Toán là một môn học trung tâm của mọi cấp học. Nó có một vị trí quan trọng trong mọi nhà trường nhất là cấp Tiểu học (cấp học nền móng). Môn toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo góp phần vào việc xây dựng và hình thành phẩm chất cần thiết của học sinh thời đại mới. Nhờ có sự hiểu biết các mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách làm việc có hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng- Môn toán lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất là :phương pháp hỏi đáp, phương pháp tự tìm kiến thức, hình thức hoạt động cá nhân , hình thức hoạt động nhóm...
6 . Giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, sáng tạo và phù hợp vào việc giảng dạy đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích.
*Lưu ý đến việc nâng cao năng lực tư duy cho học sinh. Coi trọng việc giúp học sinh vận dụng kiến thức vào luyện tập thực hành và thực tế cuộc sống.
VD : Sau bài học về đổi đơn vị đo độ dài giáo viên giao cho học sinh về nhà đo chiều dài, chiều rộng cái cửa sổ nhà em bằng thước đo có vạch chia xăng-ti-mét (hoặc vạch chia mét và đề –xi-mét) rồi đổi ra đơn vị đo đề- xi-mét.
Từ đó học sinh sẽ biết tác dụng của việc đổi đơn vị đo độ dài trong thực tiễn cuộc sống và học sinh cũng biết thực tế cửa sổ thường làm với số liệu bao nhiêu.
IV. Dạy thực nghiệm.
Tôi nhận thấy học sinh lớp tôi yếu hay nhầm lẫn, lúng túng về đổi các đơn vị đo độ dài và đo diện tích. Để củng cố, khắc sâu kiến thức về các đơn vị đo độ dài và đo diện tích, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và đo diện tích giúp học sinh dễ hiểu, nhớ lâu kiến thức,ngoài việc đổi mới phương pháp trong từng tiết dạy, khuyến khích học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức ,tự tìm ra mẹo đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng như đẫ nêu ở trên , tôi còn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh hệ thống bài tập trong tiết Toán+ như sau:
Bài: Luyện tập về đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích
( Tự nghiên cứu và soạn).
Dạy lớp 4E.
A) Mục tiêu:
- Biết cách đổi thành thạo các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích.
- Giải được các bài toán liên quan đến việc đổi đơn vị đo trên.HS Yếu hoàn thành vở bài tập Toán ,làm bài tập 1,2. HS trung bình làm thêm bài tập 1,2,3,4,5 . HS K,G làm xong đặt đề toán tương tự rồi giải.
- HS yêu thích học Toán .
B) Đồ dùng dạy- học:
* Giáo viên:
- Bảng phụ chép bài 5, bảng nhóm.
- Phiếu kiểm tra sau giờ học để đánh giá kết quả học tập.
C) Hoạt động dạy- học:
HĐ1. Ôn tập, củng cố kiến thức :
Hoạt động của giáo viên
HS1:
1km = ...m; 1m 3dm = ...cm
1dm = ...dm2 ; 400cm = ...m
HS2:
1m2 = ...dm2; 1dm27cm2 = ...cm2
1km2 = ...m2; 2 000 000m2 = ...km2
*Chốt KT:Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài ( Đơn vị đo diện tích).
HĐ2: Luyện tập,thực hành :
* Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (treo bảng phụ).
a) 36m = ...dm b) 1km 123m = ...m
100cm = ...m 103m = ...km...m
m = ...cm km = ...m
- Khi thực hiện đổi đơn vị đo độ dài ta cần lưu ý gì?
* Chốt KT: Vậy muốn đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn ra đơn vị bé ta làm thế nào ? ( ta làm phép tính nhân, hoặc với mỗi đơn vị đo thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó).
*Lưu ý: Tùy thuộc vào vị trí của các đơn vị để xem nhân với 10, 100, 1000 .... sao cho đúng.
Còn cách đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn :Ta chỉ cần làm ngược lại đó là phép chia.
* Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 10km2 = ...m2 b) 120dm2 = ...cm2
93 100cm2 = ...dm2 1km2235m2 = ...m2 430dm2 = ...m2...dm2 m2 = ...dm2
- Ta cần chú ý gì khi làm bài này?
* Chốt KT:Cách đổi đơn vị đo diện tích
Từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ, từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn...
* Bài 3: Diện tích của một khu dân cư hình chữ nhật là 1km2, có chiều rộng là 500m. Tính chiều dài khu dân cư đó?
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh phân tích đề.
(Đề cho biết gì? Hỏi gì?)
- Yêu cầu học sinh làm bài.
*Chốt KT : Muốn tìm chiều dài khi đã biết chiều rộng ,ta lấy diện tích chia cho chiều rộng. Ta cần đổi từ km2 sang m2
* Bài 4: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 500cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích khu đất đó bằng m2.
Hỏi : Nêu cách đổi?
* GV chốt KT: Cần lưu ý đổi đơn vị đo diện tích.
* Bài 5: GV treo bảng phụ.
Đúng ghi (Đ), sai ghi (S).
a) 100cm2 = m2 I
b) 100cm2 > m2 I
c) 100cm2 < m2 I
- Tổ chức chữa bài bằng trò chơi.
- Học sinh Khá, giỏi giải thích cách làm khi chơi xong.
* Tổng kết, tuyên dương HS .
