Các phương tiện dạy học của môn địa lý vừa là nguồn cung cấp tri thức, vừa là phương tiện minh hoạ cho bài học. Là nguồn tri thức khi nó được dùng để khai thác tri thức , địa lý. Là phương tiện minh hoạ khi nó chỉ được sử dụng để làm rõ nội dung đã được thông báo trước đó (như để chỉ vị trí hoặc sự phân bố của các sự vật, hiện tượng địa lý)
Hiện nay, đa số Giáo viên địa lý sử dụng các phương tiện địa lý theo cách của phương tiện minh hoạ, ít chú ý đến chức năng nguồn kiến thức của chúng và lại càng không chú ý đến việc học sinh tự làm việc với các phương tiện này. Chính vì vậy, rất nhiều học sinh không biết đọc bản đồ, không biết sử dụng các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu và rất sợ tiếp xúc với các phương tiện dạy học địa lý.
Để thực hiện tốt quan điểm của đối mới phương pháp dạy học địa lý theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. Người thầy không còn là nguồn phát thông tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu trên lớp như trước đây mà là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh. Nhằm giúp học sinh khai thác kiến thức từ kênh chữ, kênh hình (Bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh ) ở từng bài học trong SGK.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích bản đồ, lược đồ địa lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc trưng quan trọng của địa lý là tư duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán dựa trên cơ sở bản đồ.
-Lược đồ phục vụ rất sát với nội dung của từng bài đọc trong SGK, nó chỉ biểu hiện những đối tượng địa lý cần thiết, bỏ qua những đối tượng không liên quan đến bài, nhờ thế, lược đồ rất thoáng, dễ sử dụng, học sinh nhận biết được dễ dàng các đối tượng địa lý được biểu hiện trên lược đồ.
b. Các loại lược đồ, bản đồ ở SGK Địa lý:
-Bản đồ,lược đồ địa lý tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khoáng sản, sông và hồ, các đới khí hậu, các đới cảnh quan tự nhiên…)
-Bản đồ, lược đồ về dân cư – xã hội ( hành chính, phân bố các chủng tộc, mật độ dân số và các thành phố lớn, các quốc gia…)
-Bản đồ, lược đồ kinh tế (phân bố nông nghiệp – công nghiệp, xuất – nhập khẩu sản phẩm, giao thông vận tải, du lịch…)
c. Các bước đọc và phân tích bản đồ, lược đồ:
Gồm có 5 bước:
-Bước 1: Đọc tên lược đồ, bản đồ để biết nội dung địa lý được thể hiện trên lược đồ, bản đồ là gì.
-Bước 2: Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện đối tượng đó trên lược đồ, bản đồ như thế nào? Bằng các kí hiệu gì? Bằng màu sắc gì?
-Bước 3: Dựa vào các ký hiệu, xác lập mối quan hệ địa lý để nêu đặc điểm của đối tượng, giải thích các đặc điểm và sự phân bố (nếu cần)
2. Cơ sở thực tiễn: Hướng dẫn đọc và phân tích một số lược đồ, bản đồ trong GSK địa lý 8:
Lược đồ tự nhiên Châu Á:
*Ví dụ: Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích lược đồ địa hình, khoáng sản, sông và hồ Châu Á. Hình 1.2 SGK Địa lý 8.
-Tên lược đồ: Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ Châu Á.
-Đọc bảng chú giải: Thang màu phân tầng độ cao (Độ cao từ 0m đến 200m màu xanh lá mạ -> đồng bằng…), độ sâu (Độ sâu từ 0m – 200m màu xanh biển nhợt -> thềm lục địa…) Các kí hiệu hình học -> khoáng sản, kí hiệu đường sông núi , kí hiệu đỉnh núi và các kí hiệu khác…
-Dựa vào các kí hiệu, thang màu độ cao -> Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hy-ma-lai-a, Côn luân, Thiên sơn, An –Tai,… tên các đồng bằng rộng bật nhất: Tu-ran, Lưỡng Hà, An Hà, Tây Xi- bia, Hoa Bắc, Hoa Trung. Xác định cáchướng núi chính: Đông – Tây hoặc gần Đông Tây (Thiên Sơn, Côn luân…), Bắc – Nam hoặc gần Bắc – Nam (Đại Hưng An, A-Ra-Can …)
-Tìm và đọc tên các khoáng sản chủ yếu ở Châu Á: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, Crôm và nhiều kim loại màu.
