Đề tài Kinh nghiệm dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 4

/ Lí do chọn đề tài:

Toán học là một môn học rất thực tế, gần gũi với cuộc sống, khá khô khan nhưng cũng lí thú đối với những ai say mê nó. Chính vì điều đó chúng ta cần tạo không khí thân thiện, sức thu hút đối với các em. Muốn thế khi dạy học toán nói chung, gải toán có lời văn nói riêng chúng ta cũng phải cần có kế hoạch cụ thể, nhằm dẫn dắt, lôi cuốn các em đi từ dễ đến khó, từ cái đã biết đến cái chưa biết.

 

doc14 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu nôị dung, tìm hiểu kỹ từ, câu phân tích xem bài toán cho biết gì ? cần tìm cái gì? mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm như thế nào ? - Thiết lập giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng ngôn ngữ ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng . - Hướng dẫn học sinh tìm lời giải và kiểm tra lại kết quả . * Dạng bài tìm số trung bình cộng : - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách tính số trung bìmh cộng của nhiều số . - Tính bằng cách :ta tính tổng của các số đó rồi chia các tổng đó cho số các số hạng. Ví dụ: bài 2 – SGK (trang 27) Giáo viên yêu cầu học snh đọc kỹ đề bài Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán để các em biết được số cân nặng của 4 bạn : Mai , Hoa , Hưng , Thịnh lần lượt là : 36kg , 38kg , 40kg , 34kg ,và tính được cân nặng của mỗi bạn Hướng dẫn tóm tắt bài toán 36kg 38kg 40kg 34kg ? kg ? kg ? kg ? kg Hướng dẫn giải bài toán: Cả bốn em cân nặng là: 36 + 38 + 40 +34 = 148 (kg ) Trung bình mỗi em cân nặng là: 148 : 4 = 37 (kg) Đáp số : 37 kg * Dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó: Ví dụ : bài 2 – SGK ( trang 47) Học sinh đọc đề toán Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán bằng hệ thống câu hỏi + Bài toán thuộc dạng toán gì? ( Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó) + Bài toán cho biết gì ? ( biết tuổi của bố và tuổi của con là 58 , bố hơn con 38 tuổi) + Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi bố bao nhiêu tuổi , con bao nhiêu tuổi) Tóm tắt bài toán: ? tuổi Tuổi bố: 58 tuổi Tuổi con: 38 tuổi ? tuổi - Giải bài toán Bài giải Hai lần tuổi bố là: 58 + 38 = 96 (tuổi) Tuổi bố là: 96 : 2 = 48 ( tuổi) Tuổi con là: 48 – 38 = 10 (tuổi) Đáp số : Bố :48 tuổi Con: 10 tuổi Dạng toán: Tìm phân số của một số : Ví dụ: bài 1 – SGK (trang 135) -Học sinh đọc bài toán -Hướng dẫn học sinh phân tích bài toánđể các em biết được lớp học có 35 học sinh , trong đó số học sinh xếp loại khá là để từ đó các em biết cách tính và tính được số học sinh xếp loại khá Bài giải Số học sinh xếp loại khá của lớp đó là: ( học sinh ) Đáp số : 21 học sinh * Dạng toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó : - Giáo viên hướng dẫn HS biết cách xác định được khi tóm tắt bài toán cần biết được đâu là hiệu , đâu là tỉ số. - Phương pháp cho dạng toán này : coi số bé là một phần , xem số lớn mấy phần rồi tính hiệu các phần đó . - Lây hiệu đã cho chia cho hiệu số phần để tính giá trị của một phần . - Tìm số bé, số lớn. Ví dụ : Bài 2 – SGK – trang 151 Mẹ hơn con 25 tuổi . Tuổi con bằng tuổi mẹ . Tính tuổi của mỗi người ? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài . - Hướng dẫn phân tích : Theo đầu bài , ta biết hiệu số tuổi của hai mẹ con là 25 tuổi. Tuổi con bằng tuổi mẹ, có nghĩa là tuổi con được chia làm hai phần bằng nhau thì tuổi mẹ được chia làm 7 phần bằng nhau . Hướng dẫn tóm tắt bài toán . Ta có sơ đồ sau : ? tuổi Tuổi con : 25 tuổi Tuổi mẹ : ? tuổi Hướng dẫn giải bài toán : Theo sơ đồ , hiệu số phần bằng nhau là : 7 – 5 = 2 ( phần ) Tuổi của con là : 25 : 5 x 2 = 10 ( tuổi ) Tuổi của mẹ là : 10 + 25 = 35 ( tuổi ) Đáp số : Con : 10 tuổi Mẹ : 35 tuổi * Dạng toán : Tính chu vi , diện tích một số hình đã học : - Dạng toán này giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng ký hiệu toán học : cách tóm tắt này thường ngắn gọn, xúc tích, được áp dụng với các bài toán có liên quan đến các công thức cơ bản mà học sinh phải nhớ được các ký hiệu của từng đại lượng. Song ở môn toán lớp 4 thường là các ký hiệu đối với bài toán về hình học. S : diện tích P : chu vi h : chiều cao a : độ dài đáy Ví dụ: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy 40 dm, chiều cao 25 dm . Tính diện tích mảnh vườn đó . Đối với bài toán trên học sinh có thể tóm tắt như sau : Hình bình hành có : a : 40 dm h : 25 dm S : dm2 ? Sau khi tóm tắt được bài toán nêu trên , học sinh sẽ tính được diện tích của hình bình hành theo công thức : S = a x h - Giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, suy