Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Văn miêu tả là loại văn căn cứ vào những điều quan sát, cảm nhận được về đối tượng (đồ vật, cây cối, loài vật, con người .) dùng ngôn ngữ để vẽ ra những hình ảnh chân thực của đối tượng đó, trình bày theo một bố cục hợp lý và diễn đạt bằng lời văn sinh động, khiến cho người đọc, người nghe cùng thấy, cùng cảm nhận. Xung quanh chúng ta có bao điều thú vị, sinh động và tươi đẹp. Từ những con người thân thuộc, đến những con vật gần gũi, chim nuông, cỏ cây, hoa lá mà ta nhìn thấy, đã để lại cho chúng ta những ấn tượng, những ấn tượng đó cần được lưu giữ, cần được ghi lại. Văn miêu tả là một hình thức phác hoạ lại những gì mà chúng ta nghe thấy, nhìn thấy, đã cảm nhận được.

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 40 cm có độ dài là bao nhiêu ? (thiếu thực tế), hay quan sát chưa kỹ ?... Lý do của nó là gì ? Để khắc phục nhược điểm đó, giáo viên phải làm gì ? Việc quan trọng nhất là giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau, từ đó học sinh sẽ tưởng tượng và thể hiện những cảm xúc về đối tượng miêu tả. Vấn đề cơ bản ở đây là phải thấy được những hạn chế và đưa ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế đó. Nếu trong quá trình dạy học giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn miêu tả thì học sinh sẽ làm được những bài văn miêu tả chân thực, có hồn. B- Phần nội dung. I. Cơ sở văn học: Thế nào là văn miêu tả ? – Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển thì miêu tả là: “ Lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện chân tướng sự vật”. Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ một cach sinh động, cụ thể giúp người đọc cảm tưởng như đang xem tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên, hình ảnh, đối tượng do văn miêu tả tạo nên không phải là bức ảnh chụp lại, sao chép vụng về. Nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan sát cuộc sống. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết, văn miêu tả có tính rung động, tính hình tượng. Mỗi bài văn miêu tả của học sinh là kết quả của sự sáng tạo, nó được coi như là một sáng tác có giá trị nghệ thuật. Vì vậy, nó phải tuân theo những quy định để làm ra một tác phẩm nghệ thuật. II. Cơ sở lý luận: 1) Vị trí, ý nghĩa của phân môn Tập làm văn (phần miêu tả). Tập làm văn là môn dạy cho học sinh tạo lập văn bản và rèn luyện tư duy. Phân môn này được đưa vào trường phổ thông từ các lớp đầu bậc tiểu học và được chia thành các kiểu bài. Trong đó có kiểu bài miêu tả là kiểu bài phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi tiểu học (học sinh ưa quan sát, thích nhận xét, thiên về cảm tính ...). Khi viết văn miêu tả, học sinh phải sử dụng nhiều giác quan. Từ quan sát đến hình thành các biểu tượng trong đầu và diễn đật những tưởng tượng đó bằng ngôn ngữ viết. Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện tạo sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với tự nhiên, để khêu gợi những tình cảm, xúc cảm, ý nghĩa cao thượng, đẹp đẽ. Việc cho học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, dạy các em miêu tả cảnh vật nhìn thấy, nghe thấy ... là con đường hiệu quả nhất để giáo dục phát triển ngôn ngữ cho học sinh. 2) Chương trình, nội dung và những khó khăn khi dạy học văn miêu tả. a/ Chương trình dạy tập làm văn miêu tả ở tiểu học (lớp 4) trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn văn nói riêng đã được chú trọng phát huy theo hướng tích cực, sáng tạo của chủ thể học sinh để giờ văn sinh động và hấp dẫn hơn. Văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tập làm văn ở tiểu học. - ở lớp 4: Thời gian của phân môn Tập làm văn dành để học văn miêu