Như chúng ta đã biết, Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách. Là lực lượng nòng cốt trong các phong trào của thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu. Với khẩu hiệu :
“ Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng”
Khẩu hiệu thể hiện rõ: Đội vừa gắn nhiệm vụ cách mạng của đất nước, vừa gắn với lý tưởng cao đẹp của Bác Hồ. Từ năm 1980 đến nay, công tác Đội trong nhà trường tiểu học nói chung và công tác nhi đồng nói riêng được các cấp bộ Đoàn quan tâm chỉ đạo, luôn được cải tiến về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức để ngày một hoàn thiện, phù hợp với tâm lý trẻ em nhằm tập hợp được đông đảo nhi đồng tham gia sinh hoạt, vui chơi .
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng theo chủ điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: “Hai người ba chân”
II. CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT:
1.Ổn định :
-Phụ trách Sao cho nhi đồng đứng thành vòng tròn và yêu cầu trưởng Sao điểm danh.
-Trưởng Sao điểm danh và báo cáo. Phụ trách ghi vào sổ sinh hoạt.
-Phụ trách Sao cho nhi đồng hát bài “ Em là mầm non của Đảng”
2. Báo cáo :
- Phụ trách Sao nói: Em nào có thể cho biết chủ điểm sinh hoạt ở tuần trước là gì ?
-Nhi đồng trả lời : Chủ điểm sinh hoạt tuần trước là “con ngoan” .
-Phụ trách Sao : Với chủ điểm “ con ngoan” các em đã học được những điều gì?
-Nhi đồng trả lời những điều đã học được từ chủ điểm “ con ngoan”
-Phụ trách Sao yêu cầu nhi đồng kể cho các bạn nghe về những việc làm tốt ?
-Sau đó Phụ trách Sao tuyên dương và động viên .
3. Sinh hoạt vui chơi
- Phụ trách Sao hướng dẫn và tổ chức trò chơi “ Hai người ba chân ”.
-Kể chuyện“ Bàn chân kỳ diệu”
-Phụ trách Sao nêu câu hỏi cho nhi đồng trả lời theo nội dung câu chuyện .
-Phụ trách Sao hỏi: Qua câu chuyện, em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
4. Sinh hoạt chủ điểm
-Phụ trách Sao: Em nào có thể nhắc lại chủ điểm sinh hoạt lần này là gì?
-Nhi đồng: chủ điểm “ Trò giỏi”
-Phụ trách Sao : Trong các em, ai đã có góc học tập ở nhà ? Góc học tập ở nhà để làm gì?
-Phụ trách Sao hướng dẫn cách học bài ở nhà và chuẩn bị bài. Vậy sau buổi sinh hoạt hôm nay các em nhớ thực hiện những điều sau đây thật tốt để trở thành trò
giỏi nhé!
+ Các em có góc học tập ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ánh sáng để học bài.
+Học bài ở nhà và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+Thường xuyên phát biểu, xây dựng bài
+ Giúp đỡ các bạn có học lực yếu kém .
5. Kết thúc
Phụ trách Sao nhận xét và giáo dục nhi đồng cần phấn đấu để trở thành trò giỏi.
Tất cả cùng hát bài “Lớp chúng mình ”
E. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO BUỔI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG
Để buổi sinh hoạt Sao nhi đồng có hiệu quả Tổng phụ trách tạo nhiều sân chơi bổ ích cho các em; nội dung tổ chức các sân chơi phải phong phú có tính mới lạ, thiết thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia. Trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vui chơi theo chủ điểm hàng tháng.
Đội ngũ phụ trách Sao phải nắm được:
+ Yêu cầu của một buổi sinh hoạt Sao.
+ Tiến trình các bước sinh hoạt Sao.
+ Phương pháp tiến hành buổi sinh hoạt sao.
+ Hiểu ý nghĩa chủ điểm của từng tháng; ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng.
+ Luôn thay đổi hình thức tổ chức buổi sinh hoạt Sao.
1. Nâng cao về hoạt động nhận thức nhi đồng:
Công tác Đội và công tác giáo dục trong nhà trường là hai lĩnh vực có cùng mục tiêu giáo dục. Quan tâm đầu tư cho công tác Đội là đầu tư cho công tác giáo dục. Trên các mô hình hoạt động không chỉ là mang ý nghĩa vui chơi mà thông qua đó để phát triển nhân cách cho các em. Qua các buổi sinh hoạt Sao nhi đồng các em biết được, hiểu được để các em phát triển vững vàng hơn.Chính vì vậy, ngay từ buổi đầu cắp sách tới trường, song song với việc học văn hoá là giáo dục các em trên phương diện hoạt động vui chơi thông qua các mô hình sinh hoạt Sao.
Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ giáo viên, phụ huynh, hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động sao nhi đồng .
2. Phối hợp với GVCN để chọn đội ngũ phụ trách Sao:
+ Học lực từ khá trở lên,có đạo đức tốt.
+ Hiểu biết về các hoạt động Sao nhi đồng.
+ Khả năng điều hành các hoạt động theo mô hình sinh hoạt.
+ Có uy tín trước các em nhi đồng.
+ Nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo và nhiệt tình với công việc gần gũi yêu mến các em. Mỗi lớp chọn 3- 4 em, sau đó tổ chức thi để chọn đội ngũ Phụ trách sao đủ các tiêu chuẩn quy định.
3. Tập huấn nghiệp vụ cho các em Phụ trách Sao.
Lựa chọn phụ trách Sao không phải là sự tiếp nhận những cái đã có ở các em vì có những phẩm chất- năng lực chỉ có thể có được trong quá trình rèn luyện. Điều quan trọng hơn là cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cái hiện có và cái cần có. Do vậy, lựa chọn bao giờ cũng phải đi đôi với bồi dưỡng. Ngay từ đầu năm học, tổng phụ trách phải tổ chức nhiều buổi tập huấn kỹ năng nghiệp vụ đội ngũ cho đội ngũ Phụ trách Sao.Cách triển khai buổi sinh hoạt Sao. Phương pháp xây dựng kế hoạch theo chủ điểm hàng tháng. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của đội ngũ phụ trách Sao theo định kỳ.
Ngoài những buổi tập huấn do Tổng phụ trách điều hành, phải bồi dưỡng các em hằng ngày thông qua giờ lên lớp. Điều này muốn thực hiện được cần phải có sự hổ trợ từ phía Anh chị phụ trách.
4. Kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao.
Kiểm tra đánh giá là một khâu hết sức quan trọng.Vì vậy để kiểm tra đánh
giá rút kinh nghiệm cho các phụ trách Sao thì Tổng phụ trách phối hợp với anh chị phụ trách tiến hành làm như sau:
- Theo dõi việc thực hiện các buổi sinh hoạt Sao.
- Tiến hành dự buổi sinh hoạt để đúc kết kinh nghiệm kịp thời.
- Tổ chức các đợt kiểm tra để đánh giá kết quả tiếp thu các em qua các buổi sinh hoạt.
5. Tổ chức thi đua khen thưởng
Công tác thi đua, khen thưởng là đòn thúc đẩy chất lượng qua các buổi sinh hoạt Sao. Vì một trong những thứ bậc của con người thể hiện bản thân và coi trọng danh dự. Do vậy muốn duy trì tốt phong trào Đội-Sao nhi đồng trong trường học thì Tổng phụ trách phải chú ý đến việc thi đua khen thưởng, khen chê phải đúng mức, chủ yếu là khen những nội dung làm tốt để động viên khích lệ các em, nhắc nhở khéo léo để không làm mất lòng tin của các em.
Tổ chức các đợt thi đua “Phụ trách Sao giỏi” trong các ngày lễ lớn giữa các khối lớp. Khen thưởng cho phụ trách sao xuất sắc, thëng cho c¸c Sao sinh ho¹t s«i næi.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Tiến hành củng cố và thành lập các Sao nhi đồng ngay từ đầu năm học. Phân công Phụ trách Sao phụ trách ở các lớp nhi đồng. Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho lực lượng Phụ trách Sao. Đội ngũ Phụ trách Sao đã thành thạo về cách điều hành buổi sinh hoạt Sao và hướng dẫn cho nhi đồng thành thạo việc thực hiện các quy trình sinh hoạt Sao.
Nâng cao chất lượng thực hành sinh hoạt Sao nhằm giáo dục tính kỉ luật, tác phong chuẩn mực của nhi đồng.
Thu hút đông đảo nhi đồng tham gia sinh hoạt, các em ham thích và yêu hoạt động Đội hơn. Đối với các em đội viên là Phụ trách Sao thì các em thấy tự tin hơn và là gương tốt để các em nhi đồng noi theo.
