Đất nước ta đang trong thời đại xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đã gia nhập WTO, đang cần những con người có tài có đức, là những người vừa hồng vừa chuyên mới có thể ghóp phần xây dựng đất nước vững mạnh giàu đẹp. Vì vậy vấn đề giáo dục đạo đức cho những mầm non của đất nước rất cần thiết và thiết thực.
Theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức có vai trò và chức năng rất quan trọng trong đời sống xã hội Nó có khả năng điều chỉnh, chi phối hành vi của mỗi người và toàn xã hội. Là tôi luôn xem các em là một bông hoa mà tôi là người phác thảo những nét đầu tiên cho những bông hoa ấy. Muốn những bông hoa đó đầy màu sắc tỏa ngát hương, thì tôi nghĩ phải đưa việc giáo dục đạo đức lên hàng đầu, tạo cho các em có đạo đức tốt như Bác Hồ có ví :“đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người”.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a khen thưởng vừa giáo dục đạo đức cho các em bằng cách cho thi đua, nếu đến tiết sinh hoạt lớp, các em học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn vâng lời cô, không vi phạm nội quy của lớp, cô sẽ kể chuyện cho nghe với những mẫu chuyện mang nội dung giáo dục đạo đức và nhân cách làm người như các nhân vật trong truyện như truyện: “Ba cô gái” ; “Ăn khế trả vàng”…
* Dùng tấm lòng thương yêu, nhân hậu để quan tâm chăm sóc, dạy bảo và cảm hóa các em, giúp đỡ các em trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường:
- Biện pháp nêu gương có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho các em và cũng xuất phát từ tấm lòng của người cô - người mẹ thứ hai của các em, tôi ứng xử nhẹ nhàng và quan tâm chăm sóc tận tình cho các em. Những học sinh nghèo, tôi liên hệ Hội khuyến học để xin giúp đỡ quần áo, sách vở. Nếu vận động chưa đủ để các em học tập, tôi mua cho.
- Tôi luôn mang theo thêm bút, phấn để giúp các em khi cần. Khi các em bệnh tôi đi thăm hỏi. Khi các em làm điều gì sai, tôi không ghét bỏ mà chân tình dạy bảo, giúp đỡ để các em trở thành người tốt.
- Tôi thường xuyên gần gũi, thương yêu chăm sóc (chải đầu, lau mặt, trò chuyện…) với những em có hoàn cảnh đặc biệt như Nhân (cha mất vì bệnh nan y, mẹ bán bún). Trinh (cha mất vì tai nạn, mẹ có chồng khác, em ở với ông bà ngoại), Kha (không có cha, mẹ có chồng khác, em ở với ông bà ngoại) để các em nhận thấy được nhiều người quan tâm thương yêu mà bớt buồn tủi.
Tôi nhận thấy tình cảm và việc làm của mình đã cảm hóa được các em, gia đình các em cũng tin tưởng, yên tâm khi các em đến trường.
b. Phối hợp với gia đình giáo dục các em :
* Họp phụ huynh học sinh :
Việc làm tiếp theo là mạnh dạn tổ chức họp phụ huynh học sinh của lớp để bầu ra Ban đại diện Chi hội phụ huynh của lớp để tiện việc liên hệ phụ huynh học sinh, thông báo cho phụ huynh nắm được những qui định của trường, của lớp như : Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép (hoặc nhắn với bạn cho cô biết lí do vắng), không được chửi thề, nói tục, nói lời hay làm việc tốt. Tôi đề nghị phụ huynh không cho các em được đến những nơi xem phim ảnh và trò chơi vi tính không lành mạnh, ham chơi trốn học… để tiện theo dõi học sinh, hàng tháng đều phát phiếu liên lạc về gia đình để giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh phản hồi qua lại, nắm được tình hình học tập, đạo đức của học sinh ở nhà, ở lớp… để nhắc nhở con em mình.
Tôi thường xuyên liên hệ gia đình thông qua phiếu liên lạc, điện thoại và đến từng gia đình có học sinh chưa ngoan để nhờ tiếp tay giáo dục các em.
Đối với gia đình mà người lớn chưa là tấm gương tốt, tôi nhẹ nhàng và trao đổi tế nhị để khơi dậy trách nhiệm làm cha, làm anh nêu gương cho các em. Nếu không thành công, tôi nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh đến vận động, thuyết phục tiếp.
3)- Kết quả đạt được :
Qua quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi đã đạt được những kết quả sau :
Trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm lớp Một, trong 9 năm kể từ khi mới ra trường đến nay cuối học kỳ I năm học 2009-2010, tất cả học sinh đều đạt hạnh kiểm “THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ”. Đa số học sinh đã nhận biết được những việc không nên làm như :
- Không chửi thề, nói tục.
