó (nhất là các em yếu kém). Khen thưởng động viên kịp thời, nhằm phát huy tác dụng trực tiếp đến tinh thần tự học của các em. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác giáo dục học sinh. 2.Kiến nghị, đề xuất. 2.1.Kiến nghị Để thực hiện tốt đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 2.”người giáo viên cần phải: - Có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực, nhiệt tình sẵn sàng tất cả vì học sinh thân yêu. - Nắm vững tâm sinh lý học sinh - Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, và xã hội. - Lập kế hoạch rõ ràng, phù hợp với những đối tượng học sinh. - Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, sử dụng phương pháp hợp lý, sử dụng đồ dùng học dạy học thiết thực, tối ưu vào bài giảng. - Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ. - Giáo viên cần chấp hành và tuân thủ mọi điều hành giúp đỡ của BGH nhà trường, ngành Giáo dục. 2.2.Đề xuất Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong các trường Tiểu học và công tác chủ nhiệm ngày càng có hiệu quả hơn tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: - Về phía nhà trường: Cần thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động chuyên đề về công tác chủ nhiệm, trong đó bàn về việc đưa ra những phương pháp, biện pháp quản lý học sinh phù hợp. - Đối với Sở ban ngành: Mở các buổi hội thảo, các chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở các trường Tiểu học. Trên đây một số biện pháp mà tôi đã rút ra được sau những năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các anh chị em đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 2. TT TÊN TÀI LIỆU NHÀ XB NĂM XB 1 Điều lệ trường Tiểu học. QĐ-BGDĐT 2007 2 Quy chế hoạt động của trường. 3 Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết. NXBLao động 4 Hoạt động dạy học và năng lực sư phạm. Bộ GD&ĐT 1995 5 Sổ chủ nhiệm. BGD&ĐT 6 Dạy học ngày nay. Tạp chí. 2005 MỤC LỤC MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 2. TT NỘI DUNG SỐ TRANG I Mở đầu……………………………………. 1 1 Đặt vấn đề. ………………………………. 1 2 Lí do chọn đề tài…………………………. 1-3 3 Phạm vi và đối tượng áp dụng…………… 3 4 Mục tiêu nghiên cứu……………………… 3 5 Phương pháp nghiên cứu…………………. 3 II Nội dung………………………………….. 3 1 Phạm vi triển khai…………………………. 3 2 Mô tả sáng kiến……………………………. 4 2.1 Cơ sở lí luận………………………………... 4 2.2 Cơ sở thực tiễn……………………………. 4-6 2.3 Thực trạng vấn đề cần giải quyết…………. 6-7 3 Biện pháp thực hiện………………………. 7-14 4 Kết quả hiệu quả …………………………... 15 4.1 Kết quả đạt được…………………………… 15 4.2 Bài học kinh nghiệm………………………. 15-16 4.3 Đánh giá phạm vi………………………….. 16 III Kết luận……………………………………. 16 1 Kết luận chung……………………………….. 16-17 2 Kiến nghị đề xuất…………………………… 17 2.1 Kiến nghị…………………………………… 17-18 2.2 Đề xuất…………………………………….. 18

File đính kèm:

  • docsang kien dao duc.doc
Giáo án liên quan