Đề tài Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt cách giải bài toán có lời văn khối 5

I /- ĐẶT VẤN ĐỀ :

Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn, đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp cho học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực.

Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn: Nó phát triển tư duy, trí tuệ, có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính suy luận, tính khoa học toàn diện, chính xác, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt, góp phần giáo dục tính nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn.

Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán, vấn đề đặt ra cho người thầy là làm thế nào để giờ dạy – học toán có hiệu quả cao, học sinh phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Theo tôi, các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí, mục đích và nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của bài học môn toán. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức, cách giải toán đơn thuần mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả.

Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho hoạt động dạy học trên lớp “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả”. Để đạt được yêu cầu đó, giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để vừa nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh, để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt cách giải bài toán có lời văn khối 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*- Rèn luyện tính chính xác trong diễn đạt. *- Rèn luyện ý thức vượt khó khăn trong học tập . Để có được những phẩm chất nói trên, học sinh cần phải lập ra thời gian biểu học tập, sinh hoạt ở nhà. Đối với bài toán khó, giáo viên cần động viên khuyến khích các em tự lực vượt khó, không nản, không chép bài của bạn. Ngoài ra, giáo viên phải xây dựng nhóm học tập “ đôi bạn cùng tiến ” tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn còn yếu về cách học tập, củng cố lại kiến thức trước các giờ học và vào thời gian rảnh tại nhà. Kết quả học tập được giáo viên theo dõi để giúp đỡ và uốn nắn kịp thời. B - Quy trình thực hiện khi dạy giải toán có lời văn : *- Bước 1 : Đọc kỹ đề toán. Có đọc kỹ đề học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa, nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Từ đó rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. *- Bước 2 : Phân tích – tóm tắt đề toán : Bài toán cho ta biết gì ? Hỏi gì ( tức là yêu cầu gì ) ? – Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn phần đã cho và phần phải tìm của bài toán được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới sơ đồ các đoạn thẳng. *- Bước 3 : Tìm cách giải bài toán Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp . * - Bước 4 : Trình bày bài giải. Trình bày lời giải ( nói – viết ) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải ( khi giải xong cần thử lại xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi bài toán, có phù hợp với điều kiện của bài toán không ? ) – trong một số trường hợp, nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không ? C - Huớng dẫn cụ thể cách giải bài toán ở dạng “ Toán chuyển động đều ” Đối với dạng toán này, có các dạng bài nổi bật sau : @/- Loại toán chuyển động thẳng đều có 1 đối tượng chuyển động : Đầu tiên giáo viên giới thiệu sơ lược khái niệm vận tốc giúp học sinh biết được ý nghĩa của đại lượng vận tốc: vận tốc của một chuyển động cho biết mức độ chuyển động nhanh hay chậm của chuyển động đó trong một đơn vị thời gian. v = s : t t = s : v a)- Vận dụng các công thức theo sơ đồ sau : s = v x t v = vận tốc ; s = quãng đường ; t = thời gian Như vậy, khi biết hai trong ba đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ ba nhờ các công thức trên. Ví dụ : Một xe máy đi qua