Chữ viết là một trong những phát minh gây ấn tượng nhất, là thành tựu đánh dấu sự phát triển của nhân loại. Việc hình thành và xây dựng những thói quen tốt về chữ viết cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Mặt khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hoá, sự tinh hoa của một dân tộc. Ông cha từ xưa đã có truyền thống hiếu học, coi trọng nhân tài, đặc biệt là những người “văn hay- chữ tốt”.
Trong thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người ta có thể nhận ra một vài nét trong tính cách của họ.
23 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy tập viết trong giờ học vần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư sau:
Đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 viết nét cong phải hơi chếch lên chạm đường kẻ ngang thứ 3 vòng gần đến điểm đặt bút vừa xong rê bút viết liền nút nằm ngang trên đường kẻ ngang thứ 2, điểm kết thúc của nét nút thẳng với chỗ rộng nhất của phần trên nét thắt, rê bút nối liền với nét móc dưới và dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2.
Học sinh viết xong sẽ mang bảng mẫu của mình cho các bạn xem. Học sinh nhận xét rút ra chỗ đúng cần học tập, chỗ chưa đúng cần phải sửa. Học sinh được tập viết lại nét thắt giữa cho đẹp sau đó mới viết chữ k hoàn chỉnh trên cơ sở cô giáo viết chữ mẫu trên bảng và nhận xét được:
Nét khuyết: cao 5 li, rộng 1 li.
Nét thắt giữa: cao 2 li rộng 2 li rưỡi. Đặt bút ở giữa đường kẻ ngang thứ 2 (sát bên trái đường kẻ dọc) viết nét khuyết trên dựa vào đường kẻ dọc cho thẳng đến đường kẻ ngang dưới thứ nhất rê bút viết tiếp nét thắt giữa như trên, dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2.
Muốn luyện tập đạt kết quả tốt học sinh phải nắm chắc về:
+ Chữ mẫu
+ Cấu tạo của chữ
+ Kỹ thuật viết chữ
Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện thành kỹ năng như: Tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, cách trình bày bài… cộng với ý thức tự giác của mỗi học sinh trong quá trình luyện tập sẽ làm bài viết của các em đẹp hơn. Học sinh được viết trên bảng, vở bài tập viết và viết cả vở ô li (giờ luyện viết).
Để nhận biết bài viết của học sinh đá đúng, đẹp chưa cần có sự kiểm tra đánh giá, công việc này phải tiến hành thường xuyên, điều này chỉ có 2 ưu điểm sau:
Giáo viên đánh giá được mức độ tiếp thu của học sinh, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp.
2.Đối với GV
2.1 Chữ viết của Giáo viên là tấm gương cho học sinh
Giáo viên phải viết đúng, viết đẹp, trình bày rõ ràng mới có thể giáo dục cho học sinh viết sạch đẹp hơn được. Bởi xét về tâm lý của học sinh tiểu học dường như các em luôn lấy cô giáo mình làm gương. Vì vậy, giáo viên cần phải thường xuyên luyện chữ, cập nhật ngay với mẫu chữ đang hiện hành.
2.2 Chuẩn bị chu đáo khi lên lớp
Mỗi học sinh khi lên lớp giáo viên phải soạn bài đầy đủ. Việc soạn bài là công việc lập ra kế hoạch tổ chức hoạt động dạy và học trong từng bài. Tiết chính tả nhiều khi gây cho học sinh sự tẻ nhạt. Giáo viên phải bám vào yêu cầu của từng bài học từ đó nghiên cứu bổ xung cho phù hợp với học sinh của lớp mình. Bài soạn của giáo viên công phu sẽ tránh gây nhàm chán, rèn luyện được chữ viết mà lại gây được hào hứng cho học sinh.
Để có bài soạn tốt, giáo viên luôn sưu tầm tài liệu, sách tham khảo về cách rèn luyện chữ viết cho học sinh, những quyển vở sạch, đẹp giới thiệu cho những em học sinh có ý thức lấy đó làm gương cho mình.
