Trong nhà trường, Đội TNTP Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Với nhiều hoạt động phong phú dưới sự điều hành của Ban Chỉ huy Đội đã nâng cao chất lượng hoạt động của Đội, rèn luyện các em thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với danh hiệu cao quí: Cháu ngoan Bác Hồ và tập thể Liên- chi đội vững mạnh góp phần giáo dục toàn diện cho đội viên, học sinh
14 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lựa chọn và bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho ban chỉ huy liên, chi đội ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ được phân công, có khả năng tổ chức và quản lí hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực và có uy tín. Từ những nội dung bồi dưỡng đã nêu trên, trong quá trình bồi dưỡng bản thân đã rút ra được 3 nhiệm vụ cơ bản mà người phụ trách cần rèn luyện.
1.4. Hình thức bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên chi đội
1.4.1 Bồi dưỡng định kì:
Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng BCH vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học
* Đầu năm học: Cần tổ chức phương pháp cách tổ chức điều khiển đại hội các cấp, phương pháp cách điều khiển Đại hội các cấp, phương pháp xây dựng, kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách…
* Giữa năm học: Bồi dưỡng cho Ban chỉ huy kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội như nghi thức múa hát trò chơi …và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể….
* Cuối năm học: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công nhận Liên- Chi đội mạnh.
1.4.2. Bồi dưỡng thường xuyên
Tổng phụ trách cần có chương trình bồi dưỡng Ban chỉ huy trong kế hoạch hoạt động của liên đội ngay từ đầu năm học, theo các nhiệm vụ liên quan tới chức năng chuyên môn của từng uỷ viên và của từng cấp Đội. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ.
- Ban chỉ huy liên đội: Hai đợt một học kì: Nội dung hoạt động, biện pháp tiến hành.
- Ban chỉ huy chi đội: Hai tháng một lần: Hướng dẫn nội dung yêu cầu cách tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ điểm, chuyên đề, định kỳ,...
1.4.3. Bồi dưỡng theo chuyên đề
Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng cấp chỉ huy hoặc Ban chỉ huy ở các khối lớp nhằm trao đổi rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động của các khối lớp, tổ chức cho ban chỉ huy tham quan dự các giờ sinh hoạt hoặc hoạt động của các Chi đội.
1.4.4. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn
Bằng các hoạt động chung của liên đội, cần thu hút và phân công ban chỉ huy các chi đội tham gia các hội thi như: thi chỉ huy đội giỏi, thi nét đẹp đội viên, hôi trại, hội thi nghi thức…Qua các hoạt động, với công việc được phân công, được tham gia quan sát, ban chỉ huy tự rút ra nhiều bài học thực tiễn quý giá trong quá trình hoạt động.
1.5. Phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy liên chi đội:
Công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy chính là quá trình tổ chức học đi đôi với hành, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để đạt được mục tiêu, chất lượng BCH tại mỗi đơn vị. Có hai phương pháp chủ yếu sau :
1.5.1. Phương pháp mở lớp
Lớp tập trung theo đợt ngắn hay dài ngày (trong năm học hoặc trong dịp hè) cần chú ý:
- Chương trình cụ thể cho từng loại lớp, từng loại đối tượng.
- Tài liệu hướng dẫn cho các em học tập, Tổng phụ trách phải có phương pháp giảng dạy về công tác Đội tức là vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn cách tổ chức thực hành để rèn kĩ năng công tác Đội cho chỉ huy như phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ.
- Các loại hình lớp phù hợp với khả năng tổ chức của đơn vị: Lớp tập huấn sinh hoạt chủ đề, lớp bồi dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ …
- Tổ chức lớp: Lên kế hoạch, xây dựng nội dung, chuẩn bị biên chế các lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết khen thưởng, rút kinh nghiệm.
1.5.2. Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế
Phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp thực hiện. Thông qua thực tế hoạt động của Ban chỉ huy mà Tổng phụ trách có phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp.
* Bồi dưỡng qua các cuộc họp Ban chỉ huy
- Họp định kỳ: duy trì họp theo lịch qui định. Nội dung họp phải đảm bảo việc kiểm tra thực hiện nghị quyết, đánh giá tình hình thi đua, bàn bạc nhiệm vụ thời gian tới và phân công nhiệm vụ tới từng uỷ viên. Mỗi lần họp cần phải có ý kiến của phụ trách chi hoặc Tổng phụ trách, các thành viên đều phải có ý kiến tham gia.
- Họp giao ban cấp liên đội: Nội dung để nắm tình hình chỉ đạo thi đua chung của liên đội, chi đội có ý chỉ đạo và giải quyết của Ban chỉ huy liên đội đối với những hoạt động lớn phải có ý kiến của Tổng phụ trách.
Ngoài ra có thể có những cuộc hội ý ngắn, tranh thủ vào các giờ ra chơi, giờ nghỉ, cuối buổi học khi có công tác đột xuất hoặc cần hội ý thống nhất một số vấn đề. Tổ chức các cuộc họp ban chỉ huy, hội nghị nhằm giúp chỉ huy Đội rèn luyện năng lực tự quản và người phụ trách có thể hiểu rõ trình độ nhận thức của các em để có điều kiện bồi dưỡng cụ thể hơn.
*Bồi dưỡng qua công tác thực tế
- Giao nhiệm vụ đến từng uỷ viên trong Ban chỉ huy liên đội, chi đội, có hướng dẫn cụ thể để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao song vẫn đảm bảo vừa sức, phù hợp với đối tượng.