chiếc cầu dài 1250m hết 2 phút. Tính vận tốc của xe máy với đơn vị km/giờ ( Toán 5 trang 144 ) Hướng dẫn cách giải - Gọi 1 học sinh đọc đề bài Giáo viên : Đề bài cho biết những gì ? Giáo viên : Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì? Giáo viên : Để tính vận tốc của xe máy chúng ta làm thế nào ? Giáo viên : Vậy quãng đường phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp ? Giáo viên : Hãy đổi đơn vị cho phù hợp rồi tính vận tốc của xe máy . Yêu cầu học sinh tự làm bài . Cách giải - Cách 1 : Vận tốc của xe máy là : 1250 : 2 = 625 m/phút 625 m/phút = 0,625 km/phút Vận tốc của xe máy tính ra km/giờ là: 0,625 x 60 = 37,5 ( km/giờ ) Đáp số : 37,5 km/giờ - Cách 2 : 1250 m = 1,25 km 2 phút = giờ Vận tốc của xe máy là : 1,25 x = 37,5 ( km/giờ ) Đáp số : 37,5 km/giờ Qua các thao tác hướng dẫn trên, tôi đã hình thành dần kĩ năng giải toán cho học sinh trong các giờ dạy toán đối với tất cả các dạng bài. Từ phương pháp dạy như trên, giáo viên có thể áp dụng với tất cả những loại bài như sau: b)- Chuyển động trên dòng nước : Ta vận dụng theo công thức *- Vận tốc xuôi dòng = Vận tốc thực + Vận tốc dòng nước *- Vận tốc ngược dòng = Vận tốc thực - Vận tốc dòng nước *- Vận tốc xuôi dòng - Vận tốc ngược dòng = Vận tốc dòng nước nhân với 2 Ví dụ 1 : Một chiếc thuyền có vận tốc khi nước lặng là 12km/giờ. Nếu dòng nước có vận tốc là 3km/giờ. Hãy tính : Vận tốc khi thuyền xuôi dòng . Vận tốc của thuyền khi ngược dòng . Hướng dẫn cách giải Yêu cầu học sinh vận dụng công thức để tính Vận tốc khi thuyền xuôi dòng : + 3 = 15 km/giờ Vận tốc của thuyền khi ngược dòng : 12 - 3 = 9 km/giờ Đáp số : Xuôi dòng 15 km/giờ Ngược dòng 9 km/giờ Ví dụ 2 : Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B với vận tốc 27 km/giờ. Tính vận tốc của thuyền khi ngược dòng, biết vận tốc của thuyền gấp 8 lần vận tốc dòng nước. Hướng dẫn cách giải - Giáo viên : Gọi 1 học sinh đọc đề - Giáo viên : Yêu cầu học sinh gạch 1 gạch dưới yếu tố đề bài cho biết, 2 gạch dưới yếu tố cần tìm. - Giáo viên gợi ý tóm tắt đề toán : Ta có : V xuôi dòng = V thuyền + V dòng nước Theo đề bài ta có sơ đồ : Vận tốc thuyền 27km/ Vận tốc dòng nước giờ - Yêu cầu học sinh tự giải : *- Tính vận tốc dòng nước * - Tính vận tốc của thuyền * - Tính vận tốc khi thuyền ngược dòng. Giải Vận tốc dòng nước : ( 8 + 1 ) = 3 ( km/giờ ) Vận tốc của thuyền : 27 - 3 = 24 ( km/giờ ) Vận tốc của thuyền khi ngược dòng : 24 - 3 = 21 ( km/giờ) Đáp số : 21 Km/giờ @– Loại toán chuyển động đều có hai đối tượng chuyển động ( hoặc nhiều hơn ) : a)- Chuyển động cùng chiều : Muốn tính thời gian “đuổi kịp” của 2 chuyển động cùng chiều, cùng lúc, ta lấy khoảng cách ban đầu giữa hai chuyển động chia cho hiệu hai vận tốc. t đuổi kịp = t đuổi kịp : thời gian để 2 chuyển động gặp nhau S A B C v2 à v1 à Lưu ý : Khoảng cách S là khoảng cách ban đầu giữa 2 chuyển động khi chúng xuất phát cùng một lúc Ví dụ : Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. Sau 3 giờ, một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp ? Hướng dẫn cách giải Giáo viên gợi ý học sinh vẽ sơ đồ ghi tóm tắt đề bài. A B C à à Xe máy Xe đạp Vận tốc xe đạp = 12 km/giờ Vận tốc xe máy = 36 km/giờ Xe máy đuổi kịp xe đạp vào lúc . . . giờ ? -GV : Bài toán thuộc dạng nào ? -GV : Đã biết yếu tố nào ? -GV : Ta có thể sử dụng ngay công thức để tính hay chưa ? Còn phải xác định yếu tố nào ? -GV : Xe đạp đi trước xe máy 3 giờ, đó chính là khoảng cách ban đầu của 2 xe. - Yêu cầu học sinh tự làm bài . - Cách 1 : Quãng đường xe đạp đi trước xe máy là : 12 x 3 = 36 ( km ) Khi 2 xe cùng chạy trên đường thì sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp 36 - 12 = 24 ( km/giờ ) Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là : 36 : 24 = 1,5 ( giờ ) 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút Đáp số : 1 giờ 30 phút - Cách 2 : Sau 3 giờ, xe đạp đã cách