Trong việc dạy và học Địa lí trước đây vẫn có quan niệm đó là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác. Thực tế Địa lí không phải là môn học thuộc lòng mà là môn học đòi hỏi phải phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra nhận xét. Trong những năm qua đã có những bước cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá trong quá trình dạy và học, tăng cường việc tư duy học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Một trong những biệp pháp đó là tăng cường sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí. Cùng với kênh hình, vở bài tập bản đồ sẽ góp phần thiết thực vào việc cải tiến phương pháp dạy học môn Địa lí tạo điều kiện giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả, nhằm phát hiện tư duy Địa lí cho học sinh, đó là kiểu tư duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán trên cơ sở bản đồ, biểu đồ. Qua đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng dựa vào bản đồ, lược đồ để tìm được những câu trả lời cần thiết, giảm bớt số liệu Địa lí giúp cho việc học tập bộ môn ngày càng có chất lượng cao hơn.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh sử dụng tập bản đồ địa lí 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Phương pháp sử dụng trong quá trình dạy học
1. Sử dụng vở bài tập bản đồ trong kiểm tra bài cũ.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bài tập bản đồ, kĩ năng vẽ biểu đồ phải được tiến hành thường xuyên thông qua các bài kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết để việc sử dụng bài tập bản đồ trở thành thói quen không thể thiếu được đối với mỗi học sinh.
Trong việc kiểm tra kiến thức cũ chúng ta có thể áp dụng phương pháp của tác giả Trần Trọng Hà (vụ THPT, Bộ GD&ĐT). Dùng các tờ bản đồ thay giấy kiểm tra, dùng các câu hỏi in sẵn trong các tờ bản đồ thay cho việc chép các đề bài. Giáo viên có thể sử dụng một câu hỏi hoặc một số câu hỏi in ngay trong từng trang của vở bài tập bản đồ để kiểm tra 15 phút, một tiết học sinh làm bài vào phần để trống trong từng trang lược đồ, nếu thiếu giấy, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đóng thêm giấy vào tập bản đồ.
2. Sử dụng vở bài tập bản đồ trong dạy, học bài mới.
Trong sử dụng vở bài tập bản đồ để dạy bài mới giáo viên phải nghiên cứu kĩ để tìm xem trong tập bản đồ có nội dung tương ứng với bài học trong sách giáo khoa hay không? Xác định mục tiêu và các hoạt động hướng dẫn học sinh học tập trên lớp hay ở nhà. Phần nội dung nào đã có các câu hỏi bài tập trong tập bản đồ giáo viên không nên giảng mà chỉ cần nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi. Giáo viên chỉ gợi ý dẫn dắt học sinh khi học sinh lúng túng không trả lời được, như vậy mới phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.
Giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa tập bản đồ với các phương tiện dạy học khác như sách giáo khoa, bản đồ treo trường không nên tách rời từng phương tiện một như vậy bài học sẽ rời rạc không gây hứng thú học tập cho học sinh.
Muốn học sinh sử dụng thành thạo vở bài tập bản đồ ngay từ bài học đầu tiên giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm chắc các ước liệu, kí hiệu trong trang đầu, nắm vững mối quan hệ giữa bài tập bản đồ với các loại bản đồ khác vì đôi khi giữa các loại bản đồ có sự không đồng nhất về ước hiệu kí hiệu. Giáo viên phải định hướng cho học sinh để giúp cho các em tập trung đi đúng hướng.
Ví dụ: Trong bài địa lí nông nghiệp muốn học sinh nắm được các vùng sản xuất chuyên môn hoá nông nghiệp sản phẩm chính thức của từng vùng, giáo viên phải hướng dẫn các em đọc các bài tập của bài 7, tờ số 4, …
Hoặc bài Địa lí công nghiệp muốn học sinh nắm được các trung tâm công nghiệp, chức năng chính của mỗi trung tâm giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc lại bài tập của bài 6 tờ số 3, …
Một trong những kỹ năng quan trọng của việc dạy và học Địa lí là kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ, đồ thị giáo viên hướng dẫn học sinh xác định nội dung hình thức biểu hiện của biểu đồ (hình cột hay hình quạt…) xác định biểu đồ thể hiện nội dung gì? Kiến thức biểu hiện của biểu đồ, các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì? Trên lãnh thổ nào? Vào thời gian nào, các đại lượng đó được biểu hiện trên biểu đồ như thế nào? Dựa vào các số liệu thống kê đo được đã được nêu rõ trên biểu đồ, đối chiếu so sánh với nhau và rút ra nhận xét về các đối tượng được thể hiện, hướng dẫn học sinh phân tích số liệu tổng quát sau đó đi vào chi tiết tìm được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, xác định mối quan hệ các số liệu so sánh đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng, rút ra nhận xét.
Ví dụ: Trong bài tập bản đồ bài dân cư dân số các bài về các vùng kinh tế có nhiều biểu đồ giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách vẽ, phân tích rút ra nhận xét.
Riêng bài vùng kinh tế bắc Trung Bộ có biểu đồ hình tam giác, vùng kinh tế nam Trung Bộ có biểu đồ hình sao vẽ thì dễ nhưng chia tỉ lệ thì khó chính xác giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh chỉ nên tham khảo chứ không yêu cầu vẽ theo dạng này khi làm bài kiểm tra.
3. Sử dụng vở bài tập bản đồ để củng cố kiến thức.
Cần lựa chọn bài tập để sử dụng trong phần củng cố kiến thức, nên chọn những bài tập có tính tổng hợp so sánh đòi hỏi tư duy cao.
Ví dụ : Trong bài vùng kinh tế nam Trung Bộ nên chọn câu hỏi 4 ở bài 17 tờ số 9: “So sánh biểu đồ lao động so với tổng số dân của vùng, với biểu đồ cùng loại của các vùng khác, hãy rút ra nhận xét về tỉ lệ lao động của vùng so với các vùng khác? Giải thích vì sao vùng lại có tỉ lệ lao động như vậy. Hoặc ở vùng kinh tế đ«ng Nam Bộ nên chọn câu hỏi ở bài 2, tờ số 10: giải thích vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn và là đầu mối giao thông quan trọng của vùng và của cả nước.
4. Sử dụng vở bài tập bản đồ để làm bài tập ở nhà.
Các bài tập giao cho học sinh làm ở nhà là các bài tập có tính chất ôn tập, củng cố kiến thức kĩ năng mới nên chọn 1-2 câu hỏi có liên quan đến trọng tâm bài.
Ví dụ: Trong bài vùng kinh tế đ«ng Nam Bộ nên chọn 2 câu hỏi ở bài 21 và bài 22: Kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng và những ngành công nghiệp chủ yếu của từng trung tâm; kể tên các nông sản chủ yếu của từng miền và giải thích vì sao có sự phân bố như vậy?
Sau khi ra bài tập cho học sinh làm ở nhà, giáo viên cần kiểm tra đánh giá và sửa chữa những chổ trả lời không chính xác của học sinh. Theo tôi mỗi học kì ít nhất 1 học sinh được chấm vở bài tập 1 lần (có thể thay cho chấm điểm vở).
Trên đây là những tình huống để chọn lựa trong việc sử dụng vở bài tập bản đồ, giáo viên không nhất thiết phải sử dụng đủ tất cả các tình huống trên trong một tiết dạy, mà tuỳ theo nội dung yêu cầu của từng bài để lựa chọn tình huống thích hợp nhất nhằm đảm bảo hiệu quả cao bài dạy.
IV/ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
Qua một năm thực hiện các giải pháp đề ra và hướng dẫn học sinh sử dụng vở bài tập bản đồ bản đồ kết quả đạt được như sau:
1.Về mặt định lượng
Toàn khối 12
+ Giỏi: 12,5%
+ Khá: 35,0%
+ Trung Bình: 42,5%
+ Yếu: 10,0%
+ Kém: 0%
2.Về mặt định tính
- Đa số học sinh đã có ý thức học tập và chú trọng vào việc làm bài tập bản đồ.
- Kỹ năng làm bài tập bản đồ được cải thiện.
- Vận dụng cách làm bài tập trong quá trình học bài mới.
- Việc phân tích các bài tập để làm bài nâng cao.
- Hứng thú với làm bài tập bản đồ tìm tòi những kiến thức từ sách giáo khoa, từ các tài liệu tham khảo để hoàn thành tốt bài tập của mình.
