Đề tài Kiến thức và kỹ năng sử dụng tốt dấu câu

Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh(HS) các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt : nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Mặt khác , môn học còn cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, trong đó kiến thức về câu được coi là một nhiêm vụ trọng tâm. Tất cả các kiểu câu đều gắn với một loại dấu câu nhất định . Dấu câu lúc này đóng vai trò là phương tiện ngữ pháp trong chữ viết , trong câu. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu ,

doc40 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiến thức và kỹ năng sử dụng tốt dấu câu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a dấu câu để các em học tập. * Đặc biệt, tiến hành chữa lỗi về dấu câu cho HS qua bài viết Tập làm văn của các em trong tiết trả bài thật kỹ. GV viết sẵn câu sai, phổ biến về dùng dấu câu, tổ chức cho HS phát hiện lỗi sai, nêu cách chữa sau đó chữa lại cho đúng. * Đồng thời cần động viên , khen ngợi HS khi các em có sự tiến bộ trong sử dụng dấu câu dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ để kích thích hứng thú của HS. * Bên cạnh đó, tổ chức cho HS thực hiện các trò chơi học tập liên quan đến dấu câu để việc học dấu câu trở nên nhẹ nhàng, dễ nhớ. v. Dạy thực nghiệm: Với những vấn đề nêu trên tôi đã áp dụng dạy thực nghiệm trong tiết học . Sau đây là tiết dạy thực nghiệm trong phân môn Luyện từ và câu. Tuần 29: Bài: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) Người dạy : Luyện Thị Minh Dự. Thời gian dạy: ngày 9 tháng 4 năm 2009. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố các kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. - Nâng cao kỹ năng sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu. - Bài văn Thiên đường của phụ nữ, chuyện vui Tỉ số chưa được mở phô tô trên giấy to cho HS .Giấy chuẩn bị cho trò chơi. III. các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ: -Nêu các loại dấu câu mà các em đã được học? - GV bật máy chiếu cho HS đối chiếu. - Yêu cầu HS nhắc lại. B. Dạy- học bài mới: * Giới thiệu bài:Tiết học hôm nay, các em cùng ôn tập lại các kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than và thục hành kỹ năng sử dụng chúng. *Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Kỷ lục thế giới. - Gợi ý cách làm: + Dùng bút chì khoanh tròn vào 3 loại dấu câu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than có trong mẩu chuyện. Đánh số thứ tự cho từng câu văn cho dễ trình bày. + Nêu công dụng của mỗi dấu câu. - Gọi HS phát biểu. - Sau mỗi lần thống nhất kết quả về từng loại dấu câu, GV đưa ra đáp án trên máy chiếu để HS tiện theo dõi. Từ đó nhắc lại ngay tác dụng của từng dấu câu. -Lời giải đúng: + Dấu chấm được đặt cuối các câu 1,2,9. ( Các câu 3.6.8.10 cũng là câu kể nhưng cuối các câu này dùng dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật). ? Dấu chấm dùng để làm gì? + Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối các câu 7,11. ? Dấu chấm hỏi dùng để làm gì? + Dấu chấm than được đặt ở cuối các câu 4,5. ? Dấu chấm than dùng để làm gì? - Câu chuyện đáng cười chỗ nào? GV yêu cầu HS nhắc lại về tác dụng của 3 loại dấu câu vừa ôn.( Đưa ra trên máy chiếu). Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và bài văn Thiên đường của phụ nữ. - Bài văn nói về điều gì? - Bài tập yêu cầu gì ? - Gợi ý cách làm: Em cần đọc kỹ bài văn , tìm xem những tập hợp từ ngữ nào diễn đạt một ý trọn ven, hoàn chỉnh thì đó là câu. Sau đó điền dấu câu vào cuối tập hợp từ đó và viết hoa chữ đầu câu cho đúng quy định. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét từng đoạn trên bảng. Sau đó đưa ra đáp án đúng của từng đoạn. - Em hãy so sánh cách đọc mẩu chuyện trước và sau khi điền dấu. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Tỉ số chưa được mở. - Bài tập yêu cầu gì? - Gợi ý cách làm: Đọc kỹ từng câu, xác định câu đó thuộc kiểu câu gì? Dấu câu dùng như thế đã đúng chưa? Nếu sai sửa lại cho đúng. - Gọi nhận xét bài trên bảng của HS. Gọi HS giải thích tại sao lại sửa dấu của từng câu như vậy? - Đối chiếu kết quả trên máy chiếu. ? Nếu dùng sai dấu câu sẽ thế nào? - Em hiểu Tỉ sỗ chưa được mở nghĩa là như thế nào? * Trò chơi: Tìm tác dụng cho tôi! Cách chơi: Các tổ, mỗi tổ cử 3 HS đại diện lên thi điền tác dụng của từng dấu câu. Trong thời gian 1 phút, nhóm nào xong trước , điền đúng thì thắng cuộc. - HS nêu trước lớp. - 1 HS nêu lại. - 1 HS đọc thành tiếng truớc lớp. - Tiếp nối 3 HS phát biểu , mỗi HS nêu về một loại dấu câu. Các HS khác bổ sung, thống nhất kết quả. - Dấu chấm dùng để kết thúc các câu kể. - Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc các câu hỏi. - Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm hoặc câu cầu khiến. Vận động viên lúc nào cũng nghĩ đến kỷ lục nên khi nghe bác sĩ nói anh ta sốt 41 độ anh hỏi ngay: Kỷ lục thế giới là bao nhiêu? - HS nêu lại. 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, còn lại đọc thầm . - Bài văn kể chuyện Thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng đặc quyền đặc lợi. - Tìm các chỗ thích hợp để đặt dấu chấm, viết lại các chữ đàu câu cho đúng quy định. 2 HS làm trên giấy to do GV phô tô , mỗi HS làm một đoạn. Còn lại làm vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn đúng /sai, nếu sai thì sử lại cho đúng. - Chữa bài (nếu sai) - 1 HS đọc thành tiếng lại toàn bộ câu chuyện, còn lại đọc thầm - Câu chuyện khi thiếu dấu khó đọc, khó thể hiện nội dung lên văn bản . Sau khi đã diền dấu đọc thuận tiện, ngắt nghỉ hơi hợp lý thể hiện rõ cảm xúc, nội dung bài. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi , đọc thầm. - Phát hiện lỗi sai về dấu câu, sửa lại chỗ dùng sai. 2 HS làm trên giấy to GV đã phô tô, dán trình bày trên bảng lớp, HS còn lại làm vở. - Chữa lại bài (nếu sai). - Đọc lại câu chuyện sau khi đã được sửa dấu. -Nhìn không thuận mắt, không thể hiện được ngữ điệu, cảm xúc khi đọc, đôi khi có thể dẫn tới hiểu lầm. - Nghĩa là Hùng được điểm 0 cả hai bài kiểm tra Toán và Tiếng Việt. Tìm tác dụng cho tôi! Dấu chấm Dấu chấm than Dấu chấm hỏi - GV cùng HS nhận xét , tuyên dương đội thắng cuộc. - Qua trò chơi giúp cho em điều gì? - Cho HS nhắc lại về tác dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại các mẩu chuyện vui cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Nhớ lại tác dụng của 3 loại dấu câu được ôn tập trong tiết học. - 1 HS nêu lại. - Lắng nghe. Sau tiết học tôi tiến hành khảo sát đối với lớp 5c là lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy và với lớp 5b cùng trường. Tôi thực hiện khảo sát ở cả 2 lớp với cùng một đề như sau: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ còn thiếu trong đoạn văn sau: “ Một ông già miệng ngậm tẩu thuốc lá mắt nheo nheo vì khói bước ra Mặt ông phương phi hồng hào trán vuông tóc bạc trắng xoã xuống vai Đó là ông Giàng Phủ A Cổ sung sướng chào Cháu chào ông a Ông vui vẻ nói - A Cổ hả lớn tướng rồi nhỉ Bố cháu có gửi pin đèn lên cho ông không Thưa ông có ạ ” Đáp án: “ Một ông già miệng ngậm tẩu thuốc lá, mắt nheo nheo vì khói bước ra . Mặt ông phương phi, hồng hào, trán vuông , tóc bạc trắng xoã xuống vai . Đó là ông Giàng Phủ. A Cổ sung sướng chào: Cháu chào ông ạ ! Ông vui vẻ nói: - A Cổ hả , lớn tướng rồi nhỉ . Bố cháu có gửi pin đèn lên cho ông không ? Thưa ông có ạ .” Kết qủa thu được như sau: Phân loại Lớp Đặt đúng dấu câu Đặt chưa đúng với tác dụng của dấu câu Số lượng % Số lượng % 5b (31 HS) 24 77,4% 7 22,6% 5c (31 HS) 20 65,5% 11 35,5% Qua bảng số liệu có thể nhận thấy, kết quả lớp 5c đạt tỉ lệ HS điền dấu câu đúng cao hơn so với lớp 5b. Như vậy buớc đầu có thể thấy những biện pháp tôi áp dụng để rèn kỹ năng sử dụmg dấu câu cho HS đã có những tác dụng tích cực. Tôi sẽ vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp này và luôn mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của những ai quan tâm tới vấn đề này để tôi có những biện pháp rèn kỹ năng sử dụng dụng dấu câu cho HS được tốt hơn. phần kết luận Tìm hiểu về dạy và học về dấu câu trong chương trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học để rèn kỹ năng sử dụng đúng dấu câu cho HS là một vấn đề cần thiết trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Và đây là giai đoạn đầu đặt nền móng cho quá trình ấy. Trong quá trình tìm hiểu , thống kê, phân tích tôi nhận thấy việc dạy dấu câu trong chương trình Tiểu học chiếm một thời lượng đáng kể. Điều đó cho thấy kiến thức về dấu câu là một trong những viên gạch đầu tiên để HS có thể xây dựng vốn kiến thức, hiểu biết , làm giàu đẹp , phong phú tiếng Việt của chúng ta. Nắm được những kiến thức về dấu câu là các em đã có trong tay chìa khoá để mở cửa kho tàng văn học , phục vụ cho quá trình học tập sau này cũng như chính cuộc sống hàng ngày của các em. Chính vì sự quan trọng như vậy nên trong quá trình giảng dạy GV phải hết sức chú tâm. Các biện pháp dạy dấu câu đưa ra ở trên tôi đã , đang trực tiếp áp dụng và nhận thấy : HS đã có ý thức chú ý trong viết dấu câu , viết dấu câu tốt hơn. Bài viết Tập làm văn của các em cũng giảm bớt rất nhiều phần chữa lỗi về dấu câu. Đây là điều rất đáng mừng. Và tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biên pháp này để hoàn thành mong muốn giúp HS có khả năng sử dụng dấu câu đúng. Trong quá trình rèn luyện cho HS tôi luôn lấy các em làm trung tâm. Mọi biện pháp giảng dạy đều hướng vào các em để phát huy tối đa tính tích cực của HS . Đồng thời thường xuyên nhắc nhở những lỗi sai mà HS thường mắc. Sai ở đâu sửa trực tiếp ở đó. Do còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót . Kính mong nhận được sự bổ sung góp ý của ban lãnh đạo, của đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm rèn dấu câu cho HS tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Minh Phú ngày 11 tháng 4 năm 2009 Người thực hiện Luyện Thị Minh Dự Tài liệu tham khảo Hữu Đạt- Phong cách học Tiếng Việt hiện đại – NXB Quốc gia, Hà nội, 2001. Lê Phương Liên- Luyện từ và câu Tiếng Việt 5- NXB Đại học sư phạm , 2006. Trương Đức Thành ( chủ biên), Hoàng Trọng Canh, Hồ Sỹ Minh Đô, Vũ Duy Quảng, Nguyễn Thanh Thọ- Những bài tập Tiếng Việt lí thú- NXB Giáo dục, 1995. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Chương trình Tiểu học- NXB Giáo dục 2002. Đặng Thị Lanh (chủ biên), Hoàng Hoà Bình, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Tuyết Mai, Nguyễn Trí- SGK, SGV tập 2- NXB Giáo dục 2002. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên), Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Trần Hoàng Tuý- SGK, SGV lớp 2, tập 1, tập 2- NXB Giáo dục 2004. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Lê Ngọc Điệp, Lê Thị Tuyyết Mai, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trí- SGK,SGV Tiếng Việt lớp 3, tập1, 2- NXB Giáo dục- 2004. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Đỗ Văn Hùng, Bùi Minh Toán, Nguyễn Trại- SGK , SGV Tiếng Việt 4 , tập 1,2- NXB Giáo dục – 2006. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Li Kha, Đặng Thị Lanh, Lê Phương Nga, Lê Hữu Thỉnh – SGK, SGV Tiêng Việt 5, tập 2- NXB Giáo dục- 2006.

File đính kèm:

  • docRen ki nang su dung tot dau cau cho HS lop 5.doc
Giáo án liên quan