-Tìm và đọc tên các con sông lớn ở Bắc Á, Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, chảy theo hướng nào, đổ nước vào biển và đại dương nào? (Các sông lớn ở Bắc Á: S. Ô-bi, S. I-ê-nit-xây, S. Lê – na đều bắt nguồn từ vùng núi phía nam; nhìn chung chảy theo hướng từ Nam lên Bắc, đổ nước vào các biển Ca –Ra, biển Lap-tep thuộc Bắc Băng Dương; các sông lớn ở Đông Á: S. Hoàng Hà, S. Trường Giang đều bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía Đông rồi đổ ra Hoàng Hải và Biển Đông Trung Hoa thuộc Thái Bình Dương).
.Sông MêCông (Cửu long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào? (Sơn nguyên Tây Tạng) và chảy qua 6 nước: Trung Quốc, Mi-an –ma, Thái lan, Campuchia và Việt Nam.)
.Sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển, chỉ có các sông Xưa-Đa-ri-a, A-mu-Da-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ –phrát ơ Tây nam Á.
-Nêu đặc điểm:
+Đặc điểm địa hình Châu Á: có 3 đặc điểm.
.Trên lảnh thổ có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ chạy theo 2 hướng chính (Đông –Tây hoặc gần Đông – Tây, Bắc –Nam hoặc gần Bắc – Nam)và nhiều đồng baằng rộng nằm xen kẽ với nhau.
.Địa hình bị chia cắt phức tạp.
.Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
+Đặc điểm khoáng sản: Châu á có nguồn khoáng sản phong phú,quan trọng nhất là:Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và nhiều loại kim loại màu.
+Đặc điểm sông ngòi: Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều. Chế độ nước thay đổi phức tạp (Phụ thuộc chế độ khí hậu của từng miền khác nhau) và có giá trị kinh tế lớn (Giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi, nghề cá, du lịch).
-Các mối liên hệ địa lý: Địa hình có ảnh hưởng đến việc hình thành các kiểu khí hậu: Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
.Địa hình -> Tài nguyên khoáng sản phong phú ->Phát triển ngành công nghiệp (Đặc biệt là ngành công nghiệp nặng)
. Hướng nghiêng của địa hình -> Anh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi.
Lược đồ các khí hậu Châu á:
*Ví dụ: Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích lược đồ các đới khí hậu Châu á. Hình 2.1 SGK Địa lý 8.
-Tên lược đồ: Lược đồ các đới khí hậu Châu Á.
-Đọc bảng chú giải: Kí hiệu diện tích, có tô màu của các đới khí hậu và các kí hiệu của các kiểu khí hậu (màu vàng: Đới khí hậu cận cực và cực; Màu xanh biển: Đới khí hậu ôn đới, nếu có đường gạch ngang: Kiểu khí hậu đới lục địa…); Các kiểu đường: Ranh giới đới khí hậu, kiểu khí hậu, ranh giới châu Á – Châu Au.
-Xác định và đọc tên trên lược đồ các đới khí hậu châu Á (năm đới khí hậu: Cận và cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, xích đạo) và các kiểu khí hậu thuộc các đới khí hậu (Đới khí hậu nhiệt đới: Kiểu nhiệt đới khô và kiểu nhiệt đới gió mùa;…)
. Đọc tên các đới khí hậu từ dùng cực bắc đến Xích đạo dọc theo kinh tuyến 800Đ.(Đới cận cực và cực ,ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới)
-Đặc điểm khí hậu Châu Á: Khí hậu Châu á phân hoá rất đa dạng, thay đổi theo các đới từ Bắc xuống Nam và theo các kiểu từ duyên hải vào nội địa.
-Mối liên hệ địa lí: Giải thích tại sao khí hậu Châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy? (Nguyên nhân là do châu á có vị trí kéo dài từ dùng cực Bắc đến Xích đạo -> Lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu khác nhau thay đổi từ Bắc đến nam. Diện tích lảnh thổ rộng lớn -> phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau, từ duyên hải vào nội địa. Địa hình nhiều núi và sơn nguyên cao -> ngăn cản ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa -> khí hậu lục địa và hình thành kiểu khí hậu núi cao…)
Các kiểu khí hậu đều có đặc điểm chung khác nhau về mùa hạ và mùa đông -> có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân ở châu lục.
Lược đồ về dân số, mật độ dân số và các đô thị lớn của Châu Á:
*Ví dụ: Hướng đẫn học sinh đọc và phân tích lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của châu á. Hình 6.1 SGK Địa lý 8.
-Tên lược đồ: Lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của Châu Á.
