I / Lý do chọn đề tài :
1 /1 Lý do khách quan : Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học . Học tốt Tập đọc không những giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng đọc –nghe –nói mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác.
½ .Lý do chủ quan:Đầu năm học : 2006-2007 . Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi dạy lớp 5B .Sĩ số có 28 em . Sau khi chúng tôi khảo sát chất lượng môn Tập đọc , kết quả 18 em đạt trung bình và khá chiếm tỉ lệ 63,4% , 10 em đạt yếu tỉ lệ 35,7% . Với tỉ lệ yếu này sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ môn Tập đọc nói riêng và phân môn Tiếng Việt nói chung . Do đó , chúng tôi quyết định viết đề tài này .
2/ Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu :
- _Đối tượng : Học sinh lớp 5B .
- _Nhiệm vụ nghiên cứu: Môn Tập đọc có hai nhiệm vụ chính:
· Rèn kĩ năng đọc
· Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn .
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề liên quan đến việc nâng cao chất lượng môn Tập đọc 5
PHẦN NỘI DUNG :
Môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học đối với học sinh , trong đó Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học . Học tốt Tập đọc không những giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng nghe – nói – đọc –viết mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác . Qua thực tế giảng dạy ở trường , tôi nhận thấy mặc dù phân môn Tập đọc ä äđã được định hình khá rõ về nội dung ,phương pháp giảng dạy,song khi lên lớp tiết á tập đọc không ít giáo viên còn lúng túng,chất lương giảng dạy chưa cao,chưa phát huy hết tính tích cực .
Trong việc chọn từ và giải nghĩa từ , một số giáo viên còn lúng túng ; việc chọn lựa từ để giải nghĩa hoặc mở rộng từ chưa chắt lọc được những từ nào trọng tâm cần cung cấp kiến thức cho học sinh . Giảng từ chưa kết hợp với giảng ý và gắn với văn cảnh cụ thể .
- Giáo viên chưa giúp học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp trong mỗi bài văn bài thơ , đôi khi chưa lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho mỗi học sinh qua mỗi bài Tập đọc .
Xuất phát từ những tồn tại và vướng mắc trong quá trình giảng dạy Tập đọc trên , tôi đã tìm ra một số phương pháp , biện pháp khắc phục , nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của phân môn Tập đọc .
II / BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1 / Phần chuẩn bị giáo án (ở nhà ) :
* Để có được hiệu quả cao trong tiết dạy Tập đọc thì khâu chuẩn bị bài là một yếu tố không thể thiếu hay sơ sài , qua loa được .Một bài soạn Tập đọc giáo viên cần chuẩn bị : Giáo viên cần đọc kĩ bài Tập đọc nhiều lần , đọc diễn cảm bài Tập đọc theo cảm xúc thật , tìm hiểu kĩ nội dung bài để cảm thụ hết cái hay, cái đẹp trong một bài văn , bài thơ .Từ đó xác định mục tiêu bài dạy và đề ra phương án dạy phù hợp .
_ Ngoài sách giáo khoa ra , giáo viên cần tham khảo thêm sách giáo viên , sách bài soạn , từ điển Tiếng Việt , các tài liệu có liên quan . . . để bổ sung kiến thức cho tiết dạy .
_ Chọn lọc từ tiêu biểu để giảng giải cho học sinh , nên mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách tìm từ cùng nghĩa , gần nghĩa hoặc trái nghĩa .
_Chú ý đến phần luyện đọc cho học sinh , với những câu văn dài nên ngắt nghỉ như thế nào chophùu hợp để câu văn không bị gián đoạn , loãng ý :
+ Ví dụ : Trong bài : “ Những con sếu bằng giấy’’ ( TV5 ) ( tập 1) có câu văn :
+ “ Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình , cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng , em sẽ khỏi bệnh .’’
