Đề tài Một số biện pháp nâng chất lượng dạy giải toán hình học ở bậc tiểu học

- Năm học 2005 – 2006, tôi được bổ nhiệm làm Phó Hiệu Trưởng.

- Từ những cơ sở lý luận và qua thực tế giảng dạy trong những năm làm giáo viên, tôi thấy rõ môn Toán giữ vai trò quan trọng trong chương trình giảng dạy ở Tiểu học vì:

* Các kiến thức kỹ năng ở môn Toán có nhiều trong ứng dụng trong thực tế đời sống, là hành trang không thể thiếu được để học sinh chuẩn bị học tiếp môn Toán ở bậc trung học.

 

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng chất lượng dạy giải toán hình học ở bậc tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh toán và sửa chữa được các sai sót về đơn vị, lời giải … + Dạng toán đưa kết quả lên bảng tính: Ví dụ : ( Toán 5 – trang 160) Điền kết quả vào ô trống : Hình hộp chữ nhật (1) (2) (3) Chiều dài 4 m 3/5 cm 0,4 dm Chiều rộng 3 m 0,4 dm Chiều cao 5 m 1/3 cm 0,4 dm Chu vi mặt đáy 2 cm Diện tích xung quanh Diện tích toàn phần Nhận xét và hướng giải quyết : Bài toán nhằm mục đích rèn luyện cho HS nhuần nhuyễn các công thức về hình trụ trên ba dạng số: số tự nhiên, số thập phân, phân số. Ở bài tập này HS cũng được rèn luyện thêm về mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Khi HS giải toán xong, GV cần yêu cầu 100% HS nắm chắc được các công thức tính toán và sửa chữa được các sai sót về đơn vị. GV cho các em HS làm ra nháp, sau đó mới điền vào bảng, khi sửa bài thì cho các em HS khác nhận xét đồng thời kiểm tra các quy tắc + công thức về hình trụ. Từ đó, nếu có HS nào còn chưa nắm vững kiến thức ở khoản nào thì GV có kế hoạch phụ đạo hoặc cho làm thêm các bài tập tương tự nhằm giúp HS nắm vững và sâu hơn. Lưu ý: Ở cột (2), 1/3 cm không thể đổi ra số thập phân được vì khi đổi ra số thập phân thì đây là một số liên tục tuần hoàn. + Dạng toán áp dụng trực tiếp công thức vào bài toán có lời văn: Ví dụ : (Toán 5 – Bài tập 1 - trang 98) Tính chu vi hình tròn có đường kính d: a). d = 0,6 cm b). d = 2,5 dm c). d = 4/5 m Nhận xét và hướng giải quyết: như ví dụ 1: (Toán 5 – trang 98) Dạng toán phải giải quyết một vài yếu tố rồi mới áp dụng công thức: + Yếu tố chưa biết là bé hơn, lớn hơn hoặc có quan hệ tỉ lệ với yếu tố đã biết: Ví dụ : Bài 2 (SGK Toán 5 – trang 94) Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120 m; đáy bé bằng 2/3 đáy lớn. Đáy bé dài hơn chiều cao 5 m. Trung bình mỗi 100 m2 thu được 64,5 kg thóc. Tính số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó? Nhận xét và hướng giải quyết : Đây cũng là một bài toán về tìm diện tích của một hình. GV cho HS đọc kỹ yêu cầu đề, gạch chân dữ liệu, câu hỏi và đi theo hướng phân tích tổng hợp (như đã trình bày ở phần quy trình giải bài toán có lời văn). HS đọc kỹ đề, tập luyện ngay từ các bài đơn giản quy trình trên thì sau này với các bài phức hợp, bài khó các em dễ dàng tự giải quyết được. HS sẽ tìm được các yếu tố cần thiết mà đề bài chưa cho để đi đến hoàn chỉnh bài giải. Chú ý: GV lúc nào cũng cần biết rõ HS của mình đã thực sự hiểu vấn đề và nắm vững công thức, áp dụng ra sao … để điều chỉnh, bổ sung kịp thời. + Hai yếu tố chưa biết được cho dưới dạng tổng – tỉ ( tổng có thể là nửa chu vi ): Ví dụ : (Toán 5 – Luyện tập chung – Bài 4 – trang 