Trong chương trình Tiểu học, môn tiếng Việt có vai trò rất quan trọng, làm nền tảng cho học sinh rèn luyện, trau dồi và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ. Tiếng Việt là một trong số ít các ngôn ngữ hết sức phong phú và đa dạng và có sức biểu cảm, có tính thẩm mỹ cao. Từ ngữ tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh. Do đó, nếu biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp các em truyền đạt đến người đọc những nội dung thông tin một cách có hiệu quả nhất.
14 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều du khách trong và ngoài nước. Như vậy, qua hai cách viết trên, dù sử dụng từ có khác nhau nhưng ý nghĩa của câu vẫn giống nhau.
Thứ tư: Dùng từ sai do lặp từ, dẫn đến thừa từ và bài văn mang tính liệt kê.
Với những lỗi sai này là do vốn từ ngữ của học sinh còn nghèo, nên các em chưa biết sử dụng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để thay thế cho các từ đã viết. Vì vậy, nên khi làm bài học sinh còn dùng từ đơn điệu, thường một từ được dùng nhiều lần trong các câu, tạo cho câu văn trở nên lủng củng, thiếu mạch lạc, làm cho người đọc có cảm nhận là bài viết như có vai trò liệt kê các chi tiết của cảnh vật. Việc lặp từ thường có hai dạng, đó là: Lặp từ hoàn toàn và lặp từ đồng nghĩa.
Ví dụ:
a. Nghỉ hè, bố cho em đi tắm biển. Biển có nước trong xanh. Biển có bờ cát trắng.
b. Lâu lắm em mới được ra phố chơi, nhìn những ngôi nhà to lớn, đồ sộ, làm dậy lên trong em ước mơ làm một kỷ sư xây dựng.
Qua hai ví dụ trên, ta thấy ví dụ a, học sinh đã mắc lỗi lặp từ hoàn toàn với từ “biển” được lặp lại nhiều lần trong các câu liên tiếp, khiến người đọc có cảm nhận như người viết đang liệt kê những chi tiết mà mình đã quan sát được, chứ không phải mình đang kể. ở ví dụ b, lỗi sai của học sinh là lặp từ đồng nghĩa “to lớn, đồ sộ”. Với cách lặp từ sai như vậy câu văn thừa từ, vì thực tế nghĩa của hai từ này giống nhau, làm cho người đọc cảm thấy nhàm chán. Với những lỗi sai này, giáo viên cần cho học sinh nhớ lại các cách liên kết câu, đặc biệt là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ như với từ “biển”, ở câu a ta có thể thay bằng từ “nơi đây” có bờ cát trắng. Tương tự như vậy, ở câu b, cần cho học sinh hiểu nghĩa các từ đồng nghĩa để lược bỏ một từ hoặc thay thế từ khác, làm cho câu văn ngắn gọn và dễ hiểu hơn.
IV. Một số giải pháp khắc phục cách sử dụng từ ngữ sai:
Để giúp học sinh khắc phục được những lỗi sai phổ biến khi sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh, qua đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, tôi xin đưa ra một số cách sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh như sau:
a. Sử dụng từ láy:
Trong tiếng việt, từ láy có giá trị gợi tả rất lớn. Do đó, trong viết văn tả cảnh nên sử dụng từ láy vì nó giúp cho người viết thể hiện được hình ảnh miêu tả một cách sinh động, tinh tế.
Ví dụ:
b. Sử dụng tính từ tuyệt đối:
Đó là sử dụng các tính từ chỉ có tiếng thứ nhất của từ có nghĩa, còn tiếng thứ hai được tạo ra theo các hình tượng có tác dụng chỉ sắc thái khác nhau do tiếng Việt thứ nhất biểu thị như: Phẳng phiu, trong veo, xanh ngắt... Trong văn tả cảnh thì tính từ tuyệt đối là yếu tố rất quan trọng, giúp ta thể hiện được việc miêu tả sự vật, hiện tượng có hồn và sinh động. Bởi vì, tính từ tuyệt đối là từ có khả năng biểu thị sắc thái riêng biệt cho mỗi cảnh vật được tả.
