Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Như chúng ta đã biết, Đại Sơn là một xã miền núi, học sinh khi đi học còn rất nhiều khó khăn. Vai trò của người giáo viên trong việc dạy dỗ các em học tập là rất quan trọng.

 Năm học 2008- 2009 là năm học đầu tiên thực hiện cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cũng là năm học thứ hai tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 16155 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuyên mất dụng cụ học tập, bỏ quên vở, sách ở nhà… ). Tôi nắm bắt hoàn cảnh và tâm lí của từng đối tượng đó: bản chất các em rất hiền, biết vâng lời nhưng nhút nhát, thiếu tự tin. * Các biện pháp thực hiện: 1, Đối với những học sinh nghèo không thể mua nổi sách, vở…để đi học, từ đầu năm học, tôi đã báo với nhà trường + liên hệ với ban phụ huynh học sinh cũng như UB chăm sóc bà mẹ và trẻ em xã, để giúp đỡ cho các em có được bộ sách vở khi đi học. 2, Đối với những học sinh gia đình cận nghèo, cha mẹ ít quan tâm không mua sắm đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập cho con mình. +Năm học trước ( năm 2007- 2008), tôi cũng dạy lớp 5A, đến cuối năm tôi tổ chức quyên góp sách cũ (những em không có em, không dùng đến bộ sách lớp 5), vận động các em gom góp gửi vào thư viện để dành cho những em học sinh khó khăn trong năm học sau.( Khi tổ chức tôi cũng sợ sự hiểu nhầm nên khi quyên góp, tôi cho học sinh mang xuống thư viện gửi cho thầy Kháng để năm sau tôi nhận ). Vào đầu năm học tôi tổ chức cho lớp xây dựng quỹ vì bạn nghèo: 3000 đồng/ 1 học sinh, để mua bổ sung vở bài tập, dụng cụ học tập cho học sinh còn thiếu. Sau một tuần dặn mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập, vở, sách…nếu em nào còn thiếu, tôi lấy ý kiến chung cả lớp – bổ sung số sách cũ của năm ngoái và dùng số tiền quỹ vì bạn nghèo của lớp để mua vở bài tập, dụng cụ học tập tặng các em… Vào giờ sinh hoạt lớp tuần cuối tháng, tôi tổ chức quyên góp dụng cụ học tập cũ, thừa do học sinh trong lớp tình nguyện đóng góp. Sau đó cho những học sinh thấy mình còn thiếu, cần thiết thì lên nhận lại những dụng cụ đó mà dùng. Bên cạnh tôi tuyên dương những em tình nguyện đóng góp đó và ghi vào sổ gương người tốt, việc tốt của lớp, của trường. + Từ những việc làm đó lớp tôi không còn một học sinh thiếu sách vở, dụng cụ học tập. Trong giờ học tôi thấy không có một trở ngại nào xảy ra, ví dụ như: thiếu vở bài tập, mượn thước, không có bút…làm cho giờ học trở nên sôi nổi hẳn, học sinh có tích cực hơn, tiếp thu bài nhanh hơn… 3, Đối với những học sinh không được sự quan tâm ,nhắc nhở việc học ở nhà của cha mẹ.Tôi lên kế hoạch giúp đỡ cho từng đối tượng như sau: a, Đối với những học sinh cha, mẹ đi làm xa nên các em bận rộn công việc ở nhà nhiều, ít có thời gian học tập và không được sự nhắc nhở của gia đình thì tôi phân chia cho một nhóm bạn tốt ( là đối tượng học sinh giỏi, ban cán sự lớp) vừa năng động, vừa có ý thức giúp bạn cùng tiến để đến nhà kèm cặp bạn, hướng dẫn cho bạn học khi ở nhà, kể cả việc phụ với bạn làm bớt công việc nhà để có thời gian mà học tập. ở lớp tôi cũng dành thời gian (giờ ra chơi ) nhắc nhở, hướng dẫn thêm cho các em. b, Đối với những học sinh thường xuyên đến lớp không chuẩn bị bài, quên đem vở, sách hay dụng cụ học tập, phụ huynh thì bảo tôi có biết chi mà bày, tự học lấy…Tôi cũng đã thường xuyên đến nhà gặp phụ huynh trao đổi, nói về tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học này và lên thời gian biểu cho phụ huynh, nhắc nhở con cái học hành ví dụ: như xem thời khóa biểu nhắc con cái ngồi vào bàn để học, sắp xếp đồ vào cặp trước khi đi học…Bên cạnh tôi phân chia cho ban cán sự lớp: mỗi cán bộ trong ban cán sự lớp nhận hướng dẫn một học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học yếu.( lưu ý: phân ở khu vực gần nhà ), ví dụ: ở nhà, thường xuyên nhắc bạn học bài, làm bài, kiểm tra dụng cụ học tập đầy đủ trước khi đến lớp, kể cả việc giảng giải những gì bạn chưa hiểu ở lớp. c, Ngoài những việc làm trên, tôi còn chú tâm đến việc dỗ dành và động viên các em thường xuyên, bằng những lời khen hoặc tuyên dương các em trước lớp, khi các em có một biểu hiện tiến bộ (dù chỉ là một tiến bộ nhỏ). Từ đó tạo thêm hưng phấn cho các em trong việc học tập giúp các em ngày càng tự tin hơn. VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1, Giá trị của đề tài: Trong hoạt động dạy học, hiệu quả của tiết dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong đó yếu tố học sinh có sự chuẩn bài ở nhà, đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập là một yếu tố quan trọng. Vì vậy trong những năm