Đề tài Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Lớp 5 là lớp cuối cấp tiểu học, hoàn thành mục tiêu đặt ra cho môn Tiếng Việt toàn cấp là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe – nói – đọc – viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p 1/ 113 ) - Đoạn 1: Đọc nhấn giọng từ ngữ gợi tả hương thơm ngất ngây, đặc biệt, lan tỏa, kéo dài trong không gian của thảo quả; ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; nhấn giọng và kéo dài ở các câu ngắn như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả trong đất trời. Gió tây lướt thướt bay rừng, / quyến hương thảo quả đi, / rải theo triền núi, / đưa hương thảo quả ngọt lựng, / thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. / Gió thơm. / Cây cỏ thơm. / Đất trời thơm. / Người đi từ rừng thảo quả về, / hương thơm đậm, / ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn. // Bài : Đất nước ( TV 5 – tập 2 / 95 ) - Khổ thơ 1, 2 đọc với giọng tha thiết, bâng khuâng thể hiện vẻ đẹp và buồn của những ngày thu đã xa : Sáng mát trong / như sáng năm xưa Gió thổi / mùa thu / hương cốm mới Tôi nhớ / những ngày thu đã xa. Sáng chớm lạnh / trong lòng Hà Nội Những phố dài / xao xác hơi may Người ra đi / đầu không nghoảnh lại Sau lưng / thềm nắng / lá rơi đầy. - Đến khổ thơ 3, 4 nhịp nhanh hơn, giọng vui, khỏe khoắn, thể hiện niềm vui, rộn ràng của thiên nhiên, con người trong mùa thu thắng lợi. Mùa thu nay / khác rồi Tôi đứng vui nghe / giữa núi đồi Gió thổi rừng tre / phấp phới Trong biếc / nói cười thiết tha… - Khổ thơ 5 cần đọc với giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính, lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc. Nước chúng ta Nước những người / chưa bao giờ khuất Đêm đêm / rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa / vọng nói về. // * Đối với các loại văn bản khác : Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc, ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật và lời nói của nhân vật, đọc đúng ngữ điệu các kiểu câu, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật, lời nói nhân vật và tên nhân vật, lời chú thích,… Có giọng đọc phù hợp với mục đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng, nổi bật trong văn bản; khắc phục những cách đọc thiên về hình thức hoặc “ diễn cảm ” tùy tiện. Ví dụ : Bài: Lòng dân ( TV 5 – Tập 1 / 25 ) Cai : - Để coi. ( Quay sang lính ) // Trói nó lại cho tao // ( chỉ dì Năm ). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà // ( lính trói dì Năm lại ). An : - ( Ôm dì Năm, khóc òa ) Má ơi má ! Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc hạ giọng các từ ngữ trong ngoặc đơn và nghỉ hơi ( // ) để phân biệt lời chú thích với lời của nhân vật, giọng Cai hống hách, xấc xược, giọng An tự nhiên như một đứa trẻ đang khóc. Ví dụ : Hướng dẫn học sinh đọc văn bản luật sau : Điều 21 : // Trẻ em có bổn phận sau đây : // 1. Yêu quý, / kính trọng, / hiếu thảo với ông bà, / cha mẹ; // kính trọng thầy giáo, / cô giáo; // lễ phép với người lớn, / thương yêu em nhỏ; // đoàn kết với bạn bè; // giúp đỡ người già yếu, / người khuyết tật, / tàn tật, / người gặp hoàn cảnh khó khăn / theo khả năng của mình. // 2. Chăm chỉ học tập, / giữ gìn vệ sinh, / rèn luyện thân thể, / thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, / giữ gìn của công, / tôn trọng tài sản của người khác, / bảo vệ môi trường. // ( TV 5 – tập 2 / 145 ) Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều khoản, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ( Dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm ), nhấn mạnh các từ ngữ chứa đựng thông tin quan trọng. 1.6. Giải pháp 6: Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm, theo tổ : Việc tổ chức cho học sinh luyện đọc theo cặp, nhóm, tổ sẽ tạo cơ hội cho từng cá nhân học sinh được luyện đọc nhằm phát huy năng lực cá nhân. Qua đó, học sinh sẽ được đọc cho bạn nghe và nghe bạn đọc để cùng chia sẻ kinh nghiệm đọc, học tập cách đọc của bạn, giúp bạn sửa cách đọc, thi đua nhau trong học tập. Đồng thời cũng giúp giáo viên phát hiện những học sinh đọc tốt để khuyến khích, động viên và những học sinh đọc chưa tốt để có kế hoạch giúp đỡ, uốn nắn, rèn luyện. Tâm lí của học sinh tiểu học là thích được làm việc theo cặp, theo nhóm, theo tổ và thích được thi đua, được khen,… Vì vậy, giáo viên cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung của tiết dạy để tổ chức học sinh hoạt động luyện đọc theo cặp, nhóm hay tổ một cách phù hợp nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất. 1.7. Giải pháp 7: Tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. Để kích thích hứng thú luyện đọc và rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi học tập ngay trong từng bài Tập đọc của chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Trò chơi học tập giáo viên nên tổ chức lúc hướng dẫn học sinh luyện đọc và luyện đọc diễn cảm, thông thường là các bài học thuộc lòng; nội dung trò chơi phải gắn với bài đọc, phục vụ cho yêu cầu về kiến thức – kĩ năng của bài ( học sinh hiểu được nội dung bài; được rèn kĩ năng đọc, đọc diễn cảm, nghe, nói ); hình thức tổ chức trò chơi cần gọn, nhẹ, cách tiến hành đơn giản để càng nhiều học