Đề tài Kết hợp giữa ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm Các tổ chức trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh

Ngày nay, trước sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế xã hội, đất nước ta đang đứng trước nhiều thời cơ và thử thách. Trong bối cảnh đó, giáo dục đang đổi mới trên quy mô toàn cầu. Nhà trường từ chỗ giáo dục khép kín sang mở cửa. đối thoại với xã hội. Trong thời đại này, giáo dục được xã hội quan tâm hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục không chỉ là mục tiêu phấn đấu của ngành mà là mối quan tâm của toàn xã hội,

doc22 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kết hợp giữa ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm Các tổ chức trong nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khỏe Phù Đổng...qua một số việc làm sau: - Triển khai cho học sinh đăng kí tham gia các mô hình câu lạc bộ trên nguyên tắc tự nguyện nhưng có sự định hướng, tư vấn của của giáo viên chủ nhiệm để học sinh phát huy được năng khiếu, sở trường của bản thân. - Phân công nhân sự, bố trí giảm tiết cho giáo viên dạy bộ môn nhưng có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục để giáo viên đảm nhận một số hoạt động cũng như phụ trách các câu lạc bộ (Trên cơ sở thông tư 28 "quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông", giáo viên phụ trách các phong trào được bố trí giảm từ 2-3 tiết). - Thông báo rộng rãi đến PHHS qua các buổi họp PHHS, các tờ rơi để bước đầu PHHS nắm được mô hình hoạt động của nhà trường và đăng kí cho học sinh tham gia (trên nguyên tắc tự nguyện có sự hỗ trợ kinh phí của PHHS). - Tạo điều kiện cho các câu lạc bộ hoạt động. Chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung, chương trình hoạt động. Háng tháng cùng với việc đánh giá công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp song song với việc đánh giá hoạt động của các mô hình câu lạc bộ để ban chỉ đạo có sự định hướng và điều chỉnh kịp thời. - Tổ chức và nhân rộng các mô hình hoạt động câu lạc bộ thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ: Tổ chức đêm văn nghệ Thắp sáng ước mơ gây quỹ giúp học sinh nghèo, tham gia giao lưu văn nghệ, TDTT do huyện, thị trấn tổ chức. - Nhân rộng những điển hình, những thành tích học sinh đạt được qua các phong trào từ học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, Anh Văn đến các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao bằng các hình ảnh pa-nô, ap phích trong khuôn viên nhà trường để PHHS quan sát, theo dõi từ đó PHHS sẽ đăng kí cho con em mình tham gia theo nhu cầu, sở thích của các em. 3.4 Phối hợp các lực lượng để cùng tham gia giáo dục học sinh (đặc biệt nhất là Ban đại diện cha mẹ học sinh) Cần xác định giáo dục trẻ em không chỉ là nhiệm vụ riêng của nhà trường mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó cha mẹ học sinh là một lực lượng, một đối tác quan trọng. Không có sức mạnh tổng hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thì nhà trường khó có thể hoàn thành được mục tiêu giáo dục. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cũng phải huy động được sức mạnh đó. - Xây dựng kế hoạch và triển khai đến toàn thể PHHS. - Lựa chọn PHHS là thành viên trong ban chỉ đạo của nhà trường (Khảo sát, tìm hiểu năng lực và tâm huyết của phụ huynh qua các nguồn thông tin, qua GVCN...) - Tạo lập uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh, lãnh đạo chính quyền, cộng đồng xã hội bằng chất lượng giáo của của nhà trường để PHHS có sụ đồng thuận, cùng hợp tác với nhà trường trong tất cả các hoạt động giáo dục. - Xây dựng hệ thống hình ảnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT trong môi trường sư phạm, tạo điều kiện cho PHHS tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ của nhà