Trong chương trình Tiểu học, môn Toán có vị trí rất quan trọng bởi vì nó không những góp phần hình thành kiến thức kỹ năng toán mà còn giúp học sinh phát triển trí tuệ, rèn luyện năng lực tư duy lo-gic, và có hệ thống kiến thức cơ bản rất cần thiết để học các môn khác và tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh góp phần hoạt động hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất lớn,
19 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6772 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh lớp 5 thực hiện tốt các phép tính với số thập phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phảI bấy nhiêu chữ số.
+ Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên..
- Một số học sinh nhắc lại quy tắc.
- GV hệ thống lại kiến thức.
5. Rèn tính cẩn thận trong tính toán cho häc sinh:
Giáo viên trong khi dạy phải hết sức tỉ mỉ, hướng dẫn cho học sinh cách đặt tính, đặt dấu bằng. Ở số thập phân phần nguyên thẳng cột phần nguyên, phần thập phân thẳng cột phần thập phân, dấu phẩy thẳng cột dấu phẩy (cộng trừ số thập phân), đến quy trình tính phải cẩn thận thì mới tập được cho các em kĩ năng tính toán thành thạo, chính xác. Những chi tiết dù rất nhỏ nhưng nếu giáo viên chú ý sửa sai thường xuyên, uốn nắn kịp thời thì dần dần trở thành thói quen, tạo ý thức tốt cho các em tính toán. Khi tính toán phải thực hiện phép tính từ phải sang trái, dấu phẩy hạ thẳng cột, nhắc nhở nhiều lần sẽ giúp học sinh hình thành khả năng tính toán. Giáo viên có thể luyện cho học sinh bằng nhiều cách: lúc đầu giáo viên đặt tính cho học sinh tính, sau đó giáo viên cho phép tính rồi học sinh tự đặt tính và tính, cuối cùng cho các em nhiều phép tính đã đặt có kết quả nhưng trong đó có bài đúng, bài sai, yêu cầu học sinh điền đúng sai vào ô trống sau mỗi phép tính. Sau đó học sinh chỉ ra nguyên nhân sai và tìm cách sửa lại cho đúng.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận. Trong lúc học sinh làm bài giáo viên quan sát và nhắc nhở, giúp đỡ những em còn lúng túng, những em thường hay làm bài sai. Kiểm tra lại bài trước khi nộp cho giáo viên chấm điểm.
Tự chữa những bài đã làm sai thành bài đúng.
Tổ chức trò chơi thi đua làm toán nhanh, làm toán chính xác.
6. Uốn nắn những sai sót, lệch lạc khi làm toán cho häc sinh :
Sau một thời gian học sinh làm khá hơn, nhân nhẩm, trừ nhẩm tốt hơn thì động viên các em làm theo cách thông thường.
Song song với việc ra nhiều bài tập dạng trên tôi cũng ra những bài trắc nghiệm, cho các em xác định đúng, sai. Nếu sai thì phải giải thích, chỉ ra nguyên nhân sai và nêu cách sửa. khi các em đã làm được điều này nghĩa là các em không mắc sai lầm nữa. Để khắc sâu kiến thức tôi cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, cung cấp kiến thức, nếu liên quan đến kiến thức cũ hoặc công thức quy tắc tôi đều dừng lại 5 phút đến 10 phút để củng cố ôn tập. Khi dạy tôi cố gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp mình làm sao cho tất cả các em được yêu cầu cơ bản của bài học. Trong từng tiết học, tôi chịu khó chấm bài để kiểm tra trình độ học sinh, phát hiện những sai lầm của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa.
7. Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức học tập theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán.
Phương pháp dạy học toán là cách thức tổ chức các hoạt động học toán cho học sinh, đó là định hướng đổi mới phương pháp dạy học sâu sắc nhất ở tiểu học. Dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông là dạy học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, là dạy cách học cho học sinh. Giáo viên cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa để thiết kế các hoạt động dạy học nhằm tổ chức cho học sinh cùng tham gia, thực hiện nhiệm vụ học tập, giúp các em hình thành kiến thức qua chính các hoạt động đó. Giáo viên không áp đặt, thông báo kiến thức sẵn có mà tổ chức hướng dẫn, tìm tòi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên tổ chức sao cho mọi học sinh đều tham gia hoạt động học, sao cho học sinh thấy tự mình phát hiện, tìm ra kiến thức chứ không phải nhìn vào sách giáo khoa hay nghe giáo viên thông báo kết quả sẵn có trong sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn để học sinh sử dụng vốn hiểu biết của mình để hình thành kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, động viên học sinh tập suy nghĩ, tập diễn đạt, thực hiện hoạt động học tập theo cách riêng của mình.
