Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh

Tiểu học là bậc học quan trọng trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Nhiều năm qua, để thực hiện được mục tiêu đó, Phòng Giáo & Đào tạo Đakrông có nhiều công văn hướng dẫn chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị định, Nghị quyết các cấp về việc “Nâng cao chất lượng giáo dục” trong giai đoạn hiện nay. Đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học

doc17 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 13426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm thu hút được tất cả đối tượng học sinh tham gia học tập. Giáo viên phải nắm chắc cách dạy từng loại bài của từng phân môn, chẳng hạn dạy Môn Toán: * Đối với bài lí thuyết: - Phần lí thuyết: tôi thường dành thời gian tối đa khoảng 20 phút ( Có thể nhiều thời gian hơn tuỳ từng bài học): mỗi đơn vị kiến thức cơ bản, tôi tổ chức thành một hoạt động (kể cả hoạt động củng cố kiến thức, kĩ năng chuẩn bị cho học nội dung mới), tạo điều kiện cho học sinh chủ động tham gia các hoạt động( có sự hỗ trợ của đồ dùng học tập) giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Để học sinh dễ tiếp thu bài, khi ghi bảng chỉ cần trình bày bảng đơn giản cụ thể như: Ghi đầu bài dạy, tóm tắt đề, hình vẽ, công thức, bài giải các bài tập. - Phần luyện tập: Học sinh chủ yếu làm việc cá nhân, giáo viên quan sát tổng thể cả lớp, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng, tránh giao việc bình quân, hướng dẫn chi tiết, tránh sử dụng học sinh khá giỏi làm việc thay cả lớp.Yêu cầu tất cả học sinh đều phải hoàn thành ít nhất hai bài tập. * Đối với bài luyện tập thực hành: Cách dạy như dạy phần luyện tập trong tiết lí thuyết. * Đối với bài: Dạy đại lượng và đơn vị đo đại lượng. Hình thành biểu tượng cho học sinh bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan và kinh nghiệm thực tiễn, sau đó mới dẫn dắt học sinh đọc , viết đơn vị đo, khắc sâu mối quan hệ giữa đơn vị đo mới với các đơn vị đo đã học trong cùng một đại lượng, dành thời gian cho học sinh thực hành đo và ước lượng. * Đối với bài: Dạy các yếu tố hình học: - Hình thành biểu tượng hình học trên cơ sở quan sát thực tiễn và các hình học đã biết, yêu cầu học sinh ban đầu nắm được dạng tổng thể, sau nâng dần mức độ, đi sâu vào đặc điểm và các yếu tố của hình. Chú ý rèn kĩ năng vẽ hình cho học sinh. * Đối với bài: Dạy giải toán có lời văn: tôi thường cho học sinh tự tìm và nêu được yêu cầu của đề bài, sau đó tự tóm tắt đề, tự trình bày bài giải, chỉ gợi ý, trợ giúp khi thực sự cần thiết. Chữa bài tỉ mỉ và chính xác. Giáo viên nắm được mục tiêu bài học, thiết kế bài dạy, xây dựng hình thức tổ chức dạy học phù hợp với lớp học. Đối với các em học sinh miền núi, phải tìm hiểu một lượng kiến thức lớn và khó. Để giúp học sinh nắm được nội dung bài . Với cách làm như trên học sinh rất ham học, thu hút được tất cả các trình độ học tập trong lớp, học sinh học yếu cũng hồ hởi tham gia. Tôi thường tạo điều kiện cho những học sinh yếu trả lời những câu hỏi mà các em có thể trả lời được, ưu tiên cho đối tượng này nhũng câu hỏi dễ, bài tập phù hợp để dần dần đưa các em vào guồng máy hoạt động của cả lớp. Dùng cách “ mưa dầm thấm lâu” không nóng vội kết quả. Ngoài ra cần phải động viên khen ngợi, tuyên dương trước lớp về sự tiến bộ của các em. Qua mỗi bài học, mỗi phân môn cần có những hình thức tổ chức dạy học khác nhau, biết dẫn dắt học sinh đi từ cái hay này đến tri thức mới lạ khác, gây trí tò mò tạo niềm hứng thú học tập. Ngoài phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, giáo viên phải hướng dẫn các em cách học trên lớp cũng như ở nhà sao cho đạt hiệu quả. Đối với việc học ở nhà: Tôi thường hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu, ghi rõ từng công việc gắn liền với thời gian cụ thể. Học bài theo thời khoá biểu,ví dụ: Thứ hai có các tiết học: Đạo đức; Tập đọc; Toán; Chính tả. Tôi gợi ý cho học sinh: biết tự bố trí thời gian cho từng tiết học. Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các yêu cầu trong sách giáo khoa. Thể hiện việc học bài trước ở nhà của mình trên vở nháp như sau: Tiết 1: Tập đọc: bài : Trường em Trả lời câu hỏi 1:( …………………………………………..) Trả lời câu hỏi 2 (…………………………………………..) Trả lời câu hỏi 3 . v.v Tiết 2.Tập đọc: Trường em Trả lời câu hỏi 1(…………………………………………) Trả lời câu hỏi 2(………………………………………...) Trả lời câu hỏi 3.v.v. (……………………………………….) Tiết 3. Toán: Ôn tập Thực hiện BT 1 : Thực hiện BT 2: Thực hiện BT 3 . v.v.. Tiết 4:Đạo đức:Em là học sinh lớp 1 *)Thứ ba: Toán – Chính tả - Tự Nhiên-Xã hội. Học sinh phải chuẩn bị vào vở nháp được như sau: Tiết 1:Toán: Ôn tập Thực hiện BT 1 (……………………………….) Thực hiện BT 2: (………………………………) Thực hiện BT 3 . (……………………………….) Tiết 2. Chính tả Trả lời câu hỏi 1(……………………………………) Trả lời câu hỏi 2(……………………………………) Trả lời câu hỏi 3 . v.v Tiết 3.Tự Nhiên – Xã hội Phần nhận xét: Phần bài tập: Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập3 .v.v. *) Thứ tư, thứ năm, thứ sáu cũng tiến hành tương tự như vậy. Vào đầu giờ học tôi kiểm tra nhanh sự chuẩn bị này của học sinh, chỉ cần vài tuần đầu là xây dựng được thói quen này. Việc xây dựng cho học sinh thói quen chuẩn bị bài ở nhà,các em tự khám phá kiến thức mang lại hiệu quả học tập rất cao vì khi các em đã nghiên cứu kĩ bài trước ở nhà , đến lớp tiếp thu bài rất nhanh. Việc học trên lớp: - Duy trì nề nếp kiểm tra bài cũ, chữa bài tập thường xuyên, kiểm tra đồ dùng học tập với nhiều hình thức: giáo viên kiểm tra hoặc cán sự lớp, bạn cùng bàn kiểm tra lẫn nhau. - Xây dựng đôi bạn khá giỏi để giúp đỡ lẫn nhau, tổ chức thi đua từng cặp đôi bạn, cuối tháng cho học sinh bình chọn cặp đôi bạn tiến bộ nhất ghi vào sổ theo dõi. Cuối kì bình chọn đôi bạn nào học tiến bộ, và ghi được nhiều thành tích nhất trao giải thưởng, để động viên. Giải thưởng bằng hiện vật đơn giản như: quyển vở, quyển sách truyện hoặc chiếc bút. Tuy đơn giản nhưng có sức thuyết phục hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tích cực học tập, các cặp đôi bạn thi đua và giúp đỡ lẫn nhau học tập tốt. Theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua từng tuần, từng tháng, từng kì. Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi vào chiều thứ hai, ba. Phụ đạo học sinh yếu vào các buổi chiều thứ bảy, chủ nhật. Thay đổi phương pháp dạy theo hướng tích cực phù hợp từng môn, từng bài. Tuần cuối cùng của tháng, tôi thường phối hợp với tổ khối tổ chức cho học sinh trong khối giao lưu tìm hiểu về các kiến thức đã học như: thi giải toán nhanh, thi kể chuyện, thi đọc thơ, thi tìm hiểu về kiến thức Khoa, Sử, Địa. Với cách làm này không những học sinh lớp tôi chủ nhiệm mà học sinh của cả khối đều phấn khởi hồ hởi học tập. Ngoài ra phải đặc biệt chú trọng dạy học sinh cách học, Ví dụ: Đối với môn Toán: Hướng dẫn cách chuẩn bị bài ở nhà, tôi thường yêu cầu học sinh: Nghiên cứu kĩ bài và làm làm bài tập trước trong sách giáo khoa. Còn khi học trên lớp: Dành nhiều thời gian cho học sinh được thực hành. Tổ chức thi giải toán nhanh, đố vui, thi điền nhanh điền đúng kết quả. Đảm bảo tất cả học sinh được tham gia, tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái . Đối với môn Tiếng Việt: Hướng dẫn học sinh học bài mới ở nhà, tôi thường yêu cầu học sinh: +) Với phân môn Tập đọc: Tôi yêu cầu học sinh đọc bài trước vài lần, tìm