Hổ trợ và giúp đỡ choTổng phụ trách và GVCN rất nhiều trong việc chuyển
tải những nội dung chương trình của công tác Đội trong năm học.
Lớp nhi đồng xuất sắc : 7/8
Sao xuất sắc: 28/32 sao.
Với kết quả đó, chứng tỏ rằng công tác nhi đồng nói riêng và công tác Đội trong trường tiểu học nói chung luôn được cải tiến về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để ngày một hoàn thiện. Luôn cải thiện phù hợp với tâm lý của thiếu niên nhi đồng, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục để nhi đồng phát triển và trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. Các em đã biết hòa mình vào buổi sinh hoạt. Đội ngũ Phụ trách Sao biết tự mình mở rộng nội dung sinh hoạt còn các em nhi đồng không còn lúng túng, khi tham gia sinh hoạt Sao.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong công tác Đội nói chung và công tác Sao nhi đồng nói riêng đòi hỏi người tổng phụ trách phải không ngừng học hỏi tự bồi dưỡng bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn và phải thực sự là người bạn, người chị của trẻ, thực sự yêu trẻ, hoạt động với trẻ, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của trẻ .
Tích cực tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường để nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ của các lực lượng trong nhà trường, chủ động khắc phục và giải quyết những khó khăn trong quá trình công tác.
Dưới dự phát triển không ngừng của đất nước hiện nay, mỗi công dân Việt Nam dù lớn hay bé, dù ở cương vị nào trong xã hội cũng đều phải biết lễ phép, giữ gìn và phát huy truyền thống vốn có. Hầu như các em hiện nay quen sống trong thời bình mà quên đi sự hi sinh, nỗi vất vả nhọc nhằn của cha ông ta đã tạo dựng nên. Chính vì vậy, giáo dục nhi đồng ngay buổi đầu là hết sức quan trọng. Bởi đó chính là hình thành ở nhi đồng những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam. Tổ chức giáo dục cho các em qua mô hình sinh hoạt Sao nhi đồng một cách có hiệu quả là trang bị cho các em một kĩ năng, kiến thức để các em bước vào các cấp học trên. Tạo cho các em biết yêu quý mọi người, yêu quê hương đất nước và giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trên đây là những kinh nghiệm về “Tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm”. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí để công tác tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng đạt hiệu quả cao hơn và để cho đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
An Khê. Ngày 10 tháng 01 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Tường Vy
KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI VÀO NĂM HỌC 2013 – 2014:
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được năm học 2012 – 2013. Năm học 2013 - 2014 Tiến hành củng cố, phân công Phụ trách Sao phụ trách ở các lớp nhi đồng. Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho lực lượng Phụ trách Sao. Đội ngũ Phụ trách Sao đã thành thạo về cách điều hành buổi sinh hoạt Sao và hướng dẫn cho nhi đồng thành thạo việc thực hiện các quy trình sinh hoạt Sao.
Đối với các em đội viên là Phụ trách Sao thì các em thấy tự tin hơn và là gương tốt để các em nhi đồng noi theo.
Nhi đồng tỏ ra ham thích đến trường hơn thể hiện qua số buổi vắng học không lí do giảm rõ rệt.
Hành vi đạo đức của nhi đồng có nhiều chuyển biến tốt, được đánh giá qua kết quả của giáo viên phụ trách và Phụ trách Sao nhi đồng.
100% Nhi đồng được sinh hoạt Sao nhi đồng nên chất lượng nhi đồng có rất nhiều tiến bộ; cụ thể qua kết quả thực hiện chương trình rèn luyện nhi đồng chăm ngoan.
Hầu hết nhi đồng hiểu rõ lợi ích của việc tham gia sinh hoạt Sao nhi đồng trường học và các em rất ham thích tham gia sinh hoạt.
Kết quả học tập của học sinh lớp 1,2,3 có nhiều tiến bộ hơn nhờ vào cách thức ôn tập kiểu vui để học từ các trò chơi trong sinh hoạt cũng như việc thay đổi không khí trong các buổi học.
Đội ngũ Phụ trách Sao nhi đồng được bồi dưỡng tốt và thể hiện được vai trò dẫn dắt các em thiếu nhi trong sinh hoạt, học tập.
File đính kèm:
- Kinh nghiem to chuc sinh hoat Sao nhi dong.doc