Trong xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển như vũ bão của KHCN, giáo dục đóng vai trò quyết định để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Vì lẽ đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã tập trung đầu tư cho phát triển giáo dục để có được một nền giáo dục tốt nhất nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển đất nước.
48 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo công tác phân cấp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của hiệu trưởng trường tiểu học kim đồng thị xã đông hà - Tỉnh quảng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc, tính thẩm mỹ. Hàng năm nhà trường tổ chức hội thi: "Tự làm ĐDDH" để khích lệ cổ vũ giáo viên. ngoài ra, giáo viên còn có thể tổ chức cho học sinh, phụ huynh học sinh làm đồ dùng phục vụ cho giờ dạy.
3.6.4. Tổ chức tốt các hoạt động thư viện.
- Tăng cường các loại sách báo phục vụ cho nhu cầu đọc của giáo viên như: Báo giáo dục thời đại, tạp chí tiểu học, tạp chí Toán tuổi thơ... Bên cạnh đó tổ chức các hoạt động khai thác sách báo, tạp chí có hiệu quả như lịch mượn sách cho giáo viên, học sinh.
Thường xuyên dự giờ thăm lớp và đánh giá công tác sử dụng thiết bị dạy học. Kiểm tra việc sử dụng TBDH thông qua sổ theo dõi mượn ĐDDH xây dựng phong trào sử dụng ĐDDH có hiệu quả tránh dạy "chay" hoặc sử dụng ĐDDH một cách máy móc không hiệu quả.
3.7. Biện pháp 7: Chỉ đạo theo dõi học sinh có khó khăn trong học tập RLĐD và các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
3.7.1. Quan tâm đến các đối tượng trẻ khó khăn trong học tập và RLĐĐ.
Phối hợp với Đoàn thanh niên xây dựng các phong trào giúp đỡ nhau học tập như: học nhóm, đôi bạn cùng tiến... để hỗ trợ những học sinh khó khăn trong học tập & RLĐĐ. Chỉ đạo giáo viên lập danh sách theo dõi, làm việc với cha mẹ học sinh để có hướng giúp đỡ các em phấn đấu, tạo hứng thú cho các em trong học tập & RLĐĐ.
3.7.2. Huy động trẻ có hoàn cảnh đặc biệt vào các lớp ban đêm.
Trên địa bàn hiện vẫn còn một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt không thể đến trường. Những trẻ này thường con gia đình hộ nghèo hoặc các gia đình có nơi ở không ổn định. Nhà trường cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể điều tra, động viên các lớp tình thương. Vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội như Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên hỗ trợ thêm kinh phí cho các em ra lớp. Phân công những giáo viên có năng lực, nhiệt tình trong công tác tham gia giảng dạy các lớp này. Bên cạnh đó động viên những giáo viên nghỉ hưu trên địa bàn tham gia giảng dạy phục vụ kế hoạch PCGDTH ĐĐT của nhà trường. Địa phương và nhà trường cần hỗ trợ một phần kinh phí cho những giáo viên này để họ có trách nhiệm trong việc tổ chức lớp và giảng dạy. Bên cạnh đó nhà trường phối hợp với Đội thiếu niên quyên góp quỹ bạn nghèo, quyên góp áo quần sách vở cho những học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, động viên giúp đỡ các em trong quá trình học tập và rèn luyện.
3.8. Biện pháp 8. Cải tiến và tăng cường công tác tự kiểm tra, công tác kiểm tra công nhận.
Muốn công tác PCGDTH ĐĐT trên địa bàn hoàn thành tốt thì cần tăng cường công tác tự kiểm tra, đổi mới phương pháp kiểm tra để kịp thời điều chỉnh uốn nắn.
Ban chỉ đạo cần lập ra Ban tự kiểm tra để sau khi các trường tập hợp, thống kê số liệu xong thì có thể bắt tay ngay vào công tác tự kiểm tra. Việc kiểm tra phải đánh giá đúng thực chất trong việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình, công tác duy trì số lượng, nâng cao chất lượng. Trên cơ sở đó phát hiện nhân rộng những gương tốt, điển hình, điều chỉnh những sai lệch trong việc thực hiện kế hoạch PCGDTH.
