Trong việc giảng dạy chương trình thay sách giáo khoa, chúng ta đã bàn đến rất nhiều hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp dạy học. Trong số đó những phương pháp mới phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh như phương pháp thảo luận, phương pháp trò chơi, phương pháp thuyết trình . . . . Bên cạnh đó, việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học cũng rất được quan tâm bởi vì nó có tầm quan trọng rất lớn, quyết định không nhỏ đến sự thành công của tiết dạy. Mặt khác, cũng không thể phủ nhận công sức của giáo viên đứng lớp đã bỏ ra rất nhiều để tạo nên những đồ dùng dạy học mang tính thẩm mỹ và sáng tạo. Những đồ dùng dạy học ấy đôi khi được tạo ra bằng những thao tác thủ công đơn giản như : cắt, vẽ, tô, dán . . . từ những tấm giấy thủ công, bìa màu, . . . nhưng đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian đôi khi còn đòi hỏi ở giáo viên một chút năng khiếu khéo tay và óc sáng tạo.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11095 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chiếu trong bộ môn Công Nghệ 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi kí hiệu F.
- Những cung bé hơn nửa đường tròn được ghi kích thước bán kính kèm thêm kí hiệu R ở phía trước. (Hình10b.)
F11
Hình 10.
a) b)
Để tránh làm bản vẽ phức tạp mỗi chiều của vật thể chỉ được ghi một lần. Con số ghi chỉ hướng về một phía.
PHỤ LỤC II
Bài 2: HÌNH CHIẾU
A. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Hiểu được các phép chiếu, các hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu.
2/ Kỹ năng:
Biết được sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.
3/ Thái độ:
Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ KT.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
Tranh SGK các hình bài 2.
- Vật mẫu: Các khối hình hộp chữ nhật
- Bìa cứng gấp thành 3 mặt phẳng chiếu.
- Đèn pin hoặc nến.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra: Bản vẽ kĩ thuật dùng để làm gì? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
3/ Bài mới:
Phương pháp: Gợi mở vấn đáp
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt.
Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi của các hình chiếu trên bản vẽ là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài: “Hình chiếu”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hình chiếu
* Dùng 1 hình hộp chữ nhật gợi ý cho HS trả lời câu hỏi.
- Hình chiếu là gì?
* Quan sát và sát định được:
- Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát.
I/ Khái niệm về hình chiếu.
- Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các phép chiếu
* Treo tranh 2.1 SGK lên bảng và hỏi:
- A, gọi là gì của A?
- Em hãy trình bày cách vẽ hình chiếu của vật
thể?
* Quan sát tranh vẽ và trả lời:
- A, gọi là hình chiếu của A.
- Ta vẽ hình chiếu của các diệm thuộc vật thể đó.
Phép chiếu
Đặc điểm tia chiếu
1. Xuyên tâm
Xuất phát từ 1 điểm
2. Song song
Song song với nhau
3. Vuông góc
Vuông góc với mặt phẳng chiếu
II/ Các phép chiếu
- Trong vẽ kĩ thuật ta thường dùng phép chiếu vuông góc.
III/ Các hình chiếu vuông góc.
1. Các mặt phẳng chiếu:
-Mặt phẳng chiếu đứng: Là mặt phẳng chính diện
- Mặt phẳng chiếu bằng: Là mặt phẳng nằm ngang
- Mặt phẳng chiếu cạnh: Là mặt phẳng nằm bên phải.
2. Các hình chiếu:
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới
- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang
* Quan sát mô hình và tiếp thu các vị trí của mặt phẳng chiếu.
Gọi tên các mặt phẳng chiếu:
P1: Mặt phẳng chiếu đứng: Là mặt phẳng chính diện
P2: Mặt phẳng chiếu bằng: Là mặt phẳng nằm ngang
P3: Mặt phẳng chiếu cạnh: Là mặt phẳng nằm bên phải.
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới
- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang
Hoạt động 5: Tìm hiểu vị trí các hình chiếu trên bản vẽ
* GV giải thích:
Để thể hiện các hình chiếu trên bản vẽ, ta xoay P2 và P3 nằm cùng mặt phẳng P1.