- Không đánh lộn
- Biết hòa đồng, cùng học, cùng chơi với bạn, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Có thói quen tốt chào hỏi thầy cô, người lớn có lễ phép.
- Biết chào hỏi ông bà, cha mẹ khi đi học và lúc về, xin phép mỗi khi đi đâu.
- Biết xin lỗi và sửa lỗi.
- Biết nói lời hay, làm việc tốt.
- Những học sinh thường xuyên chửi thề, đánh lộn như: Tính, Nhân… đến nay đã không còn vi phạm nữa. Em Kha, Huy cũng tích cực hơn trong học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến.
Đa số học sinh trong lớp tới thời điểm này đã ý thức được việc gì nên làm và việc gì không nên làm, từ đó giúp cho việc học tập của các em cũng tiến bộ rõ rệt. Xin nêu thêm 03 trường hợp điển hình như sau :
+ Một là em Nguyễn Văn Huy là học sinh cá biệt (chưa qua mẫu giáo, Đầu năm em Huy không biết gì cả, ngay cả cách cầm viên phấn. Cha mẹ đi làm suốt ngày, để em Huy ở nhà với bà nội già ít quan tâm), nói chuyện hay chửi thề, không chịu đi học. Sau một thời gian tôi uốn nắn theo các biện pháp trên, đến nay em học rất tiến bộ, phụ huynh em Huy gặp tôi rất mừng vì họ nói: “Em Huy biết chăm chỉ học hơn trước rất nhiều, có dịp đi đám kêu em nghỉ học để đi nhưng em cũng không chịu nghỉ”.
+ Hai là em Trần Thị Kim Thi (chưa qua mẫu giáo, cha mẹ còn trẻ khoảng 23 tuổi nhà nghèo lại đông con, không quan tâm nên em có cách cư xử và thói quen không tốt với bạn bè, ham chơi, thường xuyên khóc không chịu đi học), đến nay đã tiến bộ rất nhiều, cư xử tốt với bạn, đã biết tự động đi học không đợi nhắc nhở.
+ Ba là em Nguyễn Văn Tính (chưa qua mẫu giáo, đầu năm em Tính cũng không biết gì cả, ngay cả cách cầm viên phấn. Thuộc gia đình có truyền thống học tập không tốt (cách trường khoảng 400m). Tôi xếp em Tính vào dạng cá biệt: nói chuyện luôn chửi thề, muốn đánh ai là đánh không sợ ai cả, gia đình muốn cho nghỉ học giờ nào là cho, không xin phép. Qua cách tôi cư xử, tiếp xúc với phụ huynh và giáo dục em ở lớp như đã nêu, đến nay em không còn chửi thề và đánh ai nữa, khi nghỉ học phụ huynh trực tiếp đến lớp tôi xin phép cho em Tính nghỉ học.
Qua áp dụng những biện pháp trên các em có đạo đức tốt sẽ dẫn đến các em học tập có tiến bộ hơn. Tôi xin nêu kết quả cụ thể 2 năm gần nhất như sau : Kết quả học tập các môn đánh giá bằng nhận xét có 100% học sinh đạt từ hoàn thành đến hoàn thành tốt.
Chất lượng môn Tiếng Việt và Toán đánh giá bằng điểm số như sau :
Xếp loại
Năm học 2007 – 2008
Năm học 2008 – 2009
Tiếng Việt
Toán
Tiếng Việt
Toán
HKI
HKII
HKI
HKII
HKI
HKII
HKI
HKII
Giỏi
52,4%
61,9%
47,6%
66,7%
56,7%
66,7%
56,7%
70,0%
Khá
23,8%
28,6%
23,8%
23,8%
20,0%
23,3%
20,0%
20,0%
Trung bình
14,3%
9,5%
19,0%
9,5%
16,7%
10,0%
13,3%
10,0%
Yếu
9,5%
0%
9,5%
0%
6,7%
0%
10,0%
0%
Sang năm học 2009-2010 tôi tiếp tục thực hiện những kinh nghiệm trên. Kết quả ở học kì I : 100% học sinh có hạnh kiểm “THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ” các môn đánh giá bằng nhận xét có 100% học sinh đạt từ hoàn thành đến hoàn thành tốt.
4)- Nguyên nhân thành công :
Để đạt được kết quả như trên, bản thân tôi đã vạch kế hoạch chủ nhiệm ngay từ đầu năm học thật chi tiết. Có được những thành tích trong những năm qua là do những nguyên nhân sau đây :
- Có qui định cụ thể những việc nên làm và không nên làm để các em biết thực hiện.