Sau khi đã điều chỉnh những thiếu sót trong công tác thực hiện kế hoạch, Ban chỉ đạo đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận. Để đảm bảo độ chính xác cần nắm vững các kỹ thuật, các tiêu chuẩn. Riêng số lượng trẻ trong độ tuổi cần đối chiếu giữa: số trẻ hiện có tại trường (trong phiếu điều tra) với một số trẻ có trong sổ đăng ký khai sinh tại Tư pháp uỷ ban phường và số trẻ có trong sổ đăng ký hộ khẩu tại Công an phường để đảm bảo độ chính xác.
Tóm lại: Để chỉ đạo thực hiện công tác PCGDTH ĐĐT có hiệu quả thì người cán bộ quản lý cần áp dụng linh hoạt các biện pháp. Cần phải sáng tạo trong quá trình thực hiện và phải luôn xông xáo đi đầu trong mọi hoạt động, luôn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân, đặc biệt là các kỹ thuật xử lý, thống kê số liệu không nên giao phó cho cấp dưới. Được như vậy sẽ tạo nên động lực làm việc cho toàn thể CBGV trong nhà trường noi theo, phải biết kết hợp sức mạnh tập thể, vận dụng tốt mọi mối quan hệ xã hội, tranh thủ được sự quan tâm của chính quyền địa phương để hoàn thành nhiệm vụ như Bác Hồ đã từng nói:
Hòn đá to
Hòn đá nặng
Nhiều người nhắc
Nhắc lên đặng
PHÁệN Kóỳt luỏỷn vaỡ Kióỳn nghở
1. Một số kết luận:
Qua nghiên cứu trình bày ở trên, chúng tôi khẳng định mục đích nghiên cứu đặt ra đã được hoàn tất. Trong quá trình nghiên cứu và dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin rút ra một số kết luận như sau:
- Phổ cập GDTH ĐĐT là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục của nhà trường tiểu học và của toàn xã hội. Trong đó trường tiểu học đóng vai trò trọng yếu số một để hoàn thành mục tiêu nâng cao dân trí đã được cụ thể hoá trong các văn bản của Nhà nước. PCGDTH là đem lại hạnh phúc cho mọi trẻ em, là bảo đảm quyền trẻ em theo công ước quốc tế, là pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuỳ từng vùng miền, lãnh thổ có những điều kiện thực tập khác nhau song PCGDTH đều mang đến cho trẻ em trình độ học vấn tối thiểu, thống nhất trong cả nước để các em có thể tiếp tục học lên các cấp học trên hoặc tham gia vào đời sống lao động sản xuất.
PCGDTH là một công tác thường xuyên lâu dài đòi hỏi người cán bộ quản lý phải kiên trì, nhiệt tình, sáng tạo trong công tác mới thành công. Trong quá trình chỉ đạo người quản lý phải ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, phải trung thực tâm huyết với nghề, không chạy theo thành tích. Phải xem chất lượng là mục tiêu, là trách nhiệm của mình để bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện theo mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hoá trong luật giáo dục 2005.
Ngoài tâm huyết nghề nghiệp, người cán bộ quản lý phải có đầu óc sáng tạo, có tầm nhìn chiến lược để lập ra những kế hoạch có tính khả thi phù hợp với tình hình địa phương. Cùng với những giải pháp tích cực huy động được sức mạnh cộng đồng tham gia công tác PCGDTH trên địa bàn góp phần hoàn thành mục tiêu chiến lược giáo dục giai đoạn 2001 - 2010.
- Trong quá trình nghiên cứu, xuất phát từ cơ sở lý luận, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác PCGDTH ĐĐT ở trường tiểu học Kim Đồng - thị xã Đông Hà - Quảng Trị và đề xuất một số biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác PCGDTH ĐĐT có tính thực tiễn phù hợp với việc chỉ đạo thực hiện công tác PCGDTH ĐĐT trong giai đoạn hiện nay là:
+ Tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lãnh đạo địa phương, cán bộ giáo viên, học sinh và nhân dân địa phương.
+ Kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho từng thành viên.
+ Làm tốt khâu lập kế hoạch PCGDTH ĐĐT của địa phương.
+ Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
+ Chỉ đạo công tác điều tra thống kê số liệu.
+ Tăng cường cơ sở vật chất - TBDH.