Trong dạy học có rất nhiều phương pháp và hình thức dạy học song không có phương pháp hay hình thức dạy học nào là vạn năng , vì thế khi sử dụng giáo viên cần phải chú ý:
- Không quá lạm dụng bất cứ một phương pháp hay hình thức dạy học nào.
- Cần biết phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và hình thức dạy học trong quá trình giảng dạy.
- Phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình giảng dạy.
Sau đây là một cố hình thức dạy học hay sử dụng trong dạy học nói chung và trong dạy toán nói riêng:
* Học cá nhân ( ở trên lớp).
- Học sinh hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tự học với tài liệu, đồ dùng học toán để chiếm lĩnh tri thức mới, luyện tập thực hành theo khả năng của học sinh. Trong khi học cá nhân, từng học sinh có thể hỏi ý kiến, trao đổi với giáo viên. Giáo viên cũng có thể theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra một số học sinh...
* Học theo nhóm:
Tùy từng bài giáo viên có thể chia nhóm như sau:
- Nhóm hỗn hợp : Loại nhóm này thường hoạt động đều trong các tiết học để các em có thể giúp đỡ lẫn nhau.
- Nhóm theo trình độ: Thường áp dụng vào các tiết thực hành.
Ở nhóm này giáo viên có thể bồi dưỡng học sinh yếu, kém đồng thời cũng bồi dưỡng học sinh khá giỏi bằng cách cho các em làm thêm một số bài toán nâng cao.
- Nhóm theo sở trường: Dành cho những đối tượng đặc biệt. Những hoạt động của các nhân hơp tác hoạt động thành nhóm ở mỗi học sinh được trao đổi thảo luận với nhau, tự các em phát biểu ý kiến riêng của mình dưới sự giúp đỡ của bạn bè và sự hướng dẫn của giáo viên các em đi đến thống nhất trong nhóm.
* Học theo lớp: Tất cả các ý kiến của các nhóm sẽ được trao đổi thảo luận rộng rãi hơn để tìm ra những kết luận hợp lý. Tại đây người giáo viên sẽ được thể hiện rõ vai trò trọng tài khoa học giúp các em phân biệt đúng hay sai, hợp lý hay chưa hợp lý, nên làm theo cách này hay cách kia.
- Cuối tiết học giáo viên dành ít thời gian để tổ chức trò chơi học tập nhằm làm thư giản không khí học tập, giúp các em bớt căng thẳng sau một tiết học.
VÝ dô: 12,7 + 5,89 + 1,3( To¸n 5 trang 52)
+ Học cá nhân: Học sinh tự suy nghĩ tìm ra cách giải rồi thực hiện.
+ Học theo nhóm: Học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm thực hành tính theo nhóm để tìm ra cách giải nhanh nhất.
+ Học lớp: Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Cụ thể nhóm 1 làm như sau:
12,7 + 5,89 + 1,3
= 18,59 + 1,3 = 19,89
Nhóm 2, 3, 4: áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng.
12,7 + 5,89 + 1,3
= 12,7 + 1,3 + 5,89
= 14 + 5,89
= 19,89
Giáo viên gọi học sinh đại diện các nhóm lên nhận xét cách tính của nhóm bạn. Từ đó học sinh tìm ra cách tính nhanh nhất nhóm 2, 3, 4 đã làm.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
N¨m häc 2012-2013 ë líp t«i phô tr¸ch cã 24 häc sinh , t«i ®· vËn dông viÖc gióp häc sinh thùc hiÖn tèt c¸c phÐp tÝnh víi sè thËp ph©n trong c¸c tiÕt d¹y. §èi víi nh÷ng em yÕu, trung b×nh th× bµi lµm ngµy cµng tiÕn bé râ rÖt. §èi víi nh÷ng em kh¸ giái th× bµi lµm mét c¸ch nhanh nhÑn vµ thuÇn thôc. Học sinh say mê môn học, tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo và phát huy được tính tích cực của học sinh, nắm chắc kiến thức và biết vận dụng vào thực hµnh . Đặc biệt chất lượng của lớp được nâng lên rõ rệt. Víi c¸ch lµm nµy t«i còng ®· th¶o luËn trong chuyªn ®Ò ë tæ chuyªn m«n 4- 5, ®îc c¸c gi¸o viªn ®ång t×nh cao .
