Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen các tác phẩm văn học

Văn học là món ăn tinh thân của nhân loại, là đề tài hấp dẫn và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Văn học là một trong những môn học quan trọng trong chương tình giáo dục mầm non. Văn học là người bạn không thể thiếu được đối với trẻ, nó đêm lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật.Vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong các hoạt động học tập của trẻ ở trường mầm non. Cùng với các hoạt động khác: vui chơi, vệ sinh, lao động.

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen các tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mèo, chó, lợn,... cây cỏ hoa lá tôi đọc cho trẻ nghe những bài thơ, mẫu chuyện nhỏ có nội dung giáo dục trẻ, gần gũi gắn với các hành vi của trẻ, tạo cho trẻ thói quen nghe cô kể chuyện. Ngoài việc làm các con rối, tranh nổi, tranh viết kèm theo nội dung trong chương trình tôi còn sưu tầm các câu chuyện hay mang tính giáo dục cao để làm tranh dạy trẻ. Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học trong giờ hoạt động chung. * Dạy trẻ cảm thụ tác phẩm có thói quen thích nghe cô kể chuyện. Tôi chuẩn bị tốt giáo án, đồ dùng trực quan đầy đủ, đảm bảo tính giáo dục bền đẹp, hấp dẫn như: rối, mô hình, tranh dựng hình... Tôi thường dạy trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học theo hướng thích hợp các môn học khác phục vụ chủ đề tác phẩm. Ví dụ: Dạy trẻ làm quen tuyện “Sự tích Hồ Gươm” – Vàogiờ học tôi tổ chức cho trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”. Sau đó dùng các câu hỏi gợi mở giúp trẻ cảm thụ các con vừa hát bài hát gi ? Các em có yêu Hà Nội không ? Thông qua truyện trẻ biết Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Đây là chủ đề câu chuyện để giới thiệu tại sao Hồ này có tên Hồ Gươm. Tôi đã lồng môi trường xung quanh vào tiết dạy để khắc sâu chủ đề. Ngoài ra tôi còn sử dụng các bài thơ có nội dung về các danh lam thắng cảnh, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước. Truyền thụ tác phẩm văn học qua 2 bước + Bước 1: Đọc kể diễn cảm Kể lần 1: Tôi sử dụng điệu bộ, kết hợp với ánh mắt, nét mặt thể hiện tính cách nhân vật – nội dung chuyện. Kể lần 2: Tôi kể diễn cảm kết hợp xem tranh hoặc mô hình với mục đích là gây hứng thú giúp trẻ chỉnh xảo lại hình ảnh tưởng tượng, hình dung ra những điều trẻ chưa tưởng tượng được ở lần thứ nhất. + Bước 2: Trích dẫn giảng giải kết hợp đàm thoại Phần giảng giải và trích dẫn, tôi sử dụng tranh, tôi luôn để tranh ở vị trí trung tâm để trẻ dễ nhìn, đặt ra nội dung câu hỏi có hệ thống phù hợp với khả năng tâm lý của trẻ – giảng giải làm rõ ý một cách ngắn gọn dễ hiểu giúp trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Cô cần giải thích các từ khó rong câu truyện, biết kể diễn cảm và thể hiện ngữ điệu của nhân vật. ở biện pháp này yêu cầu được nâng dần lên, nên đòi hỏi cô giáo phải có nghệ thuật lên lớp thu hút trẻ. Cô giáo có thể giới thiệu bằng nhiều cách, cho trẻ xem tranh hoặc nghe lời nói của nhân vật hoặc trò chuyện theo kinh nghiệm của trẻ về một số nhân vật gần gũi với cuộc sống. Muốn trẻ hiểu rõ nội dung câu chuyện biết kể diễn cảm và thể hiện ngữ điệu của nhân vật đòi hỏi giáo viên phải đặt ra những câu hỏi logic, ngắn gọn dễ hiểu, dễ khuyến khích trẻ giơ tay phát biểu, giáo viên phải coi tính tích cực hoạt động của trẻ xem trẻ là vai trò trọng tâm, muốn trẻ cảm thụ các tác phẩm tốt, hiểu sâu sắc về nội dung câu chuyện, câu hỏi giáo viên đưa ra phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ và hệ thống câu hỏi đó giúp trẻ tháo gỡ những khó khăn trong cách dùng từ dùng câu như trong cách miêu tả nhân vật cô gợi ý bằng hệ thống câu