Ngoài ra, về tư thế cầm bút của học sinh là điều giáo viên cần phải quan tâm đầu tiên,thực tế có nhiều cách cầm bút không đúng như tôi đã nêu ở phần viết bảng, giáo viên có thể phải mất hàng tuần và luyện thường xuyên trong suốt cả năm học về cách cầm bút đúng mẫu để học sinh viết tốt hơn. Khi viết đôi tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ, các cơ và tay của trẻ đang độ phát triển, nhiều chỗ còn là sụn nên cử động các ngón tay còn vụng về, chống mệt mỏi. Khi cầm bút các em có tâm lý bị rơi. Điều này gây một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút quá chặt, các cơ tay căng lên rất khó di chuyển. Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái trước hết học sinh phải biết kỹ thuật cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa). Bàn tay phải với điểm tựa là mép cùi tay, đầu bút hướng ra phía trước, cầm bút phải tự nhiên, đừng chặt quá sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút. Nếu các em cầm sai kỹ thuật bằng 4, 5 ngón tay, khi viết vận động cổ tay, cánh tay thì các em sex mau mệt, sức chú ý kém, kết quả viết chữ sẽ không đúng và nhanh được.
2.3. Rèn cho học sinh tư thế ngồi chuẩn
Giáo viên phải rèn cho học sinh tư thế ngồi chuẩn để có thể viết chữ đẹp lại không gây ra những dị tật để đời cho học sinh như: cận thị, vẹo cột sống...
Tư thế ngồi viết:
Lưng thẳng
Không tỳ ngực xuống bàn
Mắt cách vở khoảng 20 - 25 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tỳ nhẹ lên mép vở để giữ.
Hai chân để song song thoải mái.
Cách cầm bút- Cầm bút bằng ba ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa.
Khi viết ba ngón tay di chuyển từ trái sang phải, cán bút nghiêng bên phải, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay cử động mềm mại, thoải mái.
Tuyệt đối sửa ngay những học sinh cầm bút tay trái.
Tuy nhiên với những học sinh viết xấu, giáo viên sẽ có những biện pháp để giúp các em có thể viết đẹp hơn như:
Tập tô chữ thêm
Giáo viên kèm tay đôi, cầm tay ở một số nét chữ khó
Giáo viên sửa sai ngay cho học sinh trên bảng con
Luyện viết lại những chữ học sinh viết sai
Xem (bảng) vở mẫu của bảng viết đẹp
Uốn nắn tư thế ngồi viết đúng
Bài viết của cô giáo phải luôn chuẩn
Giáo viên nên giám sát học sinh trong quá trình viết để sửa sai kịp thời và lưu ý những lỗi học sinh hay mắc trước khi học sinh viết bài để giúp học sinh viết đúng.
Cho học sinh ngồi xen kẽ: học sinh viết đẹp ngồi cạnh học sinh viết chưa đẹp để các em bắt chước bạn, thi viết đẹp giống bạn.
Bảng chữ mẫu luôn để trước mặt để học sinh lúc nào cũng nhìn thấy chữ mẫu và viết theo.
Trong quá trình dạy học tôi luôn tạo cho thói quen viết có chất lượng không cho học sinh viết quá nhiều bài, chấm điểm chữ viết hoặc xếp loại chữ theo từng bài viết, kể cả trong giờ luyện tập và quy định rõ ở mức độ nào học sinh phải viết lại bài.
Sau đây tôi xin minh họa 1 bài dạy tập viết trong giờ học vần
Bài 8 (Tiếng việt 1 - Tập 1)
Thời
gian
Hoạt động dạy và học
Giáo viên
Học sinh
6’
4’
Tiết 1 Hướng dẫn viết bảng
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài viết
Gắn chữ:
Yêu cầu học sinh so sánh chữ:
Cho học sinh nhận xét về chiều cao? Chiều rộng của các chữ.
GV chỉ vào chữ mẫu và nói cách viết
k: Đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 2 sát bên trái đường kẻ dọc viết nét khuyết trên cao 5 li dựa lưng vào đường kẻ dọc cho đẹp, đến gần đường kẻ ngang thứ nhất lượn bút nối liền với nét móc dưới rộng gần 2 li và dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2.
h: Đặt bút viết nét khuyết trên giống như chữ l, đến điểm dừng bút của nét khuyết trên rê bút sát vào nét khuyết đến đường kẻ ngang thứ 2 lượn bút viết nét móc 2 đầu cao 2 li và dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2.
- Viết mẫu và nói cách viết
- GV viết mẫu bảng giống như bảng của học sinh
Yêu cầu học sinh viết vào bảng của mình.
Gọi 2 - 3 học sinh mang bảng mẫu (2 bảng đẹp, 1 bảng xấu)
Bảng đẹp: Khen
Bảng chưa đẹp: sửa sai cho học sinh
Hướng dẫn viết chữ:
Chú ý nét nối từ l - ê
Viết mẫu và nói cách viết
Lê - hè
* Lê: Cách 1 đường kẻ dọc. Viết l như đã học đến điểm dừng bút của l. Đưa tay lượn rộng nửa ô viết như đã học. Dừng bút ở đường ngang thứ 2. Lia bút lên trên viết dấu mũ (^)
* hè: Cách 1 đường kẻ dọc viết như đã học, đến điểm dừng bút của h.