Qua quá trình thùc hiÖn thÓ nghiÖm ë lớp tôi thÊy thu được kết quả như sau:
( thời gian thùc nghiÖm sau 1 năm triển khai kinh nghiệm vào gi÷a häc k× I năm học 2012- 2013)
Thêi gian
KÕt qu¶
Giái
Kh¸
TB
YÕu
Cuèi HK I
7/24
8/24
9/24
0
C. Bµi häc kinh nghiÖm
Việc giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Toán (phần thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân) là cả một quá trình thực hiện lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Người giáo viên phải tìm ra những biện pháp thích hợp để có thể tác động đến từng đối tượng học sinh để các em phát huy năng lực của bản thân mình. Qua đó, các em sẽ tự hình thành cách học tập khoa học và một thái độ học tập đúng đắn. Từ những kinh nghiệm đúc kết nhiều năm sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có được một giờ dạy và học Toán trở nên nhẹ nhàng, hứng thú. Các em sẽ không còn tâm lí căng thẳng, gò bó khi giải một bài tập toán. Việc học Toán sẽ là niềm vui để động viên các em học tốt các môn học khác.
Để góp phần giúp học sinh học tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân giáo viên cần :
- Chuẩn bị kĩ bài dạy, xác định đúng trọng tâm bài.
- Trong từng tiết học cần khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp.
- Đặc biệt chú trọng đến đối tượng học sinh yếu.
- Đối với cộng, trừ số thập phân giáo viên cần nhấn mạnh cách đặt tính và vị trí đặt dấu phẩy (các số ở cùng hàng đặt thẳng cột với nhau ; dấu phẩy đặt thẳng cột với dấu phẩy).
- Phép nhân số tự nhiên với số thập phân hay số thập phân với số thập phân giáo viên cần khắc sâu cho học sinh biết cách đếm các chữ số của phần thập phân và cách đặt dấu phẩy ở tích chung.
- Riêng đối với phép chia số thập phân thì có nhiều dạng : Ở mỗi dạng bài giáo viên cần rèn cho học sinh thành thạo cách chia qua nhiều bài tính cụ thể.
- Đối với mỗi phép tính giáo viên cần xác định đối tượng học sinh yếu và tìm nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không theo kịp bài để có biện pháp giúp đỡ kịp thời để các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài sau.
- Phối hợp sự giúp đỡ từ gia đình, nhà trường.
- Động viên khen thưởng kịp thời để các em có sự ham thích học Toán.
D. KÕt luËn
Trên đây lμ một số biện pháp gióp häc sinh häc sinh thùc hiÖn tèt các phÐp tÝnh céng, trõ, nh©n, chia ®èi víi c¸c sè thËp ph©n trong chương trình Toán 5. Bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học môn Toán vμ đạt được những kết quả khả quan, thể hiện rõ ở từng tiết học vμ qua các bμi kiểm tra chất lượng ®Þnh k×, góp phần nâng cao chất lượng môn Toán ë líp t«i phô tr¸ch. T«i ®· kÕt hîp trao ®æi víi ban gi¸m hiÖu, tæ chuyªn m«n 4 - 5, bíc ®Çu ®· cã nh÷ng kÕt qu¶ ®¸ng kÓ vµ rót ®ù¬c bµi häc kinh nghiÖm nho nhá. T«i xin ®îc nªu ra ®©y mong c¸c ®ång nghiÖp gãp ý bæ sung ®Ó cã kÕt qu¶ d¹y häc ®¹t hiÖu qu¶ cao h¬n.
Xin chân thành cảm ơn !
Tháng 4 năm 2013
File đính kèm:
- SKKN Toan 5.doc