+ Chỉ đạo theo dõi các đối tượng học sinh khó khăn trong học tập -RLĐĐ và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
+ Cải tiến và tăng cường công tác tự kiểm tra, công tác kiểm tra công nhận.
Đề tài triển khai nghiên cứu tại trường tiểu học Kim Đồng - thị xã Đông Hà - tỉnh Quảng Trị và được tập thể cán bộ, giáo viên của nhà trường tán thành. Đề tài có tác dụng trong việc nâng cao nhận thức của các đối tượng, công tác chỉ đạo về PCGDTH ĐĐT từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo kiểm tra. Đề tài chỉ giải quyết một số biện pháp trong những vấn đề được đặt ra. Những vấn đề còn lại là định hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ở một giai đoạn và mức độ khác. Đề tài chỉ triển khai nghiên cứu ở trường tiểu học Kim Đồng - thị xã Đông Hà - tỉnh Quảng Trị nhưng chúng tôi hy vọng các biện pháp đề xuất có thể áp dụng tốt ở các trường tiểu học có điều kiện tương tự như trường tiểu học Kim Đồng - thị xã Đông Hà - Quảng Trị.
2. Kiến nghị:
2.1. Bộ GD - ĐT cần thống nhất hệ thống biểu mẫu, hồ sơ phổ cập sao cho hợp lý, khoa học. Đồng thời làm việc với các chuyên gia tin học để viết được phần mềm thống kê phổ cập dễ sử dụng và sát thực tế hơn.
2.2. Kiến nghị với UBND, HĐND các cấp cần có thông tư hướng dẫn về các nguồn kinh phí cho PCGDTH và dảnh nguồn kinh phí cho các địa phương hỗ trợ cho các trường tiểu học tiến hành thực hiện.
2.3. Kiến nghị với Phòng GD & nhà trường: Phải có kế hoạch tuyển dụng, phân công giáo viên hợp lý để những người giáo viên thực sự là những người thầy giáo giỏi, tâm huyết với nghề và được bố trí đúng sở trường của mình.
2.4. Kiến nghị với Đảng uỷ, chính quyền địa phương: Nâng cao vai trò trách nhiệm, thực hiện tốt quản lý điều hành việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập GDTH ĐĐT, chăm lo hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục.
TAèI LIÃU THAM KHAÍO
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2005 và kế hoạch 2006 của Đảng uỷ phường 4- Số 01/BC-ĐUngày 31/12/2006
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2006 của UBND phường 4 Số11/BC-UB ngày 24/1/2006
Báo cáo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học2006-2007 của trường tiểu học Kim Đồng , thị xã Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị
Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN,GDPT,GDTX và các khoa, trường sư phạm năm học 2006- 2007; số 32/2006/CT-BGD&ĐT ngày 1/8/2006
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010. NXBGD, HN. 2002
Công ước về quyền trẻ em của liên hợp quốc.
Điều lệ trường tiểu học. Ban hành kèm theo quyết định số: 22/2000/QĐ- BGD&ĐTngày 11/7/2000 của bộ giáo dục và đào tạo.
Giáo trình: Lý luận quản lý giáo dục. Học viện Quản lý giáo dục. HN.2005
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992( sữa đổi)
Hồ sơ Phổ cập trường Tiểu học Kim Đồng các năm từ 2004-2006
Luật giáo dục năm 2005. NXB Thống kê. HN. 2005
Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991. NXB Pháp lý. HN !((!
Nghị định quy định chi tiết và Hướng dẫn thị hành một số điều của luật giáo dục. Số 75/2006/NĐ-CP
Nghị quyết Trung ương II khoá VIII. NXB Chính trị Quốc gia
Phan Thế Đồng. Chỉ đạo công tác Phổ cập giáo dục- Chông mù chữ. Học viên quản lý giáo dục. HN 2005
Quyết định của bộ trưởng về việc ban hành quy định kiểm tra, đánh giá và công nhận PCGDTH ĐĐT . Số 28/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/6/1999.
Thông tư 14/BGD&ĐT ngày 5/8/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hươngd dẫn tiêu chuẩn và thể thức kiểm tra, đánh giá kết quả chống mù chữ và PCGDTH ĐĐT.
Tập các văn bản chỉ đạo PCGDTH ĐĐT của trường tiểu học Kim Đồng, thị xã Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị năm 2006
File đính kèm:
- tieu luan tot nghiep.doc