3. Củng cố dặn dò.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài(diện tích) liền nhau ?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đổi các đơn vị đo vừa học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc thuộc bảng đơn vị đo; Nắm chắc mối quan hệ, cách đổi các đơn vị đo vừa học.
- Về nhà đo chiều dài, chiều rộng cái cửa sổ nhà em xem được bao nhiêu xăng- ti-mét sau đó đổi ra đề-xi-mét.
Hoạt động của học sinh
02 học sinh TB,Y lên bảng làm.
- Lớp làm nháp.
- Chữa bài.
Học sinh K,G trả lời – Nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- 02 học sinh chữa bài.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài tương tự bài 1.
- 01 học sinh trung bình đọc.
- Học sinh nêu ý kiến.
- Làm bài ( 1 học sinh làm bảng nhóm)
- Chữa bài – Nhận xét.
- Đọc đề + Phân tích đề.
- Làm bài.
- 01 học sinh chữa bài.
- HS K,G làm xong đặt đề toán tương tự rồi giải.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- 1, 2 học sinh nhắc lại.
* Đề kiểm tra thực nghiệm ( Phiếu)
- Thời gian: 15 phút.
Bài 1: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Số cần điền vào chỗ chấm 7km 40m = ...m là:
A. 740 B. 7400 C. 7040 D. 7004.
b) Số cần điền vào chỗ chấm 7km2 = ...m2 là :
A. 700 B. 7000 C. 700000 D. 7000000.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 800 cm2 = ...dm2 b) 7m2 68dm2 = ...dm2.
1200dm2 = ...cm2 2 000 000m2 = ....km2.
c) 1km = ...m.
1m 25cm = ...cm.
3024mm = ...m ...cm.
Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài 2m 7cm, chiều rộng bằng chiều dài.
Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 4:
Kết quả kiểm tra đạt
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4D(Dạy không đổi mới)
28
7
25
10
35,7
8
28,6
3
10,7
4E(dạy thực nghiệm)
26
14
54
9
34,6
3
11,4
0
0
*Kết luận: Lớp 4 E là lớp đại trà về trình độ nhưng kết quả đạt được ở mức tương đối cao 23/ 26 bài đạt khá, giỏi. Hầu hết các em nắm được cách đổi và cách làm bài tốt.
C- ý kiến đề xuất
I. Những bài học kinh nghiệm rút ra
- Muốn nâng cao chất lượng dạy học đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích học sinh lớp phải thuộc các bảng đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích.
- Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra củng cố kiến thức cho học sinh .
- Để giúp học sinh nhớ lâu, làm bài chính xác, giáo viên cần giúp học sinh phát hiện ra cách làm bài, các mẹo đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích.
- Giáo viên cần phải nắm chắc và bám sát mục tiêu, nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng bài, dạy học phân hoá đối tượng học sinh,quan tâm đến mọi đối tượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu để tất cả học sinh đều hiểu bài và nâng cao trình độ phù hợp.
- Giáo viên lựa chọn sử dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo để tổ chức giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhất.Giáo viên phải biết được phương pháp nào là cơ bản nhất, giáo viên sử dụng thàn công nhất, học sinh học đạt hiệu quả nhất.Như đối với bài đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích phương pháp sử dụng thành công nhất là phương pháp hỏi đáp; phương pháp tự tìm kiến thức;phương pháp đưa tình huống để học sinh tự giải quyết giúp học sinh hiểu bài, tích cự học tập.
- Giáo viên cần lật đi, lật lại vấn đề ( ví dụ: đổi xuôi, đổi ngược, đổi hai đơn vị đo độ dài và đo diện tích liền kề, không liền kề ...) để học sinh khắc sâu kiến thức .
- Giáo viên có thể dạy thoát li sách giáo khoa ở một số bài phù hợp,làm sao cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất.
- Giáo viên tránh làm thay học sinh mà phải tạo cơ hội cho học sinh được tự chiếm lĩnh kiến thức, được thực hành luyện tập nhiều.
Trên đây là một vài ý kiến nhỏ của bản thân tôi nhằm giúp giáo viên tham khảo một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu , đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp để đề tài này được áp dụng rộng rãi trong thực tế dạy học Toán .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hà, ngày 1 tháng 12 năm 2010.
VIII) Tài liệu tham khảo.
Sách giáo khoa toán 3 - Chủ biên: Đỗ Đình Hoan.
Sách giáo viên 3 - Chủ biên: Đỗ Đình Hoan.
Sách luyện giải toán 3 - Chủ biên: Đỗ Đình Hoan.
Hỏi - Đáp toán 3 - Chủ biên: Đỗ Đình Hoan.
Sách giáo khoa toán 4 - Chủ biên: Đỗ Đình Hoan.
Sách giáo viên toán 4 - Chủ biên: Đỗ Đình Hoan.
Bài tập toán 4 - Chủ biên: Đỗ Đình Hoan.
Phương pháp giảng dạy toán tiểu học.
IX) ý kiến đánh giá của hội đồng khoa học các cấp.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Cụ thể điểm từng phần:
- Tính sáng tạo : / điểm.
- Tính KHSP: / điểm.
- Tính hiệu quả: / điểm.
- Tính phổ biến: / điểm.
Tổng điểm:
Xếp loại:
Ngày ... tháng ... năm 2010...
T/M hội đồng khoa học nhà trường
Chủ tịch
File đính kèm:
- Tap dua tai lieu len.doc