trường: Dự các buổi hoạt động NGLL được nhà trường tổ chức theo chủ điểm lớn. - Hướng dẫn GVCN cách thức làm việc, trao đổi với PHHS bằng việc xây dựng kế hoạch, nội dung họp PHHS thật cụ thể, hướng dẫn một số giáo viên chưa có kinh nghiệm cách giao tiếp, cách trao đổi thông tin, cách tuyên truyền, vận động PHHS tham gia hỗ trợ các hoạt động của nhà trường. - Phối hợp, vận động PHHS xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động để học sinh có nơi tham gia các hoạt động giáo dục NGLL khi điều kiện trường còn nhiều khó khăn sân trường bụi vì chưa đổ bê tông. 3.5 Tổ chức, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động Đánh giá, rút kinh nghiệm là một hoạt động không thể thiếu của một quá trinh hoạt động hay trong công tác quản lí. Ở hoạt động giáo dục NGLL bước này thực hiện nhăm mục đích để những lần tổ chức các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, thành công hơn và quan trọng là đáp ứng được yêu cầu cũng như nguên5 vọng của các em. Ngoài việc đánh gia chung các hoạt động trong các buổi họp Hội đồng hàng tháng mà sau mỗi buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp hay sau các hoạt động người quản lí yêu cầu giáo viên có thể quan sát, đánh giá tinh thần, thái độ của học sinh tham gia và tổ chức trao đổi với học sinh qua một số nội dung: - Những kiến thức em được tiếp thu qua mỗi hoạt động. - Những điều các em thích, chưa thích ở các hoạt động. - Những công việc và vai trò của em, của nhóm trong mỗi hoạt động - Nguyện vọng của em về những hoạt động tiếp theo (nội dung, hình thức, thời lượng dành cho hoạt động, trò chơi em muốn được tham gia...) - Và có thể học sinh sẽ trình bày ý kiến qua hộp thư "Điều em muốn nói" III. HIỆU QUẢ * Kết quả cụ thể Năm học Học sinh giỏi Toán (T Việt) HS năng khiếu đạt giải qua các phong trào 2009-2010 Cấp quốc gia: 06 Cấp tỉnh: 7 Cấp huyện: 86 Lê Quý Đôn: 9 - Đạt giải nhất toàn đoàn cấp huyện phong trào nói lời hay, viết chữ đẹp - Đạt 2 giải nhì VSCĐ cấp tỉnh - Đạt giải nhất Hội thi làn điệu dân ca 2010-2011 Cấp quốc gia: 01 Cấp tỉnh: 15 Cấp huyện: 103 Lê Quý Đôn: 15 - Đạt giải nhất toàn đoàn cấp huyện phong trào nói lời hay, viết chữ đẹp - Đạt giải 3 môn cầu lông cấp tỉnh - Đạt giải nhất hội thi kể chuyện sách hè. - Đạt 2 giải 3 cấp tỉnh về ATGT 2011-2012 - Đạt giải nhì toàn đoàn Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện (EROBIC, đá cầu, Điền kinh, cờ vua) - Đạt 3 huy chương (2 bạc, 1 đồng) Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh EROBIC, đá cầu) - Viết và vẽ theo sách (1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải khuyến khích Cán bộ, giáo viên cùng tham gia sinh hoạt với học sinh - Tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong tập thể sư phạm về ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh từ giáo viên, PH cũng như cộng đồng xã hội.- Các hoạt động bước đầu đã đi vào nề nếp, tạo được tâm thế háo hức, vui tươi cho học sinh khi tham gia các hoạt động. Thông qua các hoạt động xây dựng được mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong hội đồng sư phạm, sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh. - Tạo được sân chơi lành mạnh cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, rèn được một số kĩ năng cho học sinh trong sinh hoạt. - Bước đầu xây dựng được Câu lạc bộ: Võ thuật, cờ vua, múa, câu lông...Qua sinh hoạt các câu lạc phát triển năng khiếu, tạo nguồn cho học sinh tham gia hội thi: Văn nghệ, Erobic, võ thuật, hội khỏe Phù Đổng...các cấp đạt hiệu quả cao từ các phong trào học sinh giỏi, vở sạch chữ đẹp, thể dục thể thao, văn nghệ.... - Vận động được sự hỗ trợ của PHHS trong việc hỗ trợ kinh phí hoạt động cũng như kinh phí hoạt động (làm nhà vòm để học sinh sinh hoạt: 43 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ các hoạt động: kinh phí để bồi dưỡng giáo viên dạy bồi dưỡng, giáo viên phụ trách các câu lạc bộ). Năm học 2010-2011 trường được vinh dự đón nhận Huân chương lao động Hạng 3, đơn vị lá cờ đầu của tỉnh và được đề nghị tặng cờ thi đua của Thủ tướng. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm - Sự chỉ đạo đúng hướng, tư vấn kịp thời của các cấp lãnh đạo. - Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm sâu sát đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, xem đây là một hoạt động chính song song với hoạt động giảng dạy và học tập. Sắp xếp và dành thời gian nhiều hơn vào công tác quản lí dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục NGLL để đồng hành cùng giáo viên, kịp thời tư vấn, giúp đỡ cũng như phát hiện kịp thời các nhân tố tích cực trong việc đổi mới dù là nhỏ nhất để nhân rộng điển hình tốt trong tập thể sư phạm về công tác giáo dục NGLL. - Quán triệt và tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ: Xác định rõ đây là một nhiệm vụ giáo dục nên trách nhiệm là của tất cả các thành viên trong hội đồng nhà trường chứ không của riêng bất kì một thành viên nào và điều quan trọng là không thể thiếu vai trò của giáo viên chủ nhiệm. - Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng nội dung hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể của từng thành viên. - Duy trì và tổ chức các hoạt động thường xuyên, có nề nếp. Các hình thức tổ chức phải mang tính giáo dục, đa dạng, phong phú để tránh sự nhàm chán cho học sinh. - Tuyên truyền đến PHHS để PHHS tạo điều kiện cho các em tham gia, hỗ trợ kinh phí xây dựng CSVC, kinh phí tổ chức các hoạt động. 2. Đề xuất, khuyến nghị Mở các chuyên đề để tập huấn cho giáo viên các kĩ năng về quản trò, tổ chức các trò chơi tập thể cho học sinh. - Đầu tư cơ sở vật chất, có đủ phòng để nhà trường bố trí, đầu tư các phòng chức năng: phòng tập múa, EROBIC, mĩ thuật... 3. Kết luận: Như vậy, có thể nói hoạt động giáo dục NGLL không phải là hoạt động "phụ khóa" trong nhà trường mà là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong trường Tiểu học. Hoạt động này sẽ góp phần mở rộng và làm phong phú hơn lượng kiến thức của học sinh về con người, về xã hội, về cuộc sống xung quanh và đặc biệt từng bước rèn cho học sinh một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống: giao tiếp, ứng xử, hợp tác và làm việc theo nhóm...Dù biết rằng những gì các em có được trên ghế nhà trường ở lứa tuổi Tiểu học hôm nay chưa phải là tất cả, nhưng nếu chúng ta phát hiện, bồi dưỡng kịp thời những học sinh có năng khiếu sẽ là cơ sở, là nền tảng ban đầu vun đắp những tài năng trong tương lai. Dù hiện tại còn rất nhiều những khó khăn trước mắt mà hàng ngày tôi cũng như tập thể sư phạm nhà trường phải khắc phục vượt qua bởi để thay đổi hoàn toàn phương pháp, tư duy đã trở thành thói quen không thể thực hiện trong một sớm một chiều, không phải muốn là có thể làm ngay được. Nhưng tôi tin, tôi sẽ xây dựng được môi trường sư phạm tốt để trường tôi trở thành một cơ sở văn hóa cộng đồng , nơi để cho các em hoạt động, được bộc lộ hết năng lực sống, tính cách và được vun đắp, bồi dưỡng những năng khiếu ban đầu dù là nhỏ nhất, nơi các em được tiếp cận một số kĩ năng sống như ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, kĩ năng ứng xử văn hóa, ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Nơi giúp các em biết cảm nhận cuộc sống và giá trị của cuộc sống để mỗi ngày ở trường là một viên gạch lát con đường cho các em vững bước vào đời trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học (Nghiệp vụ quản lí trường Tiểu học - Nhà xuất bản Hà Nội)

File đính kèm:

  • docSKQQLGD Ket hop giua BGH GVCN Cac to chuc trong nha truong de to chuc co hieu qua hoat dong GD ngoai gio len lop cho HS.doc
Giáo án liên quan