126) Một sân trường hình chữ nhật có nửa chu vi là 0,15 km và chiều rộng bằng 2/3. Tính diện tích sân trường với đơn vị đo là mét vuông, là héc ta. Nhận xét và hướng giải quyết : Đây là một bài toán tính diện tích hình chữ nhật . Bài toán này có tỉ số giữa chiều rộng với chiều dài. Bài toán này đòi hỏi HS phải biết nhận xét đơn vị đã cho và đơn vị đo cần tìm ở kết quả (hoặc ngược lại) Giải quyết theo quy trình và chú ý các điều trọng tâm sau: S ? (Hệ thống tư duy: Áp dụng công thức gì ? S = (a x b); còn thiếu cả a và b. Vậy a và b đâu à GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu dưới dạng hình thức nhóm 2) Tìm a và b (Tư duy: a và b không có thì phải dựa vào dữ liệu. Dữ liệu cho gì? Dữ liệu đã cho: Nửa chu vi: 0,15 km và tỉ số là 2/3. Cho như vậy để làm gì ? đây là dạng toán gì?) Vẽ hình theo dạng toán tổng tỉ. (Quá trình phân tích đã thực hiện xong thì HS sẽ giải bài toán theo chiều ngược lại: quá trình tổng hợp) Dạng toán ứng dụng chu vi – diện tích – thể tích vào thực tế đời sống: Ví dụ : (Toán 5 - Bài 1 - trang 168) Một căn phòng hình hộp có dài 6m, rộng 4,5m và cao 4 m. Người ta muốn quét vôi tường và trần nhà. Biết rằng tổng diện tích các cửa là 8,5 m2. Hãy tính diện tích cần quét vôi? Nhận xét và hướng giải quyết : HS phân tích và nắm được bài toán cho dài, rộng, cao, diện tích các cửa. HS phải hiểu được tìm diện tích xung quanh, diện tích trần nhà (1 đáy). HS cũng phải hiểu là không quét vôi trên diện tích các cửa được. Từ đó, HS tìm được diện tích quét vôi. Các quy trình: như đã nêu. Dạng toán tính thể tích của một vật thể nằm trong 1 bề nước (dựa theo định luật a-si-mét đơn giản) Ví dụ: (Toán 5 – Bài tập 3 – trang 121) Tính thể tích của hòn đá trong bể nước theo hình dưới đây: 10 cm 10 cm 5 cm 10 cm 10 cm 5 cm Nhận xét và hướng giải quyết: HS phân tích và nắm được bài toán cho cạnh của hình lập phương là 10 cm. HS phải hiểu được ban đầu mực nước chỉ có 5 cm; sau khi bỏ hòn đá vào thì mực nước đã cao lên 7 cm. HS cũng phải hiểu là hòn đá hộp chứa chúng. Từ đó, HS hiểu rằng: tìm được hiệu thể tích phần nước lúc sau và thể tích phần nước ban đầu đó chính là đã tìm được thể tích hòn đá. Dạng toán mà dữ kiện được cho kèm theo hình vẽ kết hợp tỉ lệ xích. Ví dụ: (Toán 5 – Bài 3 – Trang 170) Một mảnh đất được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1:1000 (xem hình vẽ) 5 cm 2,5 cm 2,5 cm 4 cm 3 cm D C E A B Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó? Nhận xét và hướng giải quyết. Đây là loại toán mà các yếu tố đã thể hiện trên hình vẽ. Bài tập này nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng nhận biết các số liệu trên hình vẽ và hiểu được diện tích của 1 hình còn là tổng diện tích các hình nhỏ ghép nên nó. Giải bài toán này các em được rèn luyện lại kỹ hơn về các công thức tính toán trên hình chữ nhật, tam giác cũng như rèn luyện lại kỹ năng tính toán số đo thực sự với số đo của hình vẽ dựa trên tỷ lệ xích. Quy trình: như trên. B 4 c A C D Dạng toán nâng cao: Ví dụ : (Toán 5 – bài 3 – trang 167) 4 cm Trên hình bên hãy tính diện tích: Hình vuông ABCD? 8 c m Hình có gạch sọc? Nhận xét và hướng giải quyết: Đây là loại toán mà các yếu tố đã thể hiện trên hình vẽ. HS hiểu được phần diện tích