Đề tài Giúp học sinh lớp 5 học tốt môn địa lí

Mục tiêu của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện. Tất cả các môn học trong các bậc học đều góp phần thực hiện mục tiêu đó. Môn Địa lí trong trường tiểu học cũng vậy. Đây là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hhiện tượng, các mối quân hệ địa lí đơn giản. về thiên nhiên đất nