Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc lớp 5

Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp Tiểu học.

Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt.

Qua các bài học các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc Tất cả những đều đó tạo nên một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân cách làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hòa các hoạt động học tập của trẻ.

Đối với trường TH Vĩnh Hải 3 đa số là học sinh dân tộc khmer, còn một số em phát âm chưa chuẩn nên việc dạy âm nhạc còn nhiều khó khăn, các em hát chưa chuẩn nhưng rất hứng thú và năng nổ trong giờ học âm nhạc, vì thế đó là động lực giúp tôi càng cố gắng hơn trong việc dạy môn âm nhạc ở bậc tiểu học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT VĨNH CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH VĨNH HẢI 3 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 I. ĐẶC VẤN ĐỀ: Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp Tiểu học. Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đứcrất tốt. Qua các bài học các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạcTất cả những đều đó tạo nên một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân cách làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hòa các hoạt động học tập của trẻ. Đối với trường TH Vĩnh Hải 3 đa số là học sinh dân tộc khmer, còn một số em phát âm chưa chuẩn nên việc dạy âm nhạc còn nhiều khó khăn, các em hát chưa chuẩn nhưng rất hứng thú và năng nổ trong giờ học âm nhạc, vì thế đó là động lực giúp tôi càng cố gắng hơn trong việc dạy môn âm nhạc ở bậc tiểu học. Xuất phát từ những mục tiêu trên, chương trinh giáo dục bộ môn âm nhạc của trường tiểu học được xây dựng trên những quan điểm giáo dục âm nhạc sau: - âm nhạc là một môn học trong trường phổ thông có thể dạy tốt cho tất cả học sinh, không phâm biệt học sinh có năng khiếu hay không có năng khiếu. - Dùng âm nhạc làm phương tiện để tác động vào thế giới tinh thần của các em học sinh nhằm phát triển trí lực tình cảm và giáo dục nhân cách, giáo dục thẩm mỹ. - Giáo dục lòng yêu thích âm nhạc có những hiểu biết nhất định phục vụ cho việc thưởng thức âm nhạc. -Đối với học sinh lớp 1,2,3 các em đã được học tất cả là 35 bài hát ( lớp 1:12 bài; lớp 2: 12 bài; lớp 3:11 bài), sang âm nhạc lớp 4 các em lại được học 10 bài hát và 8 bài tập đọc nhạc (TĐN). Sang môn âm nhạc lớp 5 có thể xem là bước chuẩn bị quan trọng để các em học môn âm nhạc ở trường THCS khi bước vào lớp 6. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Đối với môn âm nhạc lớp 5 tôi cần thực hiên các mục tiêu sau: - Hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu cho học sinh. - Bước đầu giúp các em làm quen một số kĩ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng. - Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỉ luật, tính chính xác, khoa học. - Phát triển trí tuệ bồi dưỡng tình cảm phong phú, lành mạnh, hướng tới cái tốt, cái đẹp. Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ em làm cân bằng các nội dung học tập khác ở Tiểu học. Để thực hiện được các mục tiêu trên tôi tiến hành một số biện pháp sau: 1. Dạt hát: - Trong quá trình dạy hát tôi luôn kết hợp nhạc cụ, cho học sinh nghe giai điệu của bài hát, giai diệu của từng câu để cho học sinh có thể nghe chính xác giai điệu của bài hát giúp học sinh hát đúng lời và giai điệu của bài. Mỗi một học sinh phải đảm bảo có một Thanh phách nhằm luyện tập tốt khả năng phân biệt nhịp, phách và tiết tấu. Ví dụ: Khi dạy bài “ Ước mơ” nhạc: Trung Quốc, tôi cần luyện tập và tạo cho các em gõ phách một cách chính xác, nhất là ở những chổ nghỉ một phách rưỡi: Gió vờn cách hoa bay dưới trời X x x x Đàn bướm xinh dạo chơi X x xx - Trong khi dạy tôi luôn mở rộng hiểu biết xung quanh bài hát như giới thiệu về tác giả, về nội dung, liên hệ với các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, giới thiệu các bài hát khác viết cùng chủ đềĐặc biệt tôi luôn trú trọng đến nội dung của bài hát nhằm liên hệ thực tế để giáo dục tình yêu quê hương, yêu ông bà cha mẹ, yêu thầy cô, yêu bạn bè, đoàn kết giúp bạn Ví dụ: Khi dạy bài: “ Những bông hoa những bài ca”, Nhạc và lời: Hoàng Long.Tôi sẽ giới thiệu cho các em biết ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam, qua giai điệu và ca từ của bài hát, tôi giáo dục lòng kính yêu và lòng biết ơn đối với những người dạy dỗ, chăm lo cho các em. Ngoai ra tôi sẽ giới thiệu những bài hát khác cùng chủ đề lòng biết ơn dối với thày cô giáo như: Bông hồng tặng cô, Bụi phấn, Cô giáo, Người thầy - Ngoài việc dạy cho học sinh hát đúng, truyền cảm tôi còn kết hợp với những động tác phụ họa, những điệu múa đơn giản tạo cho các em tự tin, mạnh dạn trước đám đông, ngoài ra