Trong thế giới hiện thực,bất kỳ sự vật,hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt,những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau.Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn.Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến của thế giới.Mâu thuẩn đựơc giải quyết,sự vật cũ mất đi,sự vật mới hình thành.
17 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3859 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm dạy đổi đơn vị đo diện tích môn toán lớp 5a và 5b, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho học sinh làm cá nhân vào vở, hai em làm vào bảng phụ ( mỗi em làm 1 phần) trong 4- 5phút rồi sửa.
Bài tập 3:
Mục tiêu : Gíúp học sinh rèn kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích,đổi từ bé qua lớn thì chia nhẩm cho 100,10000 . . ..
Học sinh làm cá nhân vào vở hai em làm ở bảng phụ ( mỗi em làm 1 cột vào bảng phụ) trong 2 – 3phút rồi sửa( trong thời gian làm giáo viên đi chấm một số bài).
*Hoạt động 4 : Củng cố lại kiến thức của bài học.
Mục tiêu : Giúp học sinh học thuộc mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích và thuộc các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
. Tiến hành :
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : ném bóng.
Cách chơi : 1 học sinh ở dãy bàn bên này ném bóng sang dãy bàn bên kia,bạn bên kia không bắt bóng được quả bo(ng đó thì phải trả lời 1 câu hỏi của bạn ném ( 1m2 = . . . .dm2) còn nếu học sinh đó bắt được quả bóng thì lại ném ngược qua.
Học sinh chơi trong 3 phút.
Giáo viên nhận xét,tuyên dương.
-Với cách thiết kế này,chúng tôi đã kích thích sự hứng thú,lòng ham mê trong học tập và tạo được không khí lớp học sôi nổi, giáo viên và học trò xích lại( gần nhau hơn,hiểu nhau hơn,tính tích cực,chủ động,tự giác của học sinh đựơc phát huy,học sinh thuộc bài ngay tại lớp.
-Học sinh đã nắm vững kiến thức lý thuyết để phục vụ tốt cho việc vận dụng phương pháp chuyển đổi đơn vị đo diện tích qua các bài:
Bài 1:Mili mét vuông bảng đơn vị đo diện tích ( SGK toán 5 trang 27 và 28).
Bài 2: Nhân 1 số thập phân với 10,100,1000 ( SGK toán 5 trang 57).
Bài 3 chia 1 số thập phân cho 10,100,1000 ( SGK toán 5 trang 65,66).
Giáo viên liền chuyển sang giai đoạn hoàn thiện phương pháp chuyển đổi đơn vị đo diện tích cho học sinh.
Dạng 1: Đổi từ đơn vị đo diện tích lớn qua bé ta nhân nhẩm với 100,10000
Với dạng đổi này học sinh lớp 5 thường gặp 2 loại bài tập sau:
Bài tập 1: Điền vào chỗ chấm:
25 m2 = . . . .cm2.
8.56 km2= . . . . ha.
Cách làm :
Nhẩm : Vì 1m2 = 10000cm2.
Nên : 25 x 10000 = 250000.
Vậy 25 m2 = 250000cm2.
Vì 1km2 = 100ha.
Nên 8,56 x 100= 856.
Vậy 8,56 km2 = 856 ha.
Bài tập 2 : Điền vào chô’ chấm :
1,8 m2 7 dm2 = . . . .dm2
Cách làm : 1,8 m27dm2 =1,8 m2 + 7dm2
Phải đổi 1,8 m2 = . . . . . .dm2
Nhẩm : Vì 1m2= 100dm2
Nên 1,8 x 100 = 180.
Vậy 1,8m27dm2 = 180dm2 + 7 dm2.
= 187 dm2.
Dạng 2: Đổi từ đơn vị đo diện tích bé qua đơn vị lớn ta chia nhẩm cho 100,10000.
Với dạng đổi này,học sinh lớp 5 thường gặp 2 loại bài tập sau:
Bài 1 : Điền vào chỗ chấm:
6300dm2 = . . . . m2
71,3 m2= . . . . .dam2
Cách làm :
Nhẩm : Vì 1m2 = 100 dm2.
Nên 6300 : 100 =63.
Vậy 6300dm2 = 63m2
Vì 1dam2 = 100m2
Nên : 71,3 : 100=0,713.
Vậy 71,3 m2 = 0,713 dam2
Bài 2: Điền vào chô( chấm :
1526 m2 = . . . . .dam2 . . . . m2.
Cách làm : Vì 1dam2 = 100m2
Nhẩm : Nên 1526 : 100 = 15 ( dư 26).
Vậy 1526 m2 = 15 dam226m2.
Trước khi bước vào giai đoạn thực hành chuyển đổi đơn vị đo diện tích giáo viên cần nhắc nhở học sinh viết phương pháp chuyển đổi đơn vị đo này vào sổ tay toán học rồi về nhà chọn nơi yên tĩnh,mát mẻ học thuộc cho mau.Lúc phương pháp chuyển đổi đơn vị đo diện tích này đã chuyển hoá thành tài sản riêng của các em,giáo viên liền tổ chức thường xuyên cho học sinh luyện tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích vào đầu và cuối buổi học qua hệ thống bài tập giúp học sinh củng cố và rèn luyện kĩ năng chuyển đổi.Hệ thống bài tập được thiết kế từ thấp đến cao,từ dễ đến khó và từ đơn giản đến phức tạp tạo điều kiện cho học sinh lúc đầu làm đúng.Khi đó cùng với lời động viên,khích lệ học sinh cảm thấy rất vui tự tin,hứng thú và học sinh bắt đầu có sự say mê học toán,thiết kế bài tập như vậy là rất phù hợp với mọi trình độ của học sinh trong lớp,nhằm phát huy hết khả năng và năng lực của từng đối tượng học sinh,tránh được tình trạng học sinh giỏi nói dễ quá.