A một khoảng là : 12 x 3 = 36 ( km ) Xe máy sẽ duổi kịp xe đạp sau thời gian : 36 : ( 36 – 12 ) = 1,5 ( giờ ) 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút Đáp số : 1 giờ 30 phút b)- Chuyển động ngược chiều : Muốn tính thời gian gặp nhau của 2 chuyển động ngược chiều và cùng lúc ta lấy quảng đường chia cho tổng vận tốc của 2 chuyển động. t gặp nhau = A C B v1 v2 Ví dụ : Quãng đường AB dài 276 km. Hai ô tô khởi hành một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42 km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50 km/giờ. Hỏi từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ 2 ô tô gặp nhau ? Hướng dẫn cách giải Gọi học sinh đọc đề Bài toán cho chúng ta biết gì ? Hỏi gì ? Bài toán thuộc dạng toán gì ? Yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán Dựa vào công thức tính hai chuyển động ngược chiều và cùng lúc, học sinh sẽ tiến hành giải như sau : Tóm tắt A C B Gặp nhau Ô tô 42 km/giờ Ô tô 50 km/giờ 276 km Bài giải - Cách 1 : Sau mỗi giờ, cả 2 ô tô đi được quãng đường + 50 = 92 ( km ) Thời gian đi để 2 ô tô gặp nhau là : : 92 = 3 ( giờ ) Đáp số : 3 giờ - Cách 2 : Thời gian đi để 2 ô tô gặp nhau : : ( 42 + 50 ) = 3 ( giờ ) Đáp số : 3 giờ. Như vậy, dù bài toán “Toán chuyển động đều” hoặc ở dạng toán nào thì điều quan trọng đối với học sinh là phải biết cách tóm tắt đề toán . Nhìn vào tóm tắt xác định đúng dạng toán để tìm chọn phép tính cho phù hợp và trình bày giải đúng. Tất cả những việc làm trên, tôi đều nhằm thực hiện tiết dạy giải toán theo phương pháp đổi mới và rèn kĩ năng cho học sinh để khi giải bất kì loại toán nào các em cũng vận dụng được . IV – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Với những suy nghĩ và tổ chức thực hiện các hoạt động như trên, bản thân tôi tự đánh giá, khẳng định đã đạt được kết quả như sau: - Đã tự học tập và nâng cao được tay nghề trong việc dạy giải toán nói riêng và cho tất cả các môn học khác nói chung. - Đối với học sinh : Các em đã dần dần hiểu nhanh đề bài, nắm chắc được từng dạng bài , biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải, tâm lý ngán ngại môn toán được thay bằng các hoạt động thi đua học tập sôi nổi, hứng thú. Các điển hình “làm tính nhanh”, “làm tính đúng” là điều không thể thiếu trong tiết học. Cụ thể kết quả kiểm tra môn toán của lớp 5/2 năm học 2007 - 2008 là : Tổng số học sinh 40 / 17 Thời gian kiểm tra Tóm tắt bài toán Chọn và thực hiện phép tính đúng Đạt Chưa đạt Đúng Sai Giữa kì I 28 = 70% 12 = 30% 30 = 75% 10 = 25% Cuối kì I 33 = 82.5% 07 = 17,5% 35 = 87,5% 05 = 12,5% Giữa kì II 36 = 90% 04 = 10% 38 = 95% 02 = 05% V – KẾT LUẬN: Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt. Có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người. Là giáo viên được phân công dạy lớp 5, tôi nhận thấy việc tích lũy kiến thức cho các em học sinh là cần thiết, nó tạo nên tiền đề cho sự phát triển trí thức của các em, “nền móng” vững chắc sẽ tạo động lực thúc đẩy để tiếp tục học lên các lớp trên và hỗ trợ các môn học khác. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đưa ra phương pháp giúp học sinh học tập – học sinh phải là người hoạt động tích cực tìm tòi tri thức và lĩnh hội để biến nó thành vốn quý của bản thân. Khi làm việc này, để có kết quả như mong muốn thì phải có sự kiên trì, bền chí của cả hai phía giáo viên – học sinh vì thời gian không phải là 1 tuần, 2 tuần là các em học sinh sẽ có khả năng giải toán tốt mà đòi hỏi phải tập luyện lâu dài trong cả quá trình học tập của các em. Trên đây là những ý kiến của tôi đưa ra, có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của cấp lảnh đạo và của bạn đồng nghiệp để phương pháp giảng dạy của tôi được nâng cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Kiên Lương , ngày 25 Tháng 4 Năm 2008 Người viết Chung Thị Quyên

File đính kèm:

  • docSKKN giai Toan co loi van lop 5.doc