tả chiếm 29 tiết trong tổng số 70 tiết. Được chia thành các kiểu bài: + Tả đồ vật + Tả cây cối + Tả loài vật. - Chủ yếu nhằm tăng cường và duy trì thường xuyên việc rèn luyện kỹ năng tập làm văn cho học sinh qua các bước: + Khái niệm về văn miêu tả. + Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật. + Quan sát đồ vật. + Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. + Luyện tập xây dựng bài văn miêu tả đồ vật. + Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. + Luyện tập xây dựng kiểu bài trong bài văn miêu tả đồ vật. + Làm văn viết. + Đánh giá và rút kinh nghiệm (trả bài). (Với các kiểu bài tả cây cối, tả loài vật cũng được xây dựng các bước tuần tự như vậy). Nhìn chung, cấu trúc của phân môn Tập làm văn chương trình mới rất cụ thể, rất chi tiết, nhằm giúp cho học sinh có kỹ năng làm bài đối với tất cả các thể loại nói chung và đối với văn miêu tả nói riêng. b/ Một số khó khăn của học sinh khi học văn miêu tả. *) Về quan sát tìm ý: Khi các em vẽ có thể vẽ theo cảm hứng của mình, có khi các em vẽ một con thỏ nhưng người khác xem chẳng hiểu các em vẽ gì, nhưng các em đã quan sát phản ánh lại nghĩ và vẽ lại rằng đó là con thỏ, có thể “con thỏ của các em chỉ thể hiện hai cái tai dài, bộ lông trắng tinh...”. Hay vẽ ngôi nhà, có em vẽ cửa đi,vẽ cửa sổ rồi mới vẽ bốn tường... Các em có thể làm hoàn toàn như vậy vì đó là đặc điểm nghệ thuật không gian, tiến trình thực hiện tác phẩm như thế nào không quan trọng, điều quan trọng là tác phẩm cuối cùng như thế nào ?. Nhưng khi làm một bài văn miêu tả, các em cần quan sát kỹ từng bộ phận, từng chi tiết, từng đặc điểm của sự vật cần miêu tả. Đối với các em đây là một khó khăn lớn. *) Sắp xếp ý để lập dàn ý: ở lứa tuổi tiểu học, các em thích tìm tòi, thích khám phá, thích quan tâm tới mọi vấn đề. Vẽ là nhu cầu để các em ghi lại những gì mình khám phá. Trong bức tranh mình có thể vẽ cái gì trước, cái gì sau cũng được miễn là cuối cùng ghi lại được những gì mà các em đã quan sát. Nhưng khi chuyển từ ngôn ngữ hội hoạ sang ngôn ngữ văn chương thì các em gặp khó khăn, vì bài văn miêu tả cần có kết cấu lô gíc, có trình tự đi từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. *) Viết bài: Với các em, vốn sống, vốn kinh nghiệm còn hạn hẹp. Đặc biệt vốn từ của các em còn hạn chế. Có khi các em có trong đầu đối tượng miêu tả, định miêu tả như thế này nhưng lại không biết dùng ngôn ngữ nào để diễn đạt ý của mình. Nên trong bài văn của các em, khi đọc lên thấy có nhiều từ tối nghĩa, có nhiều câu cụt. Bài văn khô cứng, rời rạc như ghi chép lại, lắp ráp một cách thô sơ, không hề có sự suy nghĩ chủ quan, không bộ lộ thái độ, tình cảm của người viết. 3/ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4. - Để làm được một bài văn miêu tả học sinh cần được trang bị các điều kiện: + Chuẩn bị kiến thức phục vụ cho việc làm một bài văn. Kết quả cuối cùng của tiết dạy là học sinh tìm được các tài liệu chi tiết cần thiết chuẩn bị cho việc làm một bài văn theo yêu cầu của đề bài. + Hình thành phương pháp, kỹ năng quan sát gắn với từng thể loại miêu tả. Yêu cầu hình thành kỹ năng quan sát rất quan trọng, không nên coi nhẹ. *) Hai yêu cầu trên có mối quan hệ khăng khít với nhau, yêu cầu thứ hai chỉ có thể đạt được thông qua việc thực hiện tốt yêu cầu thứ nhất. a) Hướng dẫn học sinh quan sát: + Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát: Nên để cho học sinh tự tìm cho mình một trình tự quan sát. Các trình tự quan sát có thể tiến hành: - Quan sát theo trình tự không gian: Quan sát toàn bộ đối tượng (bao quat) đến quan sát từng bộ phận của đối tượng (chi tiết) hoặc ngược lại. - Quan sát theo trình tự thời gian: Quan sát theo diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, từ mùa này sang mùa khác ... (tả quang cảnh). - Quan sát theo trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản thân thì quan sát trước, các bộ phận khác thì quan sát sau. *) Tóm lại: Dù quan sát theo trình tự nào cũng cần phải biết dừng lại ở bộ phận chủ yếu trọng tâm để quan sát kỹ lưỡng hơn. b) Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát: Đây là thao tác quan trọng nhất có tính quyết định về nhiều mặt. Thông thường các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác (hình dáng, mầu sắc, đường nét, độ xa gần ...). Đó là mặt mạnh cúng là mặt yếu của học sinh chúng ta phải lưu ý các em dùng thêm giác quan khác để quan sát. Biện pháp quan trọng nhất để giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát là đặt câu hỏi gợi ý. Đối với học sinh yếu chưa biết cách quan sát giáo viên cần có sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ một vài lần. c) Tổ chức dạy tiết quan sát: - Để làm bài văn viết trung thực, kích thích trí tưởng tượng của học sinh phải cho học sinh quan sát trực tiếp cảnh, vật và người. Có nhiều hình thức và biện pháp để thực hiện yêu cầu này. - Tổ chức cho học sinh quan sát ngay tại địa điểm có cảnh, vật, người cần quan sát. - Tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp đồ vật, cảnh vật ngay tại lớp. - Quan sát trực tiếp cảnh vật, người trước khi đến lớp. Tới lớp, trong tiết học các em hồi tưởng lại và ghi chép lại. Học sinh phải tự làm việc, tự ghi chép lại là chính, cần dành thời gian tối đa cho việc này. * Lưu ý: Về mặt tổ chức lớp học, học sinh có thể không ngồi yên một chỗ mà cần được động đậy, nghiêng ngó, thậm chí rồi khỏi chỗ để có một vị trí quan sát thích hợp, học sinh có thể thì thầm trao đổi với nhau, miễn không làm ồn và ảnh hưởng tới bạn khác. d) Hướng dẫn lập dàn bài văn miêu tả: Muốn lập được dàn bài học sinh phải thực hiện được hai công việc chính đó là: Những gì các em thu thập được qua quá trình quan sát được coi như là “vốn”. Giáo viên cần hướng cho học sinh vào trọng tâm miêu tả để các em biết giữ lại những chi tiết nào, loại bỏ những chi tiết nào. Sau đó các em phải sắp xếp một cách có thứ tự vào các phần của dàn bài. Có thể sắp xếp các tài liệu theo thứ tự thời gian, không gian (phần thân bài) theo một trật tự có lô gíc. e) Hướng dẫn học sinh tích luỹ các từ ngữ miêu tả và lựa chọn những từ ngữ miêu tả: Tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả. Biện pháp đầu tiên giúp các em tích luỹ vốn miêu tả qua các bài tập đọc. Nhiều bài tập đọc là các bài miêu tả hay của nhà văn, số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài văn đó rất phong phú, cách sử dụng sáng tạo. Dạy các bài đó giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chọn các trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, cái đẹp sự sáng tạo của người viết khi dùng chúng. C. Kết thúc: Năm học 2005 – 2006, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4 thay sách, mà là năm đầu tiên tôi tiếp xúc với chương trình cúng như phương pháp thay sách. Tôi đã đọc, nghiên cứu phân môn Tập làm văn phần văn miêu tả và mạnh dạn viết thành đề tài. Tất cả những suy nghĩ trên của tôi đang được tôi áp dụng cho bản thân (chưa được thực nghiệm qua thời gian) nên chưa có phần đánh giá kết quả. Tôi mong được các đồng chí góp ý kiến cho đề tài của tôi đầy đủ, chi tiết hơn để giúp tôi áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao nhất trong dạy phân môn văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Tôi xin trân thành cảm ơn Lào Cai, ngày 04 tháng 01 năm 2006. Người viết Nguyễn Thị Hồng Minh

File đính kèm:

  • dococang kien kinh nghiem lop 5.doc
Giáo án liên quan