Ví dụ:
Bầu trời mùa thu trong xanh soi bóng xuống mặt nước.
c. Sử dụng biện pháp so sánh:
Sử dụng biện pháp so sánh thể hiện được sự nhận thức chính xác, mới mẽ, tạo ra những hình ảnh đẹp, sinh động; thể hiện sâu sắc thái độ tình cảm của con người trước sự vật được miêu tả và trau chuốt thêm cho ngôn từ của người sử dụng. Trong văn tả cảnh, so sánh đã làm cho hình ảnh sống động, gợi cảm, tạo ra cách nói mới mẽ, làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú, uyển chuyển, bài văn có sức lôi cuốn người đọc.
Ví dụ:
ít lâu sau bà sinh được một người con gái da trắng như tuyết, tóc đen như gỗ mun, môi đỏ như máu.
d. Sử dụng biện pháp nhân hoá:
Trong văn tả cảnh, nhân hoá được sử dụng để miêu tả cảnh vật một cách sống động, có hồn, người viết thể hiện tình cảm của mình một cách kín đáo. Sử dụng biện pháp nhân hoá trong văn tả cảnh để tăng cường thêm sự mền mại, trữ tình cho bài văn, tạo cho người đọc như đang được chiêm ngưỡng một bức tranh động bằng lối diễn đạt độc đáo.
Ví dụ:
Cứ mùa hè tới, hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ, Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dãi lụa đào ửng hồng cả phố phường.
đ. Sử dụng biện pháp ẩn dụ:
Đây là một phương tiện tu từ có tác dụng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật, gợi lên những cảm giác lạ lùng, ngỡ ngàng cho người đọc, người nghe; tạo sức thu hút mạnh mẽ bằng những cảm giác về một sự vật nào đó giống như cảm giác trước sự vật định miêu tả.
Ví dụ:
Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm. Hình ảnh “nắng giòn tan quả thật rất lạ, người đọc sẽ cảm nhận được hình ảnh con sông như trong hơn, phẳng lặng hơn khi được đón nhận những ánh nắng ấm áp sau kỳ mưa dầm. ánh nắng đã làm cho cảnh vật ở đây như đang nhảy múa...”.
e. Sử dụng cách lựa chọn và thay thế từ:
Việc lựa chọn và thay thế từ tạo cho bài văn tránh sự dụng lặp lại từ, sai nghĩa..., giúp lối diễn đạt của người viết trôi chảy, giàu hình ảnh. Tuy nhiên, khi thay thế từ cần chú ý: Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp, nên việc lựa chọn từ ngữ miêu tả cần phải dựa trên những cớ sở về nội dung cần biểu đạt, thái độ tình cảm của người viết trước sự vật hiện tượng cần miêu tả. Đó là việc cần thể hiện chính xác nhất nội dung biểu đạt, thích hợp với việc biểu hiện thái độ tình cảm của người viết đối với nội dung định biểu hiện, phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản.
Ví dụ:
a. Dòng sông quê em ngày nào cũng nhộn nhịp những chuyến đò ngang.
b. ở quê em, trên dòng sông quen thuộc ấy, dù nắng hay mưa cũng luôn đầy ắp tiếng cười của bao người qua lại trên những chuyến đò ngang.
Qua 02 ví dụ trên, rõ ràng cùng miêu tả về cảnh nhộn nhịp của dòng sông với những chuyến đò ngang. Nhưng cách diễn đạt ở câu a không có sức thuyết phục người đọc, người nghe vì chưa biết lựa chọn từ diễn đạt. Còn ở ví dụ b cách diễn đạt sinh động hơn, lôi cuốn được người đọc hoà mình vào cảnh nhộn nhịp của dòng sông.
Như vậy, việc rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 là hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Khi các em nắm nghĩa của mỗi từ cần dùng thì các em sẽ cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn trong sử dụng từ ngữ. Có như vậy, các em mới hứng thú đối với thể loại văn tả cảnh và có những bài văn hay.