qua, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tập tốt, nâng cao chất lượng dạy học của lớp, ví dụ như năm học 2007- 2008 vừa qua, khảo sát đầu năm lớp tôi có hơn 50% học sinh yếu, nhưng đến cuối năm số học sinh khá giỏi chiếm 45%, còn lại là học sinh trung bình, không có học sinh yếu. Trong năm học 2008- 2009 này, chỉ vào đầu tháng 10, lớp tôi đã không còn tình trạng học sinh khi đi học thiếu sách vở, dụng cụ học tập, chưa học bài trước khi đến lớp… Kết quả học tập đến cuối học kì I năm học 2008- 2009 như sau: CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM: Môn khảo sát Giỏi Khá Trung bình Yếu Trên TB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Tiếng Việt 4 14,8% 5 18,5% 18 66,7% 9 33,3% Toán 2 7,4% 3 11,1% 12 44,5% 10 37% 17 63% CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ I: Môn khảo sát Giỏi Khá Trung bình Yếu Trên TB SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Tiếng Việt 3 11,1% 12 44,5% 11 40,8% 1 3,7% 26 96,3% Toán 5 18,5% 14 51,9% 7 25,9% 1 3,7% 26 96,3% *Kết quả đạt được như trên là nhờ sự tận tâm với học sinh, nắm được hoàn cảnh của từng em, giáo viên cần có kế hoạch giúp đỡ cụ thể, biết kết hợp sự giúp đỡ của giáo viên và của bạn bè một cách có lí, có tình thì sẽ nâng cao được chất lượng học tập của các em có hoàn cảnh khó khăn. Riêng mỗi môn vẫn còn 1 em yếu, nhưng tôi tin rằng đến cuối học kì II này, lớp sẽ không còn học sinh yếu và chất lượng học sinh khá, giỏi cũng sẽ nâng lên. VII/ KẾT LUẬN: Để áp dụng đề tài này đạt kết quả như trên, tôi đã làm một số việc cụ thể như sau: Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, phối hợp với các ban ngành, nắm bắt đầy đủ thông tin về những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, lên kế hoạch giúp đỡ các em ngay từ đầu năm học. Đặc biệt là làm tốt công tác vận động, tuyên truyền như: Vận động quyên góp sách giáo khoa cũ của học sinh từ năm trước, xây dựng quỹ bạn nghèo ngay từ đầu năm học, tổ chức các đợt quyên góp dụng cụ học tập cũ, thừa vào giờ sinh hoạt lớp tuần cuối tháng. Xây dựng nhóm bạn tốt, ban cán sự lớp năng nổ có trách nhiệm , tạo môi trường đoàn kết, thân thiện trong lớp học… VIII/ ĐỀ NGHỊ: Đề tài có thể mở rộng và áp dụng cho toàn trường. - Khi thực hiện đề tài, đã giúp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thích ứng với môi trường học tập, đem lại chất lượng dạy học cao hơn. Bên cạnh còn mang lại cho những người làm công tác giảng dạy như chúng ta một cách nhìn, cách nghĩ đúng theo những cuộc vận động của ngành, của đảng đưa ra. - Mong rằng đề tài này sẽ được sử dụng rộng rãi ở các lớp học, để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn học tốt hơn, đạt kết quả cao hơn, giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng thực hiện đề tài tại đơn vị, chắc hẵn còn nhiều vấn đề chưa được đầy đủ, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Đại Sơn ngày 14 tháng 2 năm 2009 Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Oanh. Mục lục Trang I, Tên đề tài ……………………………………. 1 II, Đặt vấn đề…………………………………….1 III, Cơ sở lí luận …………………………………1 IV, Cơ sở thực tiễn……………………………….2 V, Nội dung nghiên cứu………………………….3 VI, Kết quả nghiên cứu…………………………..4 VII, Kết luận……………………………………..5 VIII, Đề nghị……………………………………..5 Mẫu SK1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 200... - 200.... I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường................................................................. 1. Tên đề tài: .................................................................................................................................... 2. Họ và tên tác giả: ................................................................................................... 3. Chức vụ: ......................................... Tổ: ................................................................. 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: ................................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... b) Hạn chế: ................................................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :............................... ....................................................................................................................................... thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT ..................................................... Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ......................... ...........................thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................

File đính kèm:

  • docSKKN giup HS kho khan.doc
Giáo án liên quan