Ví dụ: Điền vào chỗ chấm:
6m2= . . . . .dm2
40000 cm2 = . . . . m2
6,4cm2 = . . . . mm2.
12,5 dam2 = . . . ha.
18 km2 7 ha = . . . .ha.
28 km2 600 ha = . . . .ha.
20ha 6 m2217dm2 = . . . . . dm2.
Lúc đầu bài tập còn do thầy thiết kế,dần dần chuyển sang học sinh tự đố nhau theo nhu cầu.
Việc vận dụng phương pháp chuyển đổi đơn vị đo diện tích vào dạy học toán,chất lượng học tập của học sinh được nâng cao,mang tính ổn định và phát triển,cụ thể như sau:
Bảng 1
Thời gian khảo sát
TSHS lớp 5A
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Từ TB á
SL
TL%
SL
TL %
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Giữa HK 1
16
1
6,3
5
31,3
7
43,7
3
18,7
13
81,3
Cuối HK1
16
5
31,3
9
56,2
2
12,5
16
100
Bảng 2:
Thời gian khảo sát
TSHS lớp 5B
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Từ TB á
SL
TL%
SL
TL %
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Giữa HK 1
28
1
3,6
7
25
16
57,1
4
14,3
24
85,7
Cuối HK1
28
7
25
12
42,9
9
32,1
28
100
C/. KẾT LUẬN:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá mở rộng hợp tác,tính cạnh tranh về trình độ,chi phí lao động ngày càng cao.Nếu chúng ta không tạo ra đựơc con người đạt chất lượng,có trình độ cao là chưa hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhà nước.Chính chúng ta đã làm mất đi cơ hội cạnh tranh của quốc gia,để lãng phí con người và mai một nhân tài.Trước tình hình đó,giáo viên huyện Dương Minh Châu chúng tôi,quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động” Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”,để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng.Vậy thì,trong dạy học cần nhận thức sâu sắc vai trò của người giáo viên trong việc tổ chức,hướng dẫn và kịp thời động viên,khuyến khích để phát huy được ở học sinh tính tự giác,tích cực,chủ động,sáng tạo trong việc tìm và phát hiện ra hệ thống tri thức,kĩ năng,kĩ xảo.Mặt khác trong dạy họcđể chất lượng dạy học luôn luôn ổn định và phát triển giáo viên cần phải dạy cho học sinh phương pháp giúp học sinh tự học và tự sáng tạo ra phương pháp học phù hợp với trình độ của bản thân và hoàn cảnh gia đình, để học sinh không chỉ giỏi ở trường, mà còn giỏi việc nhà.Vì vậy,trong đề tài này chúng tôi đã giúp học sinh có được phương pháp chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
Dạng 1: Đổi từ đơn vị đo diện tích lớn qua bé ta nhân nhẩm với 100,10000 . .
Dạng 2: Đổi từ đơn vị đo diện tích bé qua lớn ta chia nhẩm cho 100,10000 . .
Phương pháp chuyển đổi này,dễ học,mau thuộc,dể đổi,đổi đúng và đổi đựơc nhanh góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán của khối.Vì vậy,vận dụng phương pháp chuyển đổi này,học sinh sẽ tiết kiệm được thời gian học tập,giúp học sinh hứng thú và có niềm tin trong học tập và trong cuộc sống.Từ những ưu điểm đó,chúng tôi mong muốn phương pháp chuyển đổi đơn vị đo diện tích này được vận dụng trong khối 4 và 5 Trường Tiểu học Bến Củi.
Trong thời gian vừa qua,chúng tôi đã vận dụng phương pháp chuyển đổi này vào chuyển đổi đơn vị đo khối lượng,đơn vị đo độ dài.Tiếp theo,chúng
tôi sẽ nghiên cứu để vận dụng phương pháp chuyển đổi đơn vị đo diện tích
này vào chuyển đổi đơn vị đo thời gian.
Bến Củi ,ngày .. . tháng . . . năm 2007.
Người thực hiện
1-Giáo viên lớp 5 A
Đào Huy Thoảng
2- Giáo viên lớp 5B
Phạm Thị Hợi
PHỤ LỤC
A-MỞ ĐẦU
-Lý do chọn đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
B – NỘI DUNG:
- Cơ sở lý luận
- Cơ sở thực tiễn
- Nội dung vấn đề
C – KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách giáo khoa lớp 5
* Sách giáo viên lớp 5
* Sách giáo dục học tiểu học
* Phương pháp dạy học toán
* Đổi mới phương pháp dạy toán
* Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2003-2007
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1-Cấp cơ sở:
Nhận xét:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xếp loại:
2- Cấp phòng:
Nhận xét:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Xếp loại:
File đính kèm:
- SKKN LOP 5.doc