* HS nghe GV giải thích và vẽ vào vở.
IV/ Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ
- Hình chiếu bằng nằm bên dưới hình chiếu đứng.
- Hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng.
4/ Tổng kết bài học:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Đặc điểm của các phép chiếu? Tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được bố trí như thế nào?
5/ Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học:
- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
- Sưu tầm thêm các loại bản vẽ kĩ thuật mà em gặp.
* Bài sắp học:
- Đọc trước bài 4 “Bản vẽ các khối đa diện”
- Mô hình các khối đa diện.
- Chuẩn bị: Thước, compa, giấy A4, bút chì, tẩy.
PHỤ LỤC III
Bài 4: BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
A. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Biết được các khối đa diện: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
2/ Kỹ năng:
Hiểu được sự tương quan giữa hình chiếu trên bản vẽ và vật thể.
3/ Thái độ:
Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ KT.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
Tranh SGK các hình bài 4.
- Mô hình 3 mặt phẳng chiếu
- Vật mẫu: mô hình các khối đa diện: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
- Các mẫu vật: hộp thuốc lá, bút chì 6 cạnh…
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra: Trả và nhận xét bài thực hành.
3/ Bài mới:
Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp thông qua các hoạt động tư duy của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Khối đa diện là một khối được bao bởi các đa giác phẳng. Để nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều và đọc được bản vẽ vật thể có dạng Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. Hôm nay, chúng ta cùng nghiên cứu bài: “ Bản vẽ các khối đa diện”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu khối đa diện
* GV hướng dẫn HS quan sát hình 4.1 và nêu ra câu hỏi:
- Khối đa diện được giới hạn bởi các hình gì?
* Quan sát hình 4.1 SGK và trả lời theo gợi ý của GV:
- Được giới hạn bởi các đa giác phẳng.
I/ Khối đa diện.
Được giới hạn bởi các đa giác phẳng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật
* GV dùng mô hình cho HS quan sát và đưa ra gợi ý:
- Hình hộp chữ nhật được giới hạn bởi các hình gì?
- Em nào biết, hình hộp chữ nhật gồm có những kích thước nào?
-Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật là hình gì và thể hiện kích thước nào?
- Hình chiếu bằng của hình hộp chữ nhật là hình gì và thể hiện kích thước nào?
- Hình chiếu cạnh của hình hộp chữ nhật là hình gì và thể hiện kích thước nào?
- Để thể hiện hình chiếu của HHCN, ta có thể dùng ít nhất máy hướng chiếu?
* Quan sát mô hình và trả lời câu hỏi:
- Được giới hạn bởi 6 hình chữ nhật.
- Thể hiện 3 kích thước: Dài, rộng, cao.
- Là hình chữ nhật với chiều dài và cao của HHCN
(a x h): B (hướng chiếu)
- Là hình chữ nhật với chiều dài và rộng của HHCN (a x b): A (hướng chiếu)
- Là hình chữ nhật với chiều rộng và cao của HHCN (b x h): C (hướng chiếu)
- Dùng ít nhất 2 hình chiếu: Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.
II/ Hình hộp chữ nhật:
1. Khái niệm:
- Hình hộp chữ nhật là khối đa diện được giới hạn bởi 6 hình chữ nhật phẳng.
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật:
Là các hình chữ nhật.
Hoạt động 4: Tìm hiểu hình lăng trụ đều
* Dùng mô hình cho HS quan sát và gợiý: Hình lăng trụ tam giác đều
- Hình lăng trụ đều được giới hạn bởi các hình gì?
- Hình lăng trụ tam giác đều có mấy kích thước?
- Hình chiếu bằng của hình lăng trụ tam giác đều là hình gì?
- Để thể hiện hình chiếu của lăng trụ tam giác đều, ta dùng ít nhất máy hình chiếu?