hiểu kĩ cách đọc, tập đọc diễn cảm và tập trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. +) Phân môn Chính tả : Yêu cầu học sinh đọc trước bài cần viết vài lần, tập chép bài đó vào vở nhà. Khi giảng bài mới: Sử dụng tích cực hoạt động nhóm, thảo luận nhóm, GV chỉ là người tổ chức , học sinh là người thực hiện. Mỗi môn học, mỗi bài học phải có những hình thức tổ chức học tập khác nhau thì mới thu hút được học sinh học tập tốt. Khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh phải vừa sức, không rập khuôn trong sách giáo khoa. Vì những học sinh học yếu thưòng ngại suy nghĩ, ngại học. Đối với những HS khá giỏi ngoài bài tập trong sách giáo khoa cần phải giao thêm bài tập nâng cao. Tóm lại: Giáo viên cần phải biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với lớp, quan tâm chú trọng tới 4 đối tượng học sinh, tạo điều kiện để học sinh tích cực chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức.Với biện pháp này , tôi đã giúp được học sinh hứng thú học tập, biết cách học từng phân môn sao dễ nhớ, dễ thuộc. Rèn được thói quen học bài cũ ở nhà và sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Xây dựng cho học sinh ý thức học tập tốt biết tự rèn luyện phấn đấu vươn lên, học tập đạt hiệu quả cao. IV. KẾT LUẬN: 1. Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu về tình hình thực tế của lớp, của địa phuơng và điều kiện thực tế của nhà trường tôi đã suy nghĩ tìm tòi vận dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học. Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy và học, đồng thời đúc rút kinh nghiệm từ bản thân, từ bạn bè đồng nghiêp, áp dụng triệt để những biện pháp tôi trình bày ở trên nên kết quả chất lượng lớp tôi phụ trách nhiều năm nay luôn là lớp dẫn đầu toàn trường về mọi mặt (học lực, hạnh kiểm). Kết quả học tập khả quan: Những học sinh học yếu có sự tiến bộ rõ rệt, nhiều học sinh học lực trung bình đã đạt được khá, giỏi và số lượng học sinh tham gia thi cấp huyện năm sau tăng hơn năm trước 20%. Các em tham gia thi đều có giải và đạt giải cao. Dưới đây là bảng số liệu chất lượng học tập cuối học kì I và kết quả khảo sát giữa học kì II. *) Năm học :2013-2014 Kết quả khảo sát cuối học kì I- Môn Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL Toán 6 40% 4 26,7 1 6,7 3 20% T. V 4 26,7% 7 46,6% 1 6,7% 3 20% Kết quả khảo sát giữa học kì II: Môn Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL Toán 6 40% 5 33,3 1 6,7% 3 20% T. V 5 33,3% 6 40% 1 6,7% 3 20% Với những biện pháp tôi trình bày ở trên rất phù hợp với điều kiện học sinh miền núi. Đây là một trong những giải pháp rất hiệu quả góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh vùng dân tộc thiểu số. 2. Khuyến nghị - Đề xuất: 2.1. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo: Nên duy trì thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề về việc nâng cao chất lượng giáo dục. 2.2.Đối với nhà trường: BGH nhà trường cần tham mưu đắc lực với chính quyền địa phương và các Ban ngành, có kế hoạch xây dựng thêm phòng học, các nhà hiệu bộ, xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho học sinh được học 2 buổi/ ngày. Có phòng thư viện, phòng đọc sách để giúp học sinh mở mang thêm kiến thức. Có kế hoạch mua sắm thêm trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa đảm bảo cho học sinh đầy đủ. Xây dựng và phát triển lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo phương châm xã hội hoá giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. TÀI LIỆU THAM KHẢO SGK lớp 1 Sách tự nhiên xã hội Sách đạo đức và các vở bài tập

File đính kèm:

  • docSKKN Nang cao chat luong dai tra Tieu hoc.doc
Giáo án liên quan