Đưa tay lượn rộng nửa ô viết e giống l - ê, xong lia bút lên trên e. Thêm dấu ( `).
Giáo viên viết mẫu bảng
Tiết 2: Hướng dẫn viết vở:
- Khoảng cách giữa chữ l thứ nhất đến chữ l thứ 2 là một đường kẻ dọc.
Chữ h: Tương tự
- Quan sát sửa cho học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút.
Chấm một số quyển vở học sinh
Nhận xét bài viết
Dặn dò
Đọc bài viết: l - h
Lê - hè
2 học sinh so sánh l với h
Giống: có nét khuyết trên
Khác: l có nét móc dưới
H có nét móc 2 đầu
1 HS nhận xét
Cao: Nét khuyết 5 li
Nét móc 2 đầu: 2 li
Nét móc dưới (nét hất) 1 li
Rộng: h: 3li
l: 2 li
HS lắng nghe và quan sát cô viết mẫu
HS viết bảng
HS nhận xét bài viết
Đúng?
Đẹp
Cao? (e, ê: 2 li)
(l, h: 5 li)
Rộng: lê - gần 1ô
hè - hơn 1 ô
C. KếT LUậN
I. KếT LUậN
Trong quá trình dạy môn học vần và hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp tôi nhận thấy: học vần, tập viết là bộ môn thực hành phải có sự luyện tập thường xuyên hằng ngày. Tuy nhiên lứa tuổi các em còn nhỏ, rất ngại viết nhiều vì khi viết các em phải tập trung chú ý cao độ dễ gây mệt mỏi và cơ tay các em còn yếu nên nhanh bị mỏi chữ xấu điểm kém chán viết, ngại viết. Giáo viên trong quá trình dạy tạo cho học sinh viết quá nhiều bài, thực hiện một số biện pháp như tôi đã nêu ở trên. Đặc biệt động viên khen thưởng kịp thời những học sinh viết bài có tiến bộ.
Trong khi tập viết, học sinh được hoạt động cá nhân nhiều phát huy tính tích cực chủ động tự giác của các em để hoàn thành bài học. Phương tiện hoạt động đúng mức sẽ góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách cho các em, rèn cho trẻ những phẩm chất đạo đức như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và thẩm mỹ để sau này lớn lên các em sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội. Trong nhà trường việc dạy học sinh viết đúng, viết đẹp cần được coi trọng từ lớp 1 và cả các lớp trên. Đó là một yêu cầu không được coi thường của giáo dục phổ thông.
Tôi thiết nghĩ, để giúp các em học sinh viết sạch đẹp thì nhà trường và gia đình cần chuẩn bị tốt những điều kiện ban đầu về cơ sở vật chất giúp các em có được sự thoải mái khi viết. Đồng thời người giáo viên cần phải kết hợp và sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt, có sự sáng tạo trong giảng dạy. Và một điều kiện không thể thiếu với mỗi người giáo viên đó là sự kiên trì, tính cẩn thận và luôn luôn yêu nghề mến trẻ.
II. Kiến nghị
Viết được chữ Tiếng Việt không khó, nhưng viết được chữ sạch đẹp thì không phải học sinh nào cũng làm được, tôi suy nghĩ việc này có kết quả cao hơn nếu được quan tâm thêm. Vì vậy tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
+ Trang bị đầy đủ hơn đồ dùng trực quan: Chữ mẫu, chữ ghép, chữ theo bộ, phù hợp với vở học sinh.
+ Bên cạnh bộ chữ thực hành Tiếng Việt có bộ chữ vui học tập giúp củng cố cho học sinh cách viết cấu tạo chữ.
Nghiên cứu để sản xuất các loại vở không nhoè, giấy sáng màu vở tập viết có chữ mẫu in chuẩn theo dòng kẻ, bút đều mực, không nhoè. Trên đây là một số cách làm tôi đã áp dụng để giúp học sinh nâng cao chất lượng chữ viết và rèn ý thức học tập cho các em học sinh, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để giúp tôi giảng dạy được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà nội ngày 3 tháng 4 năm 2006
Người viết
Đặng Thị Phương Dung
File đính kèm:
- SKKN lop 1(1).doc