sinh được tham gia càng tốt. Giáo viên nên lựa chọn những trò chơi đem lại tác dụng thiết thực với học sinh, kích thích hứng thú đọc, rèn tư duy linh hoạt, bồi dưỡng cảm thụ văn học, giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp,… Các trò chơi học tập có thể dùng để rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, đó là : - Thi đọc nối tiếp từng đoạn ( theo nhóm, tổ ) - Thi đọc diễn cảm cùng một đoạn văn ( thơ ) hoặc cả bài Học thuộc lòng - Thi đọc đoạn văn, thơ em thích nhất trong bài - Thi đọc truyện ( kịch ) theo vai - Thi “ thả ” thơ - Thi đọc bài văn bài thơ hay,… trong các tiết sinh hoạt tập thể, trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa. … Tóm lại : Việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung cần được thực hiện sau khi học sinh đã đọc đúng, rõ ràng, rành mạch văn bản; đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc; để học sinh bộc lộ sự sáng tạo, cảm thụ riêng; tránh sa đà vào phân tích, tìm hiểu; tránh coi nhẹ thực hành luyện đọc và hoạt động đọc tự nhiên của học sinh. Việc đọc diễn cảm không đúng, không bắt nguồn từ sự hiểu biết sâu sắc nội dung bài đọc nhiều khi gây phản tác dụng, làm cho học sinh chỉ vì quá tập trung chú ý đến những dấu nhấn giọng, nghỉ hơi nên đọc một cách gượng gạo, mất tự nhiên. Kết quả là cuối giờ học, sau khi được giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm lại đọc kém hơn, không còn tự nhiên như đầu giờ học. 2. Khả năng áp dụng 2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả. Đề tài này được đúc kết qua nhiều năm giảng dạy, vừa phát hiện, nghiên cứu, thực hiện, bổ sung, chỉnh sửa và vận dụng trong 2 năm học liền từ 2012-2013 và 2013-2014 ở tại lớp tôi đang giảng dạy và trong Tổ chuyên môn có hiệu quả. 2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có. Qua đề tài này nhằm rèn luyện, củng cố và nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh một cách đầy đủ và toàn diện : Đọc rành mạch, lưu loát bài văn, bài thơ; đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ ngắn; hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc; có giọng đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau. 2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành. Trong những năm qua, bản thân tôi đã áp dụng cho lớp tôi đang giảng dạy và trong Tổ chuyên môn nhìn chung có hiệu quả tương đối tốt, nhất là các em học sinh chưa chú ý đến việc đọc. Từ đó tôi nhận thấy đề tài này có khả năng vận dụng rộng rãi cho các khối lớp ( 2, 3, 4 ) nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc nói riêng và việc học môn Tiếng Việt nói chung của học sinh Tiểu học. Tùy theo đặc điểm từng lớp, từng trường mà giáo viên vận dụng linh hoạt nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cho học sinh của mình. 3. Lợi ích kinh tế xã hội. 3.1. Lợi ích đến quá trình giáo dục, công tác Đề tài đã được nghiên cứu và áp dụng nhiều năm qua, tôi nhận thấy chất lượng phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung của học sinh có những chuyển biến tích cực, cụ thể : - Học sinh có ý thức trong việc rèn đọc của mình. - Đọc rành mạch, lưu loát một văn bản đúng yêu cầu ( tối thiểu 120 tiếng / phút ). - Hầu hết các em có kĩ năng đọc vững chắc. - Nhiều em có giọng đọc biểu cảm, biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. - Bước đầu học sinh có thói quen tìm đọc sách ( thư viện, sưu tầm,… ) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc, tạo điều kiện để học các môn khác tốt hơn ( luyện từ và câu,tập làm văn ). 3.2. Chất lượng, hiệu quả giáo dục : * Điểm Đọc: Qua khảo sát 29 học sinh của lớp 5C năm học 2013-2014. Kết quả cụ thể: ĐIỂM ĐỌC Giỏi Khá T. Bình Yếu SL % SL % SL % SL % KSCL Đầu năm 0 11 37.9 13 44.8 5 17.3 Giữa HK I 6 20.7 18 62.1 5 17.2 0 Cuối HK I 25 86.2 3 10.4 1 3.4 0 Giữa HK II Cả năm C. KẾT LUẬN 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp. Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau đây : - Giáo viên cần có sự học hỏi, đầu tư, nghiên cứu và luôn luôn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh . - Giáo viên phải chú ý đến việc đọc mẫu của mình. - Giáo viên phải thật sự quan tâm, gần gũi HS để tìm ra những khó khăn của học sinh từ đó tìm ra giải pháp thích hợp nhất . - Chú trọng đến kĩ năng luyện tập, thực hành cho học sinh . - Chú ý đến việc sửa sai thường xuyên cho học sinh . - Đa dạng các hình thức học tập, tạo niềm tin, tâm lí hứng khởi cho học sinh để học tập hiệu quả . 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp. Với việc thực hiện chương trình Tiếng Việt nói chung và Tập đọc nói riêng thì các giải pháp này có thể áp dụng tốt ở trong trường và toàn ngành. 3. Đề xuất, kiến nghị. Với đề tài mà bản thân tôi đã nghiên cứu vận dụng vào quá trình giảng dạy ở lớp, ở Tổ chuyên môn, tôi nhận thấy sẽ đem lại kết quả khả quan, mong nhà trường triển khai rộng rãi để thực hiện đồng thời trao đổi, góp ý để cá nhân tôi có thêm cơ hội học tập, rút kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian nghiên cứu học hỏi để nâng cao tay nghề bằng nhiều cách khác nhau. Bồng Sơn, ngày 02 tháng 03 năm 2014 Người viết Cao Nguyễn Hương Giang

File đính kèm:

  • docSKKN 13-14 Giang.doc
Giáo án liên quan