gạch chéo chính là hiệu diện tích giữa hình tròn và hình vuông. Từ đây, học sinh cần đi tìm bán kính hình tròn? Rồi tiếp tục tìm ra diện tích hình vuông thì bằng tổng diện tích 2 hình tam giác bằng nhau (đó là ABC và ACD: có a = 8 cm ; h = 4 cm) Quy trình : như trên. 4. Kết quả : Kết quả cụ thể trong năm học 2002 – 2003: Điểm kiểm tra định kỳ môn Toán: THỜI GIAN Số bài Điểm 1-2 3-4 5-6 7 -8 9 - 10 SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 685 40 5,9 74 10,9 135 19,79 206 30,2 227 33,33 Giữa HK I 883 1 0,11 13 1,47 147 16,64 287 32,5 435 49,26 Học kỳ I 879 0 0 3 0,34 55 6,25 206 23,43 615 69,96 Giữa HK II 875 0 0 1 0,11 63 7,2 228 26,05 583 66,62 Học kỳ II TNTH Kết quả thi hoàn thành chương trình tiểu học : Dự kiến 100% III . KẾT LUẬN : Tổng kết – rút kinh nghiệm: Do điều kiện và khả năng, cũng như thời gian thực hiện đề tài còn có hạn (nhất là khi chỉ mới áp dụng nhiều ở khối 5 thay sách), nên đề tài còn nhiều thiếu sót và chủ quan. Song qua quá trình thực hiện trong thực tiễn đề tài “Dạy giải toán hình học ở Tiểu học” đã giúp tôi nhiều kinh nghiệm quý báu. Với việc trình bày đề tài này chưa nêu hết mọi góc cạnh thiết yếu. Vì vậy, trong những năm học tới bản thân tôi sẽ nghiên cứu và bổ sung tiếp, nhưng cũng rất mong sự góp ý, hướng dẫn thêm những kinh nghiệm quý báu về chuyên môn cho tôi, để tôi cập nhật hoá. Đó là niềm động viên to lớn, để tôi ngày càng hoàn thiện công tác chỉ đạo giảng dạy môn toán đối với giáo viên của nhà trường. Qua đề tài này, khi đi sâu về phương pháp, các giải pháp, chia các dạng toán hình học … đã giúp tôi phân dạng các loại toán hình và định hướng để chỉ đạo cụ thể việc dạy giải toán hình học cho GV có hệ thống hơn, việc giải toán của học sinh đi vào bài bản và nhanh, chính xác hơn. Qua đề tài này, thật sự tôi cũng rất tâm đắc vì nó đã giúp GV và HS của tôi đạt được những kết quả trong học toán hình học (nói riêng) và có khả năng suy luận cho môn Toán và các môn học khác (nói chung). (Số liệu: đã nêu cụ thể trong trang 15) Phạm vi áp dụng : Đề tài này đã áp dụng cho hai khối lớp 4 và 5 của trường chúng tôi và sẽ áp dụng khả thi cho các trường Tiểu học thuộc địa bàn quận Tân Phú. Trong những giải pháp đã áp dụng về giải toán hình học nêu trong đề tài, GV của các khối lớp 1, 2 và 3 cũng có thể chắt lọc các giải pháp phù hợp để giúp HS của mình đạt được những kỹ năng ban đầu để khi lên lờp trên sẽ vững vàng hơn trong tư duy giải Toán hình học. Lời kết thúc : Một lần nữa, tôi xin được cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp hoặc là gián tiếp hoặc là trực tiếp nhất là GV khối 5 của trường tiểu học Hồ Văn Cường, thầy Phan Quang Diệu (P.HT) đã giúp tôi hình thành được đề tài này. Xin gởi đến các đồng nghiệp, các học sinh yêu quý của cô, các trẻ em còn nghèo còn nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, món quà tinh thần này. Mong thầy cô giáo và các em mở rộng tâm hồn trong sáng để đón nhận nó. Tân Phú, ngày 31 tháng 3 năm 2007 Người viết Nguyễn Đỗ Anh Thư Nhận xét của hội đồng chấm SKKN trường: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tân Bình, ngày ….. Tháng …… năm 2007 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docSKKN monToan.doc
Giáo án liên quan