Qua quá trình đúc rút kinh nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp và 01 năm triển khai thực hiện, chất lượng viết văn tả của học sinh lớp 5A ngày một nâng cao rõ rệt. Học sinh đã hạn chế được các lỗi sại thường gặp như đã nói ở trên, các em đã biết cách sử dụng từ ngữ khá phù hợp, biết kết hợp các cách sử dụng từ trong bài viết của mình. Nhiều em đã chứng tỏ được khả năng của mình bằng những bài viết giàu hình ảnh, lời văn có tính nghệ thuật cao, số lượng bài viết yếu kém của học sinh được giảm hẳn. Kết quả khảo sát đợt II qua quá trình thực hiện như sau:
Điều tra về lỗi sai về dùng từ của học sinh
T/T
Lỗi sai
Kết quả
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
01
Dùng từ không đúng nghĩa
07
08
12
02
02
Dùng từ sai âm thanh, cấu tạo
06
10
12
01
03
Dùng từ sai kết hợp từ
08
10
11
01
04
Dùng từ sai do lặp từ
07
09
11
02
Lỗi sai về nội dung
T/T
Lỗi sai
Kết quả
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
01
Chưa nắm khái niệm về Văn tả cảnh
08
10
09
02
02
Chưa nắm được đặc điểm Văn tả cảnh
07
10
10
02
V. Những bài học kinh nghiệm:
Để nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5, theo tôi người giáo viên cần phải:
- Qua quá trình giảng dạy, cần nắm chắc yêu cầu về viết văn tả cảnh trong Chương trình lớp 5 và rút ra những lỗi sai phổ biến của học sinh.
- Nắm rõ đối tượng học sinh về nội dung sai, mức độ lỗi sai để có nội dung, biện pháp giúp đỡ, hướng dẫn thích hợp.
- Cần sửa sai kịp thời, đúng đối tượng và phải kiên trì.
- Cần thường xuyên nêu ví dụ về cách dùng từ hay và chỉ ra cái hay cho học sinh học tập.
- Cho học sinh tập đặt câu thường xuyên (Kể cả nói và viết) để học sinh rèn kĩ năng dùng từ và qua đó giáo viên có thể nhận ra được lỗi sai của học sinh để khắc phục.
- Người giáo viên phải có lượng kiến thức nhất định. Vì vậy phải tích luỹ thường xuyên để bổ sung vốn từ cho mình, tạo cơ sở vững chắc khi đánh giá học sinh trong việc dùng từ.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 5 không chỉ thực hiện trong khi dạy môn Tập làm văn, mà cần kết hợp khi dạy tất cả các phân môn khác, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu.
- Tạo cho học sinh được giao tiếp thông qua các hoạt động. Thông qua giao tiếp học sinh bổ sung được vốn từ của mình.
VI. Kết thúc vấn đề:
Để giảng dạy tốt phân môn Tập làm văn và đặc biệt là Văn tả cảnh và việc rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. Ngoài việc đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, có sự học hỏi và tích luỹ thường xuyên, có tay nghề vững vàng, thì người giáo viên còn phải yêu nghề, yêu học sinh, những mầm non tương lai của đất nước. Giáo viên phải có sự đầu tư, phải quan tâm đến đối tượng học sinh, phải có sự dúc rút kinh nghiệm, nhằm hỗ trợ cho mình và đồng nghiệp thực hiện tốt hơn quá trình giảng dạy. Tập làm văn nói chung và văn tả cảnh nói riêng là môn học giúp học sinh rèn kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Để học sinh xây dựng được một bài văn đảm bảo yêu cầu, hay, có tính nghệ thuật cao, thì các em phải biết sử dụng từ ngữ một cách hợp lý, vì vậy người giáo viên cần áp dụng các kinh nghiệm nêu trên một cách tích cực, thường xuyên và kiên trì, tin chắc rằng học sinh sẽ khắc phục dần được lỗi sai của mình và vận dụng được những kiến thức về cách dùng từ một cách chính xác vào bài viết của mình. Từ đó, các em có được những bài văn hoàn chỉnh hơn, sinh động, giàu hình ảnh và hấp dẫn hơn. Với một vài kinh nghiệm của mình, mong rằng ít nhiều sẽ giúp đồng ngiệp giảm bớt khó khăn trong dạy học sinh viết văn tả cảnh và mang lại kết quả cao hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đúc rút được qua nhiều năm giảng dạy lớp 5 về rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh cho học sinh. Rất mong nhận được ý kiến xây dựng của bạn đọc và đồng nghiệp, để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn thiện hơn, có tính khả thi cao hơn trong quá trình áp dụng thực hiện sau này, giúp học sinh có những bài văn tả cảnh sinh động và hấp dẫn.
Tôi chân thành cảm ơn !
Sơn trà, ngày 15 tháng 02năm 2014
Người viết
Trần Thị Hũa
File đính kèm:
- SKKN TLV lop 5.doc