- Tuyên truyền và giáo dục thái độ động cơ học tập đúng đắn và ý thức tự giáo dục trở thành người tốt.
- Thực hiện việc giáo dục đạo đức cho các em ngay từ đầu năm và thực hiện thường xuyên.
- Để có thói quen tốt, ngay từ đầu năm tôi đã trang bị đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh. Nếu học sinh nào thiếu tôi động viên phụ huynh mua, đối với học sinh khó khăn tôi mua cho.
- Tận tụy trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh thân yêu, thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp với nhiều hình thức phong phú.
- Thuyết phục, động viên học sinh bằng tình cảm chân thành của mình, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh, nhất là đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Hằng ngày vào giờ chơi tôi luôn ở lớp theo dõi các hoạt động của học sinh, nếu có vi phạm tôi nhắc nhở kịp thời để các em khắc phục và ghi nhớ.
-Luôn đi sớm khoảng 15-20 phút để kiểm tra việc thực hiện những qui định của lớp về : vệ sinh, giờ giấc, bài vở và nêu gương khen thưởng những học sinh thực hiện tốt, nhằm động viên khích lệ học sinh cố gắng hàng ngày.
- Tiến hành các biện pháp giáo dục cụ thể cho từng đối tượng học sinh khác nhau, nhằm giúp các em thực hành, điều chỉnh các hành vi đạo đức, biết khơi dậy tình cảm nhân hậu trong mỗi con người, tính tự giáo dục, hướng thiện biết sửa sai trở thành người tốt.
- Phối hợp, vận dụng nhiều biện pháp và hình thức để giáo dục các em.
- Tìm hiểu và nắm rõ hoàn cảnh, điều kiện và môi trường sống xung quanh của học sinh để có biện pháp phù hợp nhất, nhằm giúp các em có thói quen tốt, giáo dục các em trở thành những học sinh gương mẫu.
- Biết phối hợp 3 môi trường “Nhà trường - gia đình - xã hội” để giáo dục các em.
5)- Tồn tại :
Bên cạnh những thành công mà tôi đạt được, vẫn còn một số hạn chế khách quan :
- Một số học sinh chịu ảnh hưởng từ phía gia đình cha mẹ không gương mẫu, hay nuông chìu dẫn đến các em có tính ỷ lại, coi thường người khác.
- Nhiều học sinh ở lớp đã khắc phục được những thói xấu, nhưng khi về nhà giao tiếp với môi trường xung quanh không lành mạnh nên ảnh hưởng xấu các em.
6)- Bài học kinh nghiệm :
- Trước nhất bản thân giáo viên phải xác định cho mình một cái “Tâm” dành cho sự nghiệp giáo dục, cho thế hệ trẻ.
- Phải nắm rõ lý lịch, hoàn cảnh sống, truyền thống học tập của gia đình của từng học sinh để định hướng cho việc giảng dạy, giáo dục.
- Là giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớp Một thật sự các em luôn nghĩ đó là tấm gương cho các em noi theo về mọi mặt, thật sự như : khi học sinh tôi lên lớp trên, các giáo viên chủ nhiệm thường nói một câu : “Cô lớp một thế nào thì học trò thế ấy”. Vậy muốn giáo dục đạo đức, điều đầu tiên giáo viên phải xem lại mình có là tấm gương sáng cho học sinh noi theo chưa ? Ngoài ra còn cần giáo dục đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi, dưới nhiều hình thức: động viên, khen thưởng, gần gũi thương yêu giúp đỡ và hướng dẫn các em thực hành sửa sai, hình thành thói quen và đạo đức tốt.
III.- KẾT LUẬN :
Để đạt được kết quả cao nhất trong giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên là người có vai trò tích cực gắn kết giữa kế hoạch và thực tiễn, tác động cho mọi người cùng chăm lo đạo đức học sinh, giáo dục phát triển, góp phần thúc đẩy chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước ngày càng đi vào chiều sâu.
Là giáo viên lớp Một, tôi luôn xác định đúng đắn việc làm của mình là khởi đầu của giai đoạn giáo dục và hình thành nhân cách một con người. Cho nên tôi luôn suy nghĩ tìm tòi, học hỏi ở những thầy cô đi trước những kinh nghiệm quý báu, để giáo dục cho học sinh toàn diện, để khi lớn lên các em sẽ trở thành những con người thật sự có ích cho gia đình và đất nước.
……………………, ngày 22 tháng 02 năm 2010
Người viết
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem.doc