* HS quan sát và gợiý: Hình lăng trụ tam giác đều
- Ñöôïc giôùi haïn goàm : 3 hình chöõ nhaät vaø 2 tam giaùc
- Coù 3 kích thöôùc: a x b x h
- Laø 1 hình tam giaùc.
- Duøng ít nhaát 2 hình chieáu: Hình chieáu ñöùng vaø hình chieáu baèng.
III/ Hình lăng trụ đều.
1. Khái niệm:
- Là hình được giới hạn bởi 2 mặt đáy là các đa giác đều và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
- Một thể hiện chiều cao và một thể hiện hình dạng đáy.
Hoạt động 5: Tìm hiểu hình chóp đều
* GV sử dụng mô hình để HS quan sát và lần lượt nêu câu hỏi:
- Hình chóp đều gồm có những kích thước nào?
- Để thể hiện hình chiếu của hình chóp, ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu?
* HS quan sát mô hình và trả lời câu hỏi gợi ý:
- Có 2 kích thước: a x h
- Dùng ít nhất 2 hình chiếu: Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng
IV/ Hình chóp đều
1. Khái niệm
Được giới hạn bởi mặt đáy là đa giác đều và các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau chung đỉnh.
2. Hình chiếu của hình chóp đều
Một thể hiện chiều cao và một thể hiện hình dạng đáy.
4/ Tổng kết bài học: GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi:
+ Khối đa diện là gì? Trên bản vẽ, cạnh của đa diện được thể hiện bằng đường gì?
- GV dùng mô hình để HS quan sát và giải đáp câu hỏi 1 và 2 SGK.
5/ Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học: Học thuộc bài và đọc phần ghi nhớ SGK. Làm bài tập trang 19 SGK. -
* Bài sắp học:
- Đọc trước bài 5 “ Bài tập thực hành: “Đọc bản vẽ các khối đa diện “
- Chuẩn bị: Giấy A4 , bút chì, tẩy, thước, compa.Làm mô hình: Lăng trụ, đa giác.
PHỤ LỤC IV
Bài 8: KHÁI NIỆM HÌNH CẮT
A. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Biết khái niệm về hình cắt. Trình bày được khái niệm và công dụng của hình cắt trong thiết kế
2/ Kỹ năng: Từ quan sát mô hình và hình vẽ, hình thành khái niệm hình cắt, biểu diễn hình cắt.
3/ Thái độ: Rèn luyện trí óc tưởng tượng và tư duy không gian.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
Tranh SGK các hình bài 8
- Mô hình ống lót cắt làm 2, tấm nhựa trong làm mặt phẳng cắt.
- Các mẫu vật: quả cam, ống lót.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra: Trả và nhận xét đánh giá kết quả thực hành.
3/ Bài mới:
Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài
Để hiểu được khái niệm và công dụng của hình cắt, chúng ta cùng nghiên cứu bài “Khái niệm về hình cắt”
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hình cắt
* GV cho HS quan sát hình 8.2 SGK và nêu:
- Thế nào là hình cắt?
- Hình cắt biểu diễn phần nào của vật thể?
- Em nào biết, hình chiếu và hình cắt khác nhau ở điểm nào?
* Quan sát hình 8.2 SGK.
- Thảo luận và trả lời: Là hình chiếu phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
- Hình cắt có kí hiệu đường gạch gạch
I/ Khái niệm về hình cắt
Là hình chiếu phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
Kí hiệu: Trên hình cắt có kí hiệu đường gạch gạch.
4/ Tổng kết bài học:
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- GV đánh giá kết quả và những điều cần lưu ý trong giờ học. GV nhận xét giờ học
5/ Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học: Học thuộc bài và đọc phần ghi nhớ SGK. Trả lời các câu hỏi ở cuối bài. Tập đọc những bản vẽ có hình cắt mà em sưu tầm được.
* Bài sắp học: Đọc trước bài 9 “ Bản vẽ chi tiết “
- Chuẩn bị vật thể: Bu lông, đai ốc, đinh vít.
Phú Hòa, ngày 15 tháng 03 năm 2014
Người viết
VÕ LÊ NGUYÊN
File đính kèm:
- SKKN2013-2014.doc