Trong những năm qua với sự tiếp thu phương pháp dạy học mới chúng tôi đã tiến hành áp dụng ngay vào quá trình dạy học. Qua thực tế học sinh đã bước đầu biết cách sử dụng vở bài tập bản đồ, lúc đầu chỉ là bắt buộc, một số học sinh không có vở bài tập nhưng đến nay học sinh đã có sự tự giác trong việc sử dụng vở bài tập bản đồ để học tập và kiểm tra, học sinh đã biết cách làm việc tích cực độc lập trên cơ sở đó nắm vững kiến thức rèn luyện kĩ năng và nắm được phương pháp học tập địa lí giúp các em tự đánh giá kết quả học tập của mình. Phần lớn học sinh đã làm quen với cách học mới một cách chủ động hơn trong giờ học không còn cảnh học sinh đưa bài tập văn, toán ra làm như trước đây nữa, cách học mới buộc các em phải tận dụng hết thời gian để tìm tòi phát hiện kiến thức. Trong khâu kiểm tra cũng đã có nhiều khả quan. Ví dụ: trong kiểm tra sử dụng bản đồ còn mới mẽ với học sinh nên phần kiểm tra chất lượng học kì năm học trước do phần kiểm tra sử dụng bản đồ còn mới mẽ với học sinh nên phần kiểm tra có liên quan đến sử dụng kênh hình đa số học sinh bị điểm số thấp học kì I vừa rồi ở cả 4 khối lớp kết quả kiểm tra cao hơn hẳn, học sinh không còn quá lúng túng trong sử dụng bản đồ biểu đồ, không còn hiện tượng học sinh đưa thủ đô Hà Nội vào ngang đèo Hải Vân như trước đây nữa.
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực tiễn dạy học môn Địa lí 12 hướng dẫn học sinh sử dụng vở bài tập bản đồ tôi đã rút ra được các bài học sau:
- Cần làm tốt việc điều tra, khảo sát tình hình để nắm chắc đối tượng học sinh dạy từ đó phân loại đối tượng để lập kế hoạch dạy học.
- Phải nắm chắc các kỹ năng làm bài, phân tích bài tập để hướng dẫn học sinh dễ hiểu nhất.
- Cách làm bài tập với những giải pháp có hiệu quả.
- Cách soạn giáo án cũng như cách đưa ra các câu hỏi có trong vở bài tập để tạo hứng thú và phát huy khả năng làm bài tập bản đồ của học sinh.
- Phải xây dựng được phương pháp khai thác tri thức vở bài tập bản đồ cho học sinh.
- Mỗi giáo viên phải thường tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để không ngừng trau dồi về kiến thức, kỹ năng và giải pháp làm thế nào giúp học sinh sử dụng vở bài tập bản đồ có hiệu quả tốt .
VI/ KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trong quá trình dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, việc sử dụng vở bài tập bản đồ địa lí có một vị trí hết sức quan trọng, cùng với các kênh hình khác, loại vở bài tập này góp phần rèn tư duy địa lí cho học sinh nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn.
Tuy vậy sử dụng nó như thế nào để đạt hiệu quả cao là một việc làm khó, đòi hỏi mỗi giáo viên địa lí chúng ta phải có một nhiệt tình nghề nghiệp, có một tư duy địa lí vững vàng, một phương pháp dạy học phù hợp.
Trên đây là những suy nghĩ, những việc đã làm đang làm, đang thực hiện trong quá trình công tác, giảng dạy tại trường. Những kết quả gặt hái được chỉ là bước đầu xin được trình bày để đồng nghiệp tham khảo và mong những góp ý chân thành để bản thân hoàn thiện hơn góp phần nhỏ vào phong trào chung trong sự nghiệp giáo dục hiện nay.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho đã giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài này.
-------------------------
Mục lục:
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
II/ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
III/ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
IV/ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VI/ KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo:
+ Phương pháp của Trần Trọng Hà (Vụ THPT, Bộ GD&ĐT).
+ Sách giáo khoa Địa lí 12.
+ Vở bài tập bản đồ Địa lí 12.
+ Sách giáo viên Địa lí 12.
+ Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009 và 2009-2010.
+ Cấu trúc đề thi môn Địa lý.
Đăng ngày 01 tháng 3 năm 2011
Lê Hoà Bình
File đính kèm:
- HUONG DAN HOC SINH SU DUNG TAP BAN DO DIA LI 12.doc