-Đọc bảng chú giải: Kí hiệu diện tích, tô màu thể hiện mật độ dân cư châu Á (Màu vàng: chưa đến 1 người/km2 : Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc,A-rập xê-ut… àchiếm diện tích lớn nhất; từ 1 – 50 người / km2 : Nam Liên bang Nga, Mông Cổ, Lào, Mi an ma, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ…. à chiếm diện tích khá; Từ 51 – 100 người/km2 : Ven biển Địa Trung Hải, Trung tâm An Độ … à chiếm diện tích nhỏ; trên 100 người/km2 : Ven biển Nhật Bản, Đông Trung Quốc, ven biển Việt Nam, Nam Thái Lan, ven biển An Độ, một số đảo In-đô-nê-xi-a… à chiếm diện tích rất nhỏ).
.Xác định vị trí và điền tên các thành phố lớn của Châu Á ( Thành phố đông dân); Tô – ky – ô , Bắc Kinh, Xê-un, Ma-ni-la, Hồ Chí Minh, Côn-ca-ta,Mun-Bai, Tê-hê-ran, Bat-đa….
-Nhận xét: Sự phân bố dân cư ở Châu Á không đồng đều. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng ven biển, vùng đồng bằng, ven các sông lớn ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,. Thưa dân ở vùng địa hình núi, cao nguyên, vùng có khí hậu lạnh, khô hạn.
-Mối quan hệ địa lí: Giải thích nguyên nhân sự phân bố dân cư không đều ở Châu Á:
.Đông dân: Địa hình đồi núi thấp, đồng bằng châu thổ màu mỡ, rộng lớn. Khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn hoà có gió mùa hoạt động. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước. Khai thác lâu đời, tập trung nhiều đô thị lớn. Thuận lợi cho sinh hoạt đời sống, giao lưu kinh tế, phát triển giao thông à Điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước), công nghiệp và dịch vụ phát triển.
.Thưa dân: Địa hình núi và cao nguyên cao, hiểm trở. Khí hậu lạnh, khô hạn. Mạng lưới sông thưa, kém phát triển à khó khăn cho việc đi lại, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong khu vực và Châu lục.
Lược đồ kinh tế Châu Á:
*Ví dụ: Hướng dẫn HỌC SINH đọc và phân tích lược đồ phân bố các cây trồng, vật nuôi ở Châu Á. Hình 8.1 –SGK Địa Lí 8.
-Tên lược đồ: Lược đồ phân bố các cây trồng, vật nuôi ở Châu Á.
-Đọc bảng chú giải: Kí hiệu diện tích à Các loại khí hậu (màu hồng: Khí hậu gió mùa…), kí hiệu tượng hình à Cácloại cây trồng, vật nuôi. Kí hiệu dấu + đen: Ranh giới Châu Au – Châu Á.
-Cho biết các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á ( Đông Á: lúa mì, lúa gạo, ngô, chè, trâu, lợn, cừu… ; Đông,Nam Á: Lúa gạo, ngô, chè, cao su, dừa, cà phê, trâu,bò, lợn,…; Nam Á: lúa gạo, ngô,chè, bông, trâu, cừu…)
.Các cây trồng, vật nuôi phổ biến ở khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa (lúa mì, chà là, bông, cừu, Trâu…)
-Đặc điểm sản xuất nông nghiệp châu Á: Sự phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đều. Có hai khu vực có cây trồng, vật nuôi khác nhau: Khu vực gió mùa ẩm và khí hậu lục địa khô hạn.
-Mối quan hệ địa lí: Giải thích tại sao khu vực Đông Nam Á lại trồng nhiều lúa gạo?(Khu vực Đông Nam Á trồng nhiều lúa gạo: Địa hình đồng bằng có đất phù sa màu mỡ; khi hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa nhiều; mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào; dân cư đông đúc)
III.KẾT LUẬN:
Để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy môn địa lí đạt hiệu quả cao:
GIÁO VIÊN phải là người có phẩm chất chuyên môn và tay nghề sư phạm vững vàng. Đồng thời phải luôn học hỏi, suy nghĩ, tìm cách cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay.
Đối với việc rèn luyện các kỹ năng địa lý, Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện đúng các bước theo yêu cầu của từng kỹ năng.
Giáo viên cần nắm vững trình độ, năng lực học tập của từng học sinh mình phụ trách và quan hệ một cách đều đặn, đúng mực, nghiêm túc với học sinh. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Qua quá trình giảng dạy, rut ra những kinh nghiệm của bản thân. Tôi nghĩ đây chưa phải là những kinh nghiệm hay. Nhưng với tinh thần cải tiến, tôi mạnh dạn đưa ra những điều mình đã học và làm được để đồng nghiệp tham khảo và góp thêm ý kiến quý báu cho tôi, để giúp tôi tiến bộ hơn trong công tác giảng dạy.
Chiềng khoa, ngày….tháng…. năm 2008
Người viết
Phan Tuấn Dũng
File đính kèm:
- DE TAI DIA LY .doc