Nên ngắt hơi như sau :
+ Nằm trong bệnh viện / nhẩm đếm từng ngày còn lại / của đời mình , / cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng / nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng ,/ em sẽ khỏi bệnh / .
_ Bài soạn cần thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò . Nên trình bày bài soạn theo hai phần : Hoạt động của thầy và hoạt động của trò . ( có phần dự kiến các tình huóng trả lời của học sinh )
_ Dạy một tiết Tập đọc nhất thiết phải có đồ dùng dạy học ( tranh ảnh , vật thật , vật mẫu . . . )
Nên có phiếu bài tập để củng cố kiến thức chohọc sinh sau tiết dạy .
2 / Hoạt động trên lớp :
a / Kiểm tra bài cũ :
_ Trong phần kiểm tra bài cũ giáo viên nên chọn nội dung kiểm tra phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với học sinh yếu , kiểm tra phần đọc và trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa và phần giảng bài của giáo viên . Đối với đối tượng khá , giỏi nên yêu cầu học sinh đọc diễn cảm hoặc tự đọc đoạn văn mình yêu thích và nêu cảm xúc của mình khi đọc đoạn văn , đoạn thơ đó. Nói chung , cần thay đổi hình thức kiểm tra sao cho hấp dẫn , sinh động , tránh sự rập khuôn , máy móc đến nhàm chán .
_ Ngoài kiểm tra bài hôm trước ra , giáo viên nên kết hợp kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng trực quan như tranh ảnh , vật thật cho bài mới ( nếu có ) .
Sau khi kiểm tra cần nhận xét , tuyên dương trước lớp những em chuẩn bị bài cũ và xem trước bài mới tốt để khuyến khích tinh thần chuẩn bị bài ở nhầcủ học sinh.
b / Bài mới :
_ Giới thiệu bài mới : Thông thường , sau mỗi tiết Tập đọc xong , giáo viên thường dặn dò bài tiết sau và giao việc về nhà cho học sinh , do đó phần lớn các em đã chuẩn bị bài ởû nhà nên giáo viên không cần dẫn dắt dài , nên giới thiệu một cách ngắn gọn , thu hút sự chú ý và gây hứng thú cho học sinh . Giáo cũng cần nói thêm một vài nét về tác giả , xuất sứ hoàn cảnh sáng tác và giá trị văn học của tác phẩm nhưng phải thật ngắn gọn .
_ Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài :
a / Luyện đọc :
+ Gọi học sinh có giọng đọc tốt , diễn cảm đọc toàn bài . Giáo viên có thể cho học sinh đề xuất cách đọc , các em cùng nhận xét , thống nhất cách đọc . Cách làm này gây cho học sinh có hứng thú theo dõi việc đọc mẫu .
b / Tìm hiểu bài :
Giáo viên cho học sinh tự phân đoạn và đọc đoạn văn mình yêu thích , tự đặt câu hỏi để học sinh khác trả lời . Tất nhiên không thể khai thác hết nội dung của bài , giáo viên sẽ gợi ý thêm để học sinh tìm hiểu , phương pháp này sẽ giúp các em tìm tòi , động não để tìm ra nhiều câu hỏi hay và phù hợp .
Từ việc đặt câu hỏi , các em sẽ phát hiện ra những từ khó ở sách giáo khoa đã cung cấp và từ có liên quan đến nội dung –nghệ thuật của bài .
Với loại từ sách giáo khoa đã chú thích , giáo viên chỉ cần cho học sinh tự giải thích , nếu không đầy đủ , em khác sẽ bổ sung , tạo cho học sinh có thói quen chuẩn bị bài ở nhà , không nhất thiết giáo viên phải cung cấp .
Giáo viên có thể cho học sinh đặt tên riêng cho mỗi đoạn . Từ đó , rút ra cảm nghĩ của các em qua mỗi đoạn văn , đoạn thơ của tác giả .
c / Phần củng cố , giáo dục tư tưởng cho học sinh
Phần củng cố , cần tiến hành một cách nhẹ nhàng , linh hoạt , giúp các em hệ thống lại được bài Tập đọc , biết được những cái hay , cái đẹp thông qua những từ ngữ , hình ảnh trong bài .
