Đề tài Giúp học sinh lớp năm phân biệt từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa; từ đồng âm – từ nhiều nghĩa

Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục đòi hỏi những yêu cầu mới trong dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và Câu nói riêng.

doc17 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 14425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh lớp năm phân biệt từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa; từ đồng âm – từ nhiều nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bài tập để khắc sâu kiến thức. GV cần hướng dẫn cho HS phân biệt từng cặp khái niệm. a. Phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa: a1. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ từ đồng nghĩa được dùng để chỉ những từ có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng có chung với nhau ít nhất một nét nghĩa. Chẳng hạn, các từ lành, nguyên, nguyên vẹn là từ đồng nghĩa vì có chung một nét nghĩa “chỉ tình trạng còn nguyên”; các từ lành, hiền, hiền lành, hiền hậu, hiền từ,… là Từ đồng nghĩa vì có chung nét nghĩa “chỉ đặc trưng phẩm chất không làm hại tời ai”. Qua ví dụ này, có thể thấy một từ đa nghĩa như lành có thể thuộc vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau, tuỳ theo nghĩa cụ thể của nó. a2. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ từ trái nghĩa được dùng để chỉ những từ có nghĩa đối lập nhau. Xét theo một phạm trù nhất định. Chẳng hạn, các từ cao – thấp (đối lập về kích thước theo phương thẳng đứng); ngắn – dài (đối lập về kích thước theo phương nằm ngang); ít – nhiều (đối lập về lượng); là những từ trái nghĩa. Do tính đa nghĩa của từ một từ có thể thuộc vào nhiều nhóm trái nghĩa khác nhau. Chẳng hạn: xét từ lành, nếu nói về tính cách thì trái nghĩa với ác dữ, hung ác, tàn ác; còn về trạng thái của vật thì trái nghĩa với rách, sứt, mẻ, vỡ. Mặc khác những từ đơn trái nghĩa đôi khi kết hợp với nhau chúng sẽ tạo thành những từ ghép tổng hợp vì mặc dù trái nghĩa nhưng các từ đó đều có nghĩa nằm trong một phạm trù (một trường nghĩa nhất định) Ví dụ: rách lành, trai gái, ngược xuôi. - Ở đặc điểm này, trong từ đồng nghĩa cũng có những trường hợp tương tự. Ví dụ: xinh đẹp, trường lớp, nhớ thương,… Tóm lại: Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa có những đặc điểm hơi giống nhau. Đó là: - Một từ có rất nhiều từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nó. - Những từ đơn trái nghĩa hoặc đồng nghĩa có thể ghép lại tạo thành từ ghép tổng hợp. Do vậy để phân biệt từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa theo khái niệm nhằm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiều học. - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Giải pháp 3: Xử lý tình huống trong những trường hợp dễ nhầm lẫn Giáo viên cần nắm các kiểu cơ bản của từ trái nghĩa: a. Từ trái nghĩa lưỡng phân là những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau tạo thành hai cực mâu thuẫn nhau, phủ định cực này thì tất yếu phải chấp nhận cực kia. Ví dụ: Sống – chết (khi nói nó đã chết rồi, thì điều đó có nghĩa là “nó không còn sống nữa”) b. Từ trái nghĩa thang độ là những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau tạo thành hai cực có điểm trung gian phủ định cực này chưa hẳn đã tất yếu phải chấp nhận cực kia. Ví dụ: Già – trẻ; khoẻ - yếu; nóng – lạnh (Nói trời không nóng thì không hẳn là “trời lạnh”, vì giữa hai cực nóng – lạnh còn có mát - ấm). c. Từ trái nghĩa phương hướng là từ chỉ các hướng đối lập nhau trong không gian hoặc và thời gian. Ví dụ: Trong – ngoài Trên – dưới Trước – sau Trái – phải Nắm được các kiểu từ trái nghĩa, giáo viên dễ dàng xử lý các tình huống khi học sinh nhầm lẫn. Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa trong các câu thơ sau: Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Ra sông nhớ núi có ngày nhớ đêm Đáp án đúng: Ngọt bùi – đắng cay Ngày – đêm - Những trường hợp sai sót học sinh dễ mắc phải là: + Cặp từ trái nghĩa: sông – núi Ngọt – đắng Bùi – cay Với những trường hợp này, giáo viên cần khẳng định cho học sinh sông, núi là hai sự vật không thể trái nghĩa hoặc đồng nghĩa (nếu đồng nghĩa phải là: núi, đồi hoặc sông, suối,…) ngọt bùi, đắng cay là hai từ ghép tổng hợp, tách ra thành hai từ đơn trái nghĩa là sai. Giải pháp 4: Hướng dẫn cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa - Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều được hình thành từ quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ, dùng ít ký hiệu nhưng biểu đạt được nhiều. Tuy nhiên chúng là hai lớp từ khác nhau. Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng có nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau. Ví dụ: - Bò trong “kiến bò” chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn. - Bò trong “Trâu bò” chỉ động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa - Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên (gió bay, bọn bay, cái bay); do chuyển nghĩa quá xa mà thành (vì nể, vì lí do gì); do từ vay mượn trùng với từ sẵn có (đầm sen, bà đầm); do từ rút gọn trùng với từ sẵn có (hụt mất 2 li, cái li) Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa hình thành do cơ chế chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. Chẳng hạn, mũi trong “mũi dọc dừa” mang nghĩa gốc “chỉ bộ phận của cơ quan hô hấp, có dáng nhọn, nhô về phía trước mặt người, động vật”; mũi trong mũi dao, mũi thuyền, mũi tên đều là nghĩa tái sinh, được hình thành do phương thức ẩn dụ - Rút ra từ điểm tương đồng (giống nhau); vật có dáng nhọn, nhô về phía trước; còn mũi trong “mũi dãi” cũng là nghĩa phát sinh nhưng được hình thành theo phương thức hoán dụ - rút ra từ điểm tương cận (gần nhau) giữa hai đối tượng: chất nhầy tiết ra ở mũi. Cụ thể, giáo viên cần hướng dẫn những điểm khác nhau giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa như sau: Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa Là hai hoặc nhiều từ có cùng hình thức Ngữ âm. Ví dụ: (hòn) đá và đá (bóng) Là một từ có nhiều nghĩa. Ví dụ: (hòn) đá và nước (đá) - Các nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau, không có bất cứ mối liên hệ gì. Ví dụ: (hòn) đá chỉ chất rắn có sẵn trong tự nhiên, thường thành tảng hòn, rất cứng; còn đá (bóng) chỉ hành động dùng chân hất mạnh vào vật nhằm đưa ra xa hoặc làm tổn thương. - Không giải thích bằng cơ chế nhiều nghĩa - Các nghĩa có liên quan với nhau Ví dụ: (hòn) đá chỉ chất rắn có trong tự nhiên, thường thành tảng khối rất cứng (nước) đá chỉ nước đông cứng lại thành tảng, giống như đá. - Do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành. Giải pháp 5: Chú ý về các hình thức dạy học - Giáo viên cần chú ý về cách tổ chức giờ học Luyện từ và Câu nhằm đem lạị hiệu quả cao. Cụ thể, cần chú ý hơn về các hoạt động của học sinh. a. Hoạt động giao tiếp. Giáo viên rèn kỹ năng nói, giao tiếp có dùng những từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa trong giao tiếp hàng ngày với học sinh nhằm tạo ra một môi trường giáo dục tốt, thân thiện, phát huy năng lực viết văn cho học sinh. Ví dụ: Em nên nói Ông em đã qua đời Hoặc Ông em đã mất (mất dùng theo nghĩa chuyển) Thay vì Ông em đã chết (chết, mất, qua đời là hai từ đồng nghĩa không hoàn toàn; nói chết với thái độ bình thường, còn nói mất, qua đời với thái độ kính trọng) b. Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết (phân tích các ví dụ để đưa ra điểm giống, khác nhau giữa từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa nhằm hình thành kiến thức, cần có sổ tay Tiếng Việt cho riêng mỗi em để tích luỹ vốn từ ngữ có được qua các giờ học) Cả hai loại hoạt động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau: - Làm việc độc lập - Làm viện theo nhóm - Làm việc theo lớp 2. Khả năng áp dụng: 2.1 Thời gian áp dụng có hiệu quả: - Đề tài phân biệt Từ đồng nghĩa – Từ trái nghĩa – Từ đồng âm – Từ nhiều nghĩa đã được áp dụng qua hai năm, sau khi vận dụng, tôi thấy đa số học sinh đã nắm được chuẩn kiến thức biết phân biệt từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa – từ đồng âm – từ nhiều nghĩa. Các em đều có sổ tay Tiếng Việt. Khả năng viết văn của học sinh nâng cao rất nhiều vì các em đã nắm chắc nghĩa của từ, biết dùng từ để tạo ý đẹp, lời hay. 2.2 Có khả năng thay thế cho giải pháp hiện có: - Đề tài có khả năng thay thế cho cách học vẹt mà học sinh thường mắc phải, phương pháp thầy đọc, trò ghi trước đây. 2.3 Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành: - Các giải pháp mà tôi nêu trên có khả năng áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh theo nguyên tắc đồng âm, (đi từ dễ đến khó) đặc biệt cho các em học sinh giỏi tham gia các phong trào thi học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh (ở môn Tiếng Việt). 3. Lợi ích kinh tế, xã hội: 3.1 Thể hiện rõ lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục và công tác: Phát huy tính tích cực hoạt động chủ động trong giờ học của học sinh. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái. Không khí lớp học luôn sôi nổi. 3.2 Tính năng kĩ thuật chất lượng hiệu quả sử dụng: Cụ thể trong hai năm qua, chất lượng bài Luyện từ và Câu trong thi giữa học kỳ (ở bài đọc hiểu) nâng lên rõ rệt: Năm học Môn Tiếng việt Đọc hiểu Tiếng việt Chất lượng HSG Tỷ lệ 2012-2013 Học kỳ I Điểm 4 → 5 (28/30) Điểm Giỏi (28/30) Đạt 14/15 em 93,3% Học kỳ II Điểm 4 → 5 (30/30) Điểm Giỏi (20/30) 100% 2013-2014 Giữa kỳ Điểm 4 → 5 31/32) Điểm Giỏi (31/32) Đạt 15/17 em 96,8% Cuối kỳ I Điểm 4 → 5 (32/32) Điểm Giỏi (31/32) 100% 3.3 Tác động xã hội tích cực, cải thiện môi trường: Đặc biệt trong kĩ năng giao tiếp, học sinh biết dùng từ đúng, lời hay. Từ đó, các em đã tạo ra một mối quan hệ thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn, ông bà, cha mẹ, thầy cô,… C. KẾT LUẬN: 1. Những điều kiện kinh nghiệp áp dụng giải pháp: Với các giải pháp trên chỉ áp dụng với điều kiện phải có sự hợp tác nhuần nhuyễn giữa giáo viên và học sinh. Học sinh cần tăng cường đọc sách báo, trau dồi vốn từ. Giáo viên cần giới thiệu nhiều truyện đọc cho các em. Giữa giáo viên và học sinh cần có những giờ nói chuyện, trao đổi về văn, về từ ngữ để tạo hiệu quả tốt cho đề tài. 2. Những triển vọng trong việc phát triển giải pháp: Để phát triển đề tài có hiệu quả, tuỳ theo đặc điểm của lớp giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt nhằm đạt hiệu quả, triển vọng phát triển lâu dài cho học sinh về năng lực Tiếng Việt 3. Đề xuất, kiến nghị: Nhà trường cần hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, thư viện cần có nhiều truyện, sách, báo, tài liệu hay để việc giảng dạt đạt hiệu quả hơn./. Bồng Sơn, ngày 02 tháng 03 năm 2014 Người viết Huỳnh Thị Ngọc Trâm Ý kiến của Hội đồng xét duyệt cấp Trường Bồng Sơn, ngày 08 tháng 03 năm 2014 Hiệu trưởng Ý kiến của Hội đồng xét duyệt Ngành GD - ĐT Hoài Nhơn Bồng Sơn, ngày … tháng … năm 2014

File đính kèm:

  • docskkn.Trâm 13-14.doc