- Tổng phụ trách có thể làm mẫu để các em rút kinh nghiệm từ việc sắp xếp lên kế hoạch, đến việc tổ chức thực hiện ở liên đội mình hoặc liên đội khác. Khi có hoạt động mới, có thể mời ban chỉ huy được tham gia.
- Kiểm tra kĩ năng, thao tác của Ban chỉ huy về cách điều hành, hướng dẫn tổ chức hoạt động bằng cách giao nội dung hoạt động cho các ban chỉ huy. Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi tổng phụ trách phải giúp các em biết vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn của đơn vị. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổng phụ trách với phụ trách các chi đội, cần có sự kết hợp giữa công tác bồi dưỡng của phụ trách với tự bồi dưỡng của Ban chỉ huy.
2. Khả năng áp dụng:
2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả:
Trong những năm học qua đã áp dụng vào công việc của trường, thực tế Ban chỉ huy liên đội từng bước hoạt động có hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: các em mạnh dạn, tự tin, điều khiển công việc hoàn thiện tốt hơn.
2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có
Với cách làm mà bản thân tôi đã chọn và nêu trên góp phần thêm vào trong quá trình xây dựng hoàn thiện công tác lựa chọn, bồi dưỡng cho Ban chỉ huy liên đội thực hiện tốt công tác của mình trong liên đội.
2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành
Bản thân tôi là tổng phụ trách đội thiết nghĩ rằng với những việc làm của tôi nêu lên trong kinh nghiệm này thì có thể áp dụng được cho các đồng nghiệp khác ở từng đơn vị khác nhau một cách hiệu quả.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội
- Những năm học vừa qua Liên đội luôn đạt Danh hiệu Liên đội xuất sắc; tham gia Hội thi kỹ năng Đội viên cấp huyện đều đạt giải. trong năm học 2010-2011 em liên đội trưởng đạt giải Nhì chỉ huy giỏi.
C. KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
Tổng phụ trách đội phải năng nổ, nhiệt tình trong mọi công việc; có tính sáng tạo trong mọi công việc được giao, linh hoạt, nhạy bén tham mưu đề xuất.
Lựa chọn vào Ban chỉ huy những em học giỏi, đạo đức tốt, có nhiều năng khiếu để tạo uy tín tốt trong quá trình hoạt động lãnh đạo liên đội.
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đúng mức về thời gian, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và hoạt động của liên đội.
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp
Với những kinh nghiệm trên ứng dụng vào những năm tiếp theo dần hoàn thiện tạo thành một bài học thường xuyên được giảng dạy, bồi dưỡng cho các em từ ngay mỗi đầu năm học để các em thực hiện có hiệu quả công việc được giao trong liên đội.
3. Đề xuất, kiến nghị.
1. Đối với Hội Đồng Đội: Cần tổ chức tập huấn bồi dưỡng và tạo điều kiện hơn nữa cho Ban chỉ huy các liên đội giao lưu học tập kinh nghiệm. Hội Đồng đội các cấp cần cung cấp nhiều hơn nữa sách báo, tài liệu, những kiến thức có liên quan đến công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường, những nội dung cần thiết để bồi dưỡng Ban chỉ huy, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban phụ trách trong công tác bồi dưõng các em có thể tự tìm hiểu thêm, tự bồi dưõng thêm kiến thức cho bản thân trong quá trình tham gia hoàn thành nhiệm vụ của mình.
2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Cần tin và mạnh dạn giao nhiệm vụ cho tổ chức Đội tự tổ chức hoạt động mà cầu nối được thông qua Tổng Phụ Trách.
3. Đối với chi đoàn Thanh niên: Chi đoàn khuyến khích động viên và tạo điều kiện cho Ban chỉ huy liên đội hoạt động. Tổng phụ trách Đội sẽ theo dõi,cố vấn góp ý và điều chỉnh kịp thời giúp Ban chỉ huy Liên chi Đội nhìn ra những hạn chế mà khắc phục./.
Bồng Sơn, ngày 08 tháng 3 năm 2014
Người viết
MỤC LỤC
A.Mở đầu:………………………………………………………………………….Trang 1
I. Đặt vấn đề:……………………………………………………………… …….Trang 1
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:………………………………………………………………………...........Trang 1
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:……………………………………Trang 1
3. Phạm vi nghiên cứu:…………………………………………………………..Trang 1
II. Phương pháp tiến hành:……………………………………………………...Trang 1
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải
pháp của đề tài:……………………………………………………………………Trang 2
1.1.Cơ sở lý luận:……………………………………………………..................Trang 2
1.2. Cơ sở thực tiễn:………………………………………………………………Trang 2
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:……………………..Trang 2
B. NỘI DUNG: ……………………………………………………………………Trang 3
I. Mục tiêu:…………………………………………………………………………Trang 3
II. Mô tả giải pháp của đề tài:…………………………………………………..Trang 3
1.Thuyết minh tính mới: ………………………………………………………...Trang 3
2. Khả năng áp dụng:…………………………………………………………….Trang 9
2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả:………………………Trang 9
2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có:…………………………………Trang 9
2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành: …………………………Trang 9
3. Lợi ích kinh tế xã hội:………………………………………………..............Trang 9
C. KẾT LUẬN:………………………………………..………………………… Trang 10
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp:…………...Trang 10
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp:……….Trang 10
3. Đề xuất, kiến nghị:………………………………………………………….. Trang 10
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀI NHƠN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
LỰA CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG
KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN CHO
BAN CHỈ HUY LIÊN, CHI ĐỘI
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
٭٭٭٭٭٭٭
Người thực hiện: Lê Duy Sang
Tổng phụ trách Đội
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn
Bồng Sơn, tháng 03/2014
File đính kèm:
- SKKN Sang 13-14.doc