đó còn là động lực tạo nên sự cuốn hút và gây hứng thú cho các em trong giờ học âm nhạc. Ví dụ: Khi dạy bài: “ Con chim non” Nhạc: Phan Huỳnh Điểu, Lời: Theo đồng dao. Tôi sẽ hướng dẫn cho các em những động tác đơn giản như: nhún chân theo nhịp và làm những động tác chim hót, chim bay - Đối với những em có năng khiếu tôi luôn chú ý nâng cao chất lượng tiếng hát, tập cho các em làm quen với hình thức biểu diễn tốp ca, tam ca, song ca, đơn ca. 2. Về tập đọc nhạc ( TĐN ) Đây được xem là bước chuẩn bị quang trọng để các em học môn âm nhạc lớp 6. Yêu cầu của phân môn TĐN ở lớp 5 đặt ra nhẹ nhàng, đơn giản. chủ yếu là các em nhớ vị trí nốt trên khuông nhạc, biết thể hiện đúng cao độ, trường độ theo những âm hình tiết tấu đơn giản của bài TĐN ngắn gọn, đơn giản. Để thực hiện được những yêu cầu đó tôi áp dụng những biện pháp sau: - Trong tiết học tôi luôn rèn luyện cho học sinh có thói quen ghi đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc ( khe, dòng, nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép ) Ví dụ: 4 3 2 Khe 1 Nôt trắng : Nốt đen : Nốt móc đơn : Nốt móc kép : - Đối với học sinh lớp 5 tôi tập trung dạy các em đọc chính xác cao độ của các nốt nhạc. Ví dụ: + Thang 5 âm: Đồ, Rê, Mi, Son, La + Thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si Tôi sẽ đàn hai chuỗi âm trên và cho các em đọc theo nhiều lần, dần dần các em sẽ có thói quen đọc chính xác cao độ của các nốt nhạc. - Để cho học sinh đọc được tốt và chính xác một bài TĐN việc đầu tiên tôi sẽ tập cho các em gỏ các âm hình tiết tấu trước khi kết hợp đọc cao độ. Ví dụ: Phách: Tiết tấu: Tập cho các em gỏ phách một cách đều đặn, nhiều lần và hình thành cho các em có cảm giác với âm nhạc. - Để tiết học được sôi nổi và gây hào hứng cho các em trong tiết học tôi luôn kết hợp với trò chơi hay đố vui. Ví dụ: + Trò chơi gỏ theo hình tiết tấu đối đáp giữa hai nhóm: * Nhóm 1: gỏ câu thứ nhất. * Nhóm 2: gỏ câu thứ hai. Hay: * Nhóm 1: độc bài TĐN. * Nhóm 2: gỏ tiết tấu. Tôi sẽ khen ngợi và tuyên dương nhóm thực hiện tốt yêu cầu. + Đối với đố vui: cho các em nhận ra tên nốt nhạc khi tôi đàn một chuỗi âm thanh 3. Về kể chuyện âm nhạc: - Đối với phần kể chuyện âm nhạc, để tạo sự hứng thú cho các em tôi sử dụng tranh minh họa phóng to, có tác phẩm âm nhạc cho học sinh ngheMỗi câu chuyện đều có ý nghĩa giáo dục cho học sinh thêm hiểu biết và thấy được tác dụng của âm nhạc đối với đời sống xã hội. Ví dụ: Khi dạy kể chuyện bài: “ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu”, ngoài việc các em biết về cuộc và sự nghiệp của cố nhạc sĩ, tôi cần nhấn mạnh những điểm cần lưu ý như: Ông là người sáng tác bài “ Dạ cổ hoài lang” và cũng là người khai sinh ra bài ca vọng cổ. Hiện nay ở Bạc Liêu có đường phố mang tên Cao Văn Lầu và rạp hát Cao Văn Lầu. - Khi cho học sinh nghe một tác phẩm âm nhạc, trước hết tôi sẽ giới thiệu tác giả, tác phảm cũng như xuất sứ của bài hát đó. Qua bài hát đó các em phát biểu được cảm nhận của mình về tác phẩm đó như: giai điệu, ca từ, mang ý nghĩa giáo dục... * Với những hình thức và biện pháp trên khi học hết lớp 5, các em đều hát tốt và có một số kiến thức âm nhạc nhất định. Cụ thể kết quả năm học 2008 – 2009 đạt như sau: - đa số các em đều yêu thích môn âm nhạc, hát đúng và sử dụng thành thạo nhạc cụ gõ. - Các em đọc tương đối chính xác các bài TĐN về cao độ và trường độ. - Các em có ý thức khi nghe nhạc và biết cảm nhận của mình về tác phẩm đó. Số liệu cuối năm học 2008 – 2009 so với học kì I năm học 2009 – 2010: NĂM HỌC SĨ SỐ HOÀNTHÀNH TỐT HOÀN THÀNH CHƯA HOÀN THÀNH 2008-2009 82 27 53 2 HKI2009-2010 93 38 55 0 III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Để cho môn âm nhạc luôn là môn học gây hứng thú cho học sinh, đảm bảo tinh thần học – vui, vui – học tôi luôn tìm tòi những biện pháp,những ý tưởng khoa học để chất lượng môn âm nhạc ngày càng cao. Để đạt được như thế tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: - Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp. - Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo và rút ra những biện pháp dạy tốt nhất. - Trong giờ học có những sáng tạo để cho môn học thêm hấp dẫn. - Sử dụng đồ dùng dạy học, nhạc cụ một cách triệt để. - Chuẩn bị bài chu đáo khi lên lớp. - Thường xuyên đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến chuyên môn. * Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn âm nhạc của học sinh lớp 5. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế, mong được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp để tôi có thể thực hiện tốt hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn Duyệt của HĐKH Người thực hiện Đào Phương Vũ

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem am nhac.doc
Giáo án liên quan