luận trên sự tóm tắt bài toán để xác lập các phép tính sao cho phù hợp, cụ thể người giáo viên phải nêu ra hệ thống câu hỏi như: tìm số đó bằng cách nào ? làm phép tính gì ? làm thé nào để tìm được ? - Lời giải trước mỗi phép tính thường là những câu ngắn gọn , sát với nội dung phép tính sắp trình bày . Ví dụ : Bài 4 – SGK – trang 85. Bài giải Số gói kẹo trong 24 hộp là : 120 x 24 = 2880 ( gói ) Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần số hộp là : 2880 : 160 = 18 ( hộp ) Đáp số : 18 hộp - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự kiểm tra lại kết quả của bài toán bằng cách hướng dẫn các em nhìn vào yêu cầu của bài toán và sự liên quan giữa các đại lượng, yếu tố, kết quả đã phù hợp với các điều kiện mà bài toán đưa ra chưa ? các phép tính trong bài đã chính xác chưa ? 5/ Kết quả: Với phương pháp dạy học như trên, tôi đã nhận thấy với bất kì đối tượng học sinh nào, khi đã đựơc xác định đúng những bước đi như vậy, các em cũng sẽ không còn lúng túng, ngỡ ngàng trước một bài toán giải mới. Kết quả thu được trước và sau khi áp dụng các bước dạy học này với học sinh của lớp 4A thì chất lượng học sinh Khá, Giỏi môn toán ở kỳ sau luôn cao hơn kỳ trước. Kết quả cụ thể như sau : BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT, KIỂM TRA ĐỊNH KÌ * Môn: Toán Năm học : 2013 - 2014 ĐIỂM Kiểm tra KSĐN Kiểm tra GHKI Kiểm tra CHKI Kiểm tra GHKII SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Giỏi 4 14,8 4 14.8 9 33,3 11 40.7 Khá 6 22,2 3 11,1 11 40,7 10 37 TB 14 51,9 18 66,7 6 22.3 6 22.3 Yếu 3 11,1 2 7,4 1 3,7 0 0 *(Số liệu tổng hợp ngày 30 tháng 4 năm 2014) PHẦN III: KẾT LUẬN: Tuy xác định cụ thể những bước đi cơ bản cho việc giải toán như vậy, nhưng không hẳn trong giải toán, lúc nào học sinh cũng phải tuân theo đầy đủ các bước như trên. Các em có thể lướt qua những bước mà các em đã nhuần nhuyễn với những bài toán đơn giản để rút ngắn thời gian giải toán. Song, nếu nắm vững các bước giải toán như vậy, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều dạng toán giải khác nhau, giúp phát triển tư duy và bồi dưỡng khả năng giải toán ở các em. Các bước giải toán như trên, chủ yếu vận dụng ở các tiết toán ôn buổi chiều. Giáo viên có thể đưa vào đây nhiều dạng toán giải khác nhau, giúp củng cố và nâng cao khả năng giải toán ở các em. Cùng với việc tích cực đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, giáo viên chúng ta phải tích cực tìm ra những bước cải tiến mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Thực hiện biện pháp dạy toán nói trên cũng là một trong những biện pháp giúp phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Hy vọng rằng, cùng với việc thực hiện những đổi mới trong dạy học, những bước cải tiến của tôi sẽ góp phần làm cho chất lượng dạy học toán ngày một nâng cao. * Đề xuất, kiến nghị. Để đạt được kết quả trên , đòi hỏi giáo viên phải : - Sử dụng tình huống linh hoạt , sử dụng nhiều phương pháp để gây hứng thú học tập cho học sinh , rèn luyện nhiều cách giải toán dạng có lời văn điển hình . - Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán phải sử dụng câu hỏi phù hợp , đúng trọng tâm , ngắn gọn , dễ hiểu . - Học sinh, tìm tòi phát hiện kiến thức, giáo viên chỉ đạo. - Khi dạy mỗi bài, mỗi dạng cần giúp em nắm vững bản chất, xác lập mối quan hệ giữa các dữ kiện, không bỏ sót dữ kiện để có kỹ năng giải thạo. - Dạy giải các bài toán lớp 4 là việc dạy học toán không chỉ đem lại cho học sinh những tri thức mới, những kỹ năng cơ bản cần thiết của việc giải toán mà nó còn góp phần hình thành phương pháp học tập, phương pháp phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Qua thời gian tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng một số kinh nghiệm trong giảng dạy môn Toán lớp 4 tôi đã đạt được kết quả bước đầu. Tôi sẽ cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu hơn nữa để sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả hơn. Trên đây là một số ý kiến, kinh nghiệm trong việc giảng dạy của tôi. Với phạm vi thực hiện còn hạn hẹp trong một lớp 4A, tôi nghĩ rằng những biện pháp Giải toán có lời văn ở Tiểu học của tôi không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp giúp tôi tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phúc Thuận, ngày 2 tháng 5 năm 2014. Người thực hiện. Hà Đức Chỉnh Nhận xét, đánh giá của Hội đồng Khoa học ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Điểm: . .. Xếp loại:... Chủ tịch hội đồng

File đính kèm:

  • docKinh nghiem giai toan co loi van lop 4.doc
Giáo án liên quan