hỏi nhằm giúp trẻ xây dựng một dàn ý câu chuyện. Hệ thống câu hỏi được đặt ra theo dạng câu đúng ngữ pháp, câu đơn mở rộng, câu ghép. Đây là một biện pháp quan trọng giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng đúng ngữ pháp, nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Đồng thời kích thích trẻ bắt chước giọng và ngữ điệu của nhân vật theo sự gợi ý câu hỏi, từ đó giúp trẻ khắc sâu về nội dung và kể chuyện diễn cảm, thể hiện ngữ điệu của nhân vật. * Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo theo tính cách nhân vật. Biện pháp này yêu cầu trẻ đã nắm được nội dung cấu trúc bố cục cốt truyện, tính cách nhân vật và cách vẽ sáng tạo theo tính cách nhân vật là như thế nào rồi để trẻ phát huy trí tưởng tượng phong phú theo ý tưởng của mình để trẻ kể về tính cách nhân vật. Nhằm phát huy ở trẻ tính độc lập sáng tạo, tự tin khi kể chuyện giúp trẻ thể hiện dần tự diễn đạt được ngôn ngữ của mình ngày càng cao hơn và có tính mạch lạc. Bước 1: Cô kể chuyện sáng tạo theo tính cách nhân vật. Bước 2: Đàm thoại cùng trẻ về tính cách nhân vật giúp trẻ xây dựng bố cục nội dung câu chuyện một cách sáng tạo lôgíc. Bước 3: Trẻ kể tiếp câu chuyện của cô hoặc của bạn sáng tạo lôgíc. Bước 4: Trẻ tự kể chuyện sáng tạo theo tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ của mình một cách mạch lạc tự tin. Bước 5: Nhận xét đánh giá Biện pháp 3: Làm quen tác phẩm văn học ở mọi lúc, mọi nơi. Đối với trẻ mẫu giáo lớn thời gian chỉ từ 25-30 phút thì biện pháp này bổ sung hỗ trợ cho sự thông công trong tiết dạy khá nhiều. Đây là biện pháp tối ưu để tận dụng tiết kiệm trong những khoảng thời gian rãnh rổi vận dụng khoảng thời gian này để cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giải nghĩa từ khó, sữa lỗi phát âm. Khi trẻ tiếp xúc với chuyện cô giáo tập cho trẻ tự kể chuyện sáng tạo giai cấp cho trẻ đóng kịch bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm để chuyển thể những câu chuyện hay thành kịch bản để trẻ đóng kịch hoặc kể chuyện sáng tạo theo nội dung truyện theo tính cách nhân vật nhằm mục đích khắc sâu hình ảnh nhân vật vào tâm trí trẻ. Ví dụ: Trong câu truyện “Chu dê đen” Tôi làm mũ dê đen, dê trắng, chó sói... khi trẻ thể hiện trẻ đội mũ các nhân vật tôi thường hướng dẫn trẻ thể hiện phong cách của từng nhân vật, kết hợp điệu bọ, cử chỉ nét mặt giọng nói nhằm giúp trẻ thể hiện tốt vai diễn của mình hoặc trẻ sáng tạo theo ngôn ngữ của mình. Biện pháp 4: Phối hợp cùng phụ huynh Để làm tốt bộ môn làm quen tác phẩm văn học ngoài khả năng của cô giáo, sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tôi còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Để có được sự giúp đỡ nhiệt tình đó, bản thân tôi cố gắng giảng dạy thật tốt, tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về tâm quan trọng của việc giúp trẻ học tốt bộ môn “làm quen với tác phẩm văn học” hiểu được tầm quan trọng của bộ môn các bậc phụ huynh đã ủng hộ và giúp đỡ tôi. Sưu tầm các tranh ảnh, báo hoạ mi, truyện, các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Xây dựng góc tuyên truyền có trưng bày các hình ảnh bé vòng tay chào bố mẹ, bé quét nhà, bé chăm sóc các con vật nuôi để ngay chỗ dễ nhìn khi phụ huynh đón trẻ. Thường xuyên nhắc phụ huynh mua báo hoạ mi, các chuyện tranh có nội dung phong phú, gần gũi trẻ đọc cho trẻ nghe ở nhà và kết hợp luyện đọc và giáo dục trẻ qua nội dung truyện. Khuyến khích phụ huynh tham gia sáng tác chuyện, thơ, ca dao, câu đố... phục vụ cho nội dung làm quen tác phẩm văn học. Gặp riêng phụ huynh của những trẻ phát âm chưa chuẩn (nói ngọng, nói lắp...) phối hợp cùng với phụ huynh giúp trẻ phát âm chuẩn hoặc một số trẻ năng khiếu nói mạch lạc, khuyến khích phụ huynh