Có thể thay bằng một hình thức củng cố khác như tổ chức trò chơi luyện đọc , hti tìm từ , tìm ý , gắn với nội dung bài Tập đọc hoặc hình thứuc trả lời trên phiếu bài tập .
Ở phần này , giáo viên cũng nên lồng ghép giáo dục cho học sinh những tình cảm trong sáng , phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi , phù hợp với nội dung bài .
d / Phần dặn dò , nhận xét :
_ Giao việc về nhà cho học sinh thật cụ thể . Giới thiệu bài hôm sau sẽ học và những công việc cần làm , cần chuẩn bị trước khi đến lớp .
Phần nhận xét chung : Nên tuyên dương trước lớp những em có nhiều tiến bộ trong tiết học , khuyến khích các em học tốt hơn ở những tiết học sau .
** Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã rút ra từ kinh nghiệm bản thân và học tập ở các đồng nghiệp , sách báo , tài liệu . . . Hơn mười năm qua đứng trên bục giảng và được phân công dạy khối 4 –5 , tôi đã không ngừng tìm tòi , học hỏi để nâng cao chất lượng giảng dạy , nâng cao tay nghề .
Tất nhiên , không có phương pháp nào là tối ưu , song quá trình giảng dạy , tôi nhận thấy mình đã gặt hái được nhiều thành quả đáng kể .
III / Kết quả đạt được :
1 / Học sinh :
_ Học sinh có ý thức hơn trong học tập môn Tập đọc .
_ Kĩ năng đọc của học sinh được nâng cao , da số các em đều đọc to , rõ ràng , mạch lạc , một số học sinh đọc diễn cảm tốt , điều này giúp các em học tốt môn chính tả , viết lỗi ít sai .
2 / Giáo viên :
Có thói quen chuẩn bị bài kĩ ở nhà , không qua loa chiếu lệ .
Phối hợp các phương pháp đặt trưng của bộ môn như : giao tiếp , giảng giải , đàm thoại , gợi mở , vấn đáp , trực quan , . . .
Có mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh .
Giáo viên lên lowps một cách tự tin , thỏa mái không còn lúng túng khi gặp tình huống ngoài dự kiến .
Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò .
Nâng cao tay nghề cho giáo viên , chất lượng học tập của học sinh ngày một cao hơn
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ; KẾT QUẢ TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN GIỮA HỌC KÌ II NHƯ SAU :
GIỎI
KHÁ
T.B
YẾU
HS
%
HS
%
HS
%
HS
%
ĐẦU NĂM
9
32,2
9
32,2
10
35,6
CUỐI H. K I
2
7,2
10
35,6
10
35,6
6
21,6
GIỮA H.K II
3
10,7
11
39,3
12
42,8
2
7,2
So với đầu năm , học sinh yếu giảm ( từ 10 em xuống còn 2 em yếu ) chiếm tỉ lệ 7,2,% . Đồng thời học sinh khá , trung bình tăng lên , đặt biệt đầu năm chưa có học sinh giỏi môn Tập đọc , nhưng đến giữa học kỳ II tăng lên 3 emchiếm tỉ lệ 10,7% .
Như vậy , chất lượng môn Tập đọc được nâng cao . Chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh nghiệm này trong môn Tập đọc , để kết quả cuối năm đạt cao hơn .
* Những sáng kiến của tôi trên đây cũng chỉ là những kinh nghiẹm rút ra từ bản thân và học hỏi ở các đồng nghiệp nên chắc chắn còn có nhiều thiếu sót . Mong các đồng nghiệp cùng tham khảo góp ý . Tôi xin chân thành cảm ơn . / .
File đính kèm:
- sangkienkinhnghiem.doc