Đề tài Kiểm tra việc soạn bài mới của học sinh trước khi đến lớp

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Cơ sở chọn đề tài:

a. Cơ sở lý luận:Việc tiếp thu bài mới của học sinh ngay tại lớp là điều rất quan trọng, mà việc tiếp thu bài một cách chủ động sáng tạo và tiếp thu được nhiều mới là điều quan trọng hơn! Từ đó các em sẽ khắc sâu và nhớ lâu được kiến thức.

b. Cơ sở thực tiễn: Để làm được điều đó học sinh phải soạn bài trước ở nhà hoặc ít ra phải lập được dàn bài trọng tâm trước khi đến lớp.

 Muốn xây dựng cho các em thói quen tốt đó thì giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, phải có những biện pháp hữu hiệu để đưa học sinh vào khuôn khổ, nề nếp ngay từ đầu như:soạn đầy đủ, kịp thời, gọn sạch và đẹp.

 Sự kiểm tra thường xuyên của giáo viên sẽ giúp các em vượt qua những khó khăn ban đầu, để các em có được một thói quen tốt là tự giác trong học tập, tự giác lĩnh hội kiến thức dẫn đến yêu thích môn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kiểm tra việc soạn bài mới của học sinh trước khi đến lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VĨNH XUÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ HOÁ SINH Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc GIÁO VIÊN: PHAN VĂN AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. NĂM HỌC 2006 - 2007. KIỂM TRA VIỆC SOẠN BÀI MỚI CỦA HỌC SINH TRƯỚC KHI ĐẾN LỚP I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Cơ sở chọn đề tài: a. Cơ sở lý luận:Việc tiếp thu bài mới của học sinh ngay tại lớp là điều rất quan trọng, mà việc tiếp thu bài một cách chủ động sáng tạo và tiếp thu được nhiều mới là điều quan trọng hơn! Từ đó các em sẽ khắc sâu và nhớ lâu được kiến thức. b. Cơ sở thực tiễn: Để làm được điều đó học sinh phải soạn bài trước ở nhà hoặc ít ra phải lập được dàn bài trọng tâm trước khi đến lớp. Muốn xây dựng cho các em thói quen tốt đó thì giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, phải có những biện pháp hữu hiệu để đưa học sinh vào khuôn khổ, nề nếp ngay từ đầu như:soạn đầy đủ, kịp thời, gọn sạch và đẹp. Sự kiểm tra thường xuyên của giáo viên sẽ giúp các em vượt qua những khó khăn ban đầu, để các em có được một thói quen tốt là tự giác trong học tập, tự giác lĩnh hội kiến thức dẫn đến yêu thích môn học. 2. Phạm vi đề tài: Để học sinh soạn bài tốt, đầy đủ thì giáo viên cần có các biện pháp: - Hướng dẫn học sinh phương pháp soạn cụ thể từng bài thông qua các câu hỏi ở phần dặn dò hoặc học sinh tham khảo các câu hỏi SGK, câu hỏi thi học kì… - Giáo viên kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tập bài soạn của học sinh ngay tại lớp hoặc thu đem về nhà. Có nhận xét, uốn nắn kịp thời. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Đặc điểm tình hình: - Chương trình sinh học 12 số tiết thực học tại lớp là 43 gồm 8 chương 25 bài(một khối lượng kiến thức khổng lồ) và các bài tập cực khó, rất mới mẻ… nên việc tiếp thu bài ngay tại lớp của học sinh là hời hợt, không cao, không sâu dẫn đến học sinh sẽ học vẹt, học thuộc lòng nhưng không hiểu gì hết từ đó các em nản lòng, không yêu thích môn học (chất lượng môn sinh trong các năm thi tốt nghiệp là thấp so với trung bình tỉnh). - Thời gian tự học, tự soạn bài ở nhà trước khi đến lớp không phải học sinh nào cũng làm tốt và đặc biệt đối với các học sinh học trung bình, yếu, kém, lười học. - Trên cơ sở đó, sự kiểm tra tập soạn bài mới của học sinh ở nhà là việc làm rất cần thiết đối với giáo viên . 2. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ: a. Yêu cầu đối với học sinh: - Mỗi học sinh phải có một quyển tập 100 trang “SOẠN BÀI Ở NHÀ” bao bìa dán nhãn, họ tên, lớp. - Học sinh phải ghi đầy đủ các câu hỏi hoặc các hướng dẫn cụ thể của giáo viên mới soạn được bài học. - Học sinh phải soạn đầy đủ các câu hỏi hoặc các bài soạn theo trình tự PPCT : chương, bài… - Cách trình bày rõ ràng từ tựa bài đến các đề mục, các kiến thức trọng tâm phải ghi gọn, ghi cả câu hỏi thắc mắc. - Học sinh phải nắm thông suốt các kiến thức trọng tâm, những yêu cầu cần giải đáp và phải mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, trong tiết học để bổ sung với các kiến thức mà các em đã chuẩn bị trước đó. -Học sinh có thể tham khảo tập cũ của học sinh học các năm trước để vừa soạn nhanh, vừa trọng tâm (không chép nguyên văn). b. Đối với giáo viên: - Cuối tiết học giáo viên cho học sinh ghi chép các câu hỏi cần thiết, hướng dẫn cụ thể để học sinh dựa vào đó mà biên soạn. - Khi kiểm tra bài cũ, học sinh lên trả bài phải đem theo cả tập bài soạn. - Trong lúc kiểm tra giáo viên xem tập bài soạn (cho điểm khuyến khích) 3.Sáng kiến: - Mỗi tuần thu xác xuất 2 -3 tập bài soạn về nhà kiểm tra từ đó có những biện pháp uốn nắn kịp thời. Cuối học kì1, giữa học kì 2 thu toàn bộ tập bài soạn của học sinh về nhà kiểm tra nếu học sinh làm tốt được cộng điểm khuyến khích vào cột kiểm tra miệng, học sinh làm không tốt bị phê bình nhắc nhở. III. PHẦN KẾT LUẬN: Sáng kiến này chỉ thành công khi có các đều kiện sau: 1.Đối với giáo viên: - Có câu hỏi cụ thể , hướng dẫn rõ ràng. - Kiểm tra tập thuờng xuyên. - Phải tạo cho học sinh có thói quen khi đến lớp phải soạn bài trước (hoặc ít ra cũng đọc bài đó vài lần). - Khen ngợi, phê bình kịp thời. - Cộng điểm khuyến khích. 2. Đối với học sinh: - Phải xác định được việc soạn bài trước ở nhà là việc làm quan trọng giúp các em hiểu bài dễ hơn, khắc sâu kiến thức tốt hơn, nhanh hơn. - Trong tiết học các em phải tích cực xây dựng bài để đối chiếu giữa bài giảng và bài soạn của các em trước đó. Hết

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(6).doc
Giáo án liên quan