quan tâm rèn luyện thêm để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách có hiệu quả nhất. Phối hợp cùng với phụ huynh tập một số kịch tham gia hội thi “Bé tập làm nội trợ”. Biện pháp 5: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Đây là khâu quan trọng không thể tiếu được khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học vì trẻ rất ưa cái đẹp, thích khám phá những cái mới lạ - Tôi xây dựng góc văn học ở cuối lớp có giá đựng các loại sách chuyện, báo hoạ mi, tranh ảnh. Góc văn học được trang trí với nhiều hình ảnh rất ngộ nghĩnh và dễ thương – Cây xanh với những chùm quả chín, các con vật (con rối) như: thỏ, chi, bướm, gấu, sóc... trên tường là hình chữ nổi “chuyện của chúng mình” để trẻ có thể làm quen với chữ viết, tôi sưu tầm các bài thơ hay, ngắn phù hợp với trẻ để viết ra bìa cùng với các hình ảnh... tạo không gian hấp dẫn thu hút trẻ, trẻ có thể ngồi dưới gốc cây với không gian riêng để xem tranh, đọc sách. Việc tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học được thực hiện rất phong phú, đa dạng xung quanh trẻ. Nhằm giúp trẻ thêm yêu cuộc sống và trẻ được làm quen với nhiều chữ viết, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khi lên học tại trường tiểu học. III. Kết quả Qua việc thực hiện các biện pháp mới, sáng tạo trong việc dạy môn “Làm quen văn học” tôi đã thu được kết quả như sau: Về trẻ Nội dung Trước đây Sau khi sử dụng biện pháp Số trẻ tham gia một cách tích cực chủ động vào giờ học 50% 95% Số trẻ nói đúng ngữ pháp, đúng âm tiết ngôn ngữ phát triển 55% 90% Số trẻ thể hiện tình cảm yêu trường, gần gũi với mọi người và thế giới xung quanh, kể chuyện sáng tạo 25% 60% 2. Về phụ huynh - Phụ huynh biết được tầm quan trọng của môn học nên nhiệt tình hưởng ứng, đóng góp các loại đồ dùng: báo, tranh ảnh phục vụ cho tiết học làm quen văn học. Đặc biệt phụ huynh quan tâm tới sự phát triển ngôn ngữ của con em mình, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp để về nhà rèn luyện thêm cho trẻ: phát âm đúng từ, đúng ngữ pháp, sửa nói ngọng, nói lắp... tạo cho cô giáo có một điểm tựa tốt hơn trong việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 3. Về cô giáo Từ khi sử dụng biện pháp mới nghệ thuật lên lớp của tôi linh hoạt, sáng tạo hơn, tích hợp và lồng ghép các môn học khác, sinh động và hấp dẫn hơn, thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ thêm yêu thích môn học. IV. Bài học kinh nghiệm Qua áp dụng các biện pháp mới vào giảng dạy bộ môn làm quen văn học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: 1. Giáo viên chuẩn bị tốt giáo án, đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ tham gia vào tiết học một cách tích cực chủ động. 2. Luôn tạo tình huống bất ngờ, thú vị để lôi cuốn sự tò mò, kích thích sự tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nhằm thu lại kết quả cao trên trẻ. 3. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mọi lúc, mọi nơi. 4. Dạy trẻ biết tự kể chuyện, sáng tạo theo tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ của mình. 5. Biết lồng ghép, kết hợp hài hoà các bộ môn để đạt kết quả cao cho tiết học. 6. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phong phú, đa dạng, hấp dẫn trẻ. 7. Phối hợp với các ban ngành, các bậc phụ huynh mua sắm, sưu tầm tranh ảnh, báo phục vụ cho bộ môn văn học. Trên đây là một số biện pháp dạy trẻ về bộ môn “Làm quen văn học” mà tôi đã đúc rút ra qua quá trình giảng dạy. Tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp để có nhiều sáng kiến hay hơn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Hoà, ngày 20 tháng 3 năm 2005 Người viết sáng kiến Trương Thị Thanh Thương

File đính kèm:

  • docSang kien (MN.doc
Giáo án liên quan