Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng ở Tiểu học

Quá trình dạy học bao gồm hệ thống những tác động từ phía người dạy (giáo viên) đến người học (học sinh), nhằm làm cho học sinh tích cực và chiếm lĩnh tri thức, hình thành những phẩm chất nhân cách và năng lực phù hợp với nhu cầu ngày một cao của xã hội hiện đại.

 Thiết kế nội dung (soạn giáo án) và cách thức dạy học là một khâu đột phá quan trọng để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên bao giờ cũng dành một thời gian thích đáng để thiết kế bài.

doc20 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng ở Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học tập của từng giáo viên trong lớp cụ thể. + Dự giờ các giáo viên cùng một bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh trình độ của họ, rút ra ưu nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó. + Dự giờ theo chuyên đề nắm chắc trình độ của một giáo viên hay một lớp học sinh nhằm rút kinh nghiệm về một nội dung cần tập trung giải quyết. Ban giám hiệu chúng tôi cùng thống nhất những việc cần làm trước khi dự giờ được tiến hành theo một quy trình như : * Lập kế hoạch dự giờ, xác định vị trí của bài học trong chương trình, các yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức – kĩ năng của bài giảng và dự kiến hoạt động của thầy và trò., dự kiến nội dung cần quan sát và ước định những tiêu chuẩn đánh giá giờ dự. * Dự giờ: Quan sát diễn biến thực tế của bài lên lớp, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. Quá trình quan sát này thực hiện theo tiến trình các tình huống dạy và học, theo các tuyến Thầy - Trò - Thiết bị dạy học và phản ánh các sự kiện chính của quá trình lên lớp cùng những nhận xét tức thời về các sự kiện đó. * Phân tích - trao đổi với giáo viên về : - Nội dung của giờ học: Tính sư phạm , tính khoa học, tính giáo dục, trọng tâm của bài học. - Phương pháp dạy học: Có phù hợp giữa giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo cho học sinh. * Đánh giá kết quả giờ học (mức độ đạt so với mục tiêu của bài giảng) và chỉ ra đặc điểm lao động của người dạy về tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh, trình độ kiến thức, khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm cũng như lao động học tập của học sinh (kiến thức và kỹ năng sư phạm , năng lực nhận thức, thái độ học tập). Ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp, chúng tôi cũng chú trọng đến việc kiểm tra khảo sát theo định kỳ để đánh giá chất lượng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh. Khi kiểm tra khảo sát chất lượng , chúng tôi tổ chức cho giáo viên trông chéo khối lớp, chấm bài tại trường và chấm chéo trong khối . Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng chất lượng của từng lớp, có nhận xét của hội đồng sư phạm nhà trường. 4.3. Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn Hoạt động của tổ chuyên môn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học . Vì vậy ngoài việc kiểm tra giờ dạy chúng tôi còn kiểm tra hoạt động của tổ được tiến hành theo kế hoạch như sau : a/ Nội dung kiểm tra gồm: * Kiểm tra tổ trưởng : về nhận thức , vai trò của tổ chuyên môn, của tổ trưởng và nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên. * Kiểm tra hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định ( sổ kế hoạch , sổ nghị trình và nghị quyết , sổ theo dõi toàn diện GV và HS , sổ thực hiện chuyên đề ) để nắm cách quản lý và hoạt động của tổ như : + Nề nếp sinh hoạt tổ : lên kế hoạch bài dạy, thông báo việc thực hiện chương trình, khối lượng dự giờ, việc chữa bài cho học sinh. + Bồi dưỡng nghiệp vụ : Thực hiện các chuyên đề của nhà trường. Tổ chức thao giảng , phân công dự giờ . Nội dung tự học tự bồi dưỡng + Chỉ đạo phong trào học tập: Bồi dưỡng học sinh giỏi. Phụ đạo học sinh kém. + Chất lượng dạy học để nắm trình độ kiến thức nghiệp vụ vủa GV , chất lượng và hiệu quả về trao đổi CM trong giảng dạy b/ Hình thức kiểm tra: - Dự sinh hoạt tổ chuyên môn. - Trao đổi với tổ trưởng, giáo viên. - Xem xét hồ sơ sổ sách - Xem giáo án, sổ điểm lớp. - Nghe báo cáo, dự các buổi rút kinh nghiệm dự giờ. -  Dự giờ thăm lớp , khảo sát chất lượng. Sau mỗi đợt kiểm tra chúng tôi đều rút kinh nghiệm , trao đổi về ưu khuyết điểm và hướng dẫn một số biện pháp giải quyết để hoạt động tổ có hiệu quả tốt , nhất là công tác soạn giảng của mỗi giáo viên trong tổ ngày càng có chất lượng hơn . IV. Kết quả chuyển biến Qua thời gian thực hiện các nội dung và biện pháp về tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng soạn , giảng ở đơn vị , chúng tôi thấy chất lượng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh ngày càng tốt hơn . Điều đó đã khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tạo được niền tin trong phụ huynh học sinh . Cụ thể kết quả như sau : 100% giáo viên thực hiện đúng nội dung chương trình 100% giáo viên thực hiện đổi mới cách soạn , giảng và được đánh giá phân loại hồ sơ cuối năm học 2010-2011: Tổng số hồ sơ giáo án được xếp loại 42 hồ sơ. + Loại tốt : 30 hồ sơ , đạt 71,4% + Loại khá : 12 hồ sơ , đạt 28,6 % So với năm học 2009-2010, số hồ sơ xếp loại tốt tăng 9 hồ sơ; hồ sơ loại đạt không có. Nhờ chất lượng công tác soạn giảng được nâng lên rõ rệt nên chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên đáng kể góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ năm học của đơn vị. Cụ thể chất lượng giáo dục cuối năm , năm học 2010-2011 như sau : * Xếp loại học lực : Môn Tiếng Việt TT Khối lớp Học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Một 2 Hai 3 Ba 4 Bốn 5 Năm Cộng Môn Toán TT Khối lớp Học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Một 2 Hai 3 Ba 4 Bốn 5 Năm Cộng * Qua số liệu thống kê nêu trên ,so với đầu năm học , ta thấy : - Học lực Khá, Giỏi môn Toán tăng % ; loại yếu giảm % - Học lực Khá, Giỏi môn Tiếng Việt tăng % ;loại yếu giảm % PHẦN KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp : Muốn thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đạt kết quả thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một tất yếu khách quan . Như chúng ta đã biết “không có phương pháp dạy học nào là vạn năng”. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chính vì vậy trong quá trình dạy học, người thầy phải biết vận dụng và phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tiếp cận nhanh chóng các kiến thức kĩ năng của môn học, bài học. Muốn vậy, việc lập kế hoạch bài dạy là bước hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả của tiết dạy. Người thầy dựa vào trình độ thực tế của lớp do mình đảm nhiệm, nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, bài học, nghiên cứu các tài liệu, dựa vào các đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm để quyết định lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Với mục tiêu giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, có ý chí tự lực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Do đó, việc lập kế hoạch bài dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy học sinh Tiểu học. Như vậy muốn nâng cao chất lượng soạn , giảng của giáo viên đòi hỏi người làm công tác quản lí như cần chú ý : + Có lòng kiên trì , quyết tâm với công việc của mình đang phụ trách . + Chọn tổ trưởng chuyên môn phải là những giáo viên nồng cốt , giáo viên dạy giỏi , có năng lực quản lí , có kĩ năng SP vững vàng , có uy tín với tập thể và phẩm chất đạo đức tốt . + Nội dung sinh hoạt của tổ khối cần tập trung vào việc thực hiện đổi mới PP soạn giảng và các biện pháp bồi dưỡng giáo viên có tay nghề còn yếu + Phải biết chủ động , sáng tạo trong hoạt động dạy và học sao cho phù hợp khả năng của từng giáo viên , tránh áp đặt giáo viên phải làm theo ý mình . Cho nên , người quản lý còn phải có năng lực phân tích , tổng hợp , khái quát vấn đề đưa thành nghị quyết chuyên môn cho phù hợp với thực tiễn của đơn vị . + Tăng cường công tác kiểm tra trong giáo viên về việc thực hiện chương trình , kế hoạch dạy học , thiết kế bài soạn , ……. Có như thế mới nâng cao được chất lượng giảng dạy của nhà trường nói chung và của giáo viên nói riêng . 2. Những bài học kinh nghiệm Thực trạng soạn bài và thực hiện bài dạy ở trên lớp của giáo viên những năm trước đây còn nhiều bất cập, đó là: - Tính hình thức, soạn bài mà không có sự sáng tạo, linh hoạt trong quá trình chuẩn bị bài dạy thì hiệu quả của tiết dạy không cao . - Việc lên lớp thực hiện bài dạy còn không chú ý đến các hình thức dạy học, chưa coi trọng đổi mới phương pháp và ít sử dụng đồ dùng dạy học làm cho giờ dạy tẻ nhạt thiếu sức thu hút, không phát huy hết tính tích cực của các hoạt động của học sinh. Từ khi nắm bắt được những tồn tại trên, đưa vào áp dụng một số kinh nghiệm nhỏ để tổ chức khắc phục những nhược điểm đó đồng thời chỉ đạo từng bước nâng cao chất lượng soạn bài và giờ dạy của giáo viên. Chất lượng bài soạn, giờ dạy đã được nâng lên rõ rệt. Đây là bài học lớn trong khâu tổ chức chỉ đạo chuyên môn của người quản lý ở trường Tiểu học, nhờ có những giải pháp đồng bộ trong khâu thiết kế, thi công bài giảng và công tác kiểm tra nội bộ trường học mà chất lượng toàn diện cũng như chất lượng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, cần có thêm thời gian để tiếp tục kiểm chứng, cần được sự quan tâm hơn nữa của ngành trong công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn nói chung và chỉ đạo công tác soạn giảng nói riêng thì chắc chắn rằng chất lượng dạy và học của trường Tiểu học Long Hòa sẽ còn được nâng cao hơn nữa. 3. Phạm vi áp dụng Sau khi rút ra những biện pháp trong việc tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác thiết kế và thi công bài giảng, công tác kiểm tra nội bộ trường học và áp dụng vào thực tiễn của nhà trường , tôi nhận thấy mọi cán bộ quản lý đều có thể áp dụng kinh nghiệm này vào công tác tổ chức chỉ đạo của mình. Tôi tin tưởng rằng : Những kinh nghiệm này có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung, việc thiết kế bài dạy và thi công trên lớp cho giáo viên nói riêng. Đề tài này cũng có khả năng áp dụng cho các đơn vị trường tiểu học ở trong huyện ./. Long Hòa , ngày 10 tháng 5 năm 2011 Người thực hiện Ngô Thị Hồng Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược phát triển GD bậc tiểu học đến năm 2020 – Bộ GD&ĐT 2. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011của PGD& ĐT , của trường . 3. Kế hoạch thanh tra năm học 2010-2011 của PGD& ĐT. 4. Kế hoạch kiểm tra năm học 2010-2011 của trường . 5. Công văn số 896/BGD&ĐT về hướng dẫn điều chỉnh dạy học cho HSTH. 6. Tài liệu về HD thực hiện chuẩn KT-KN của Bộ GD&ĐT 7 Hướng dẫn thực hiện chương trình tiểu học theo công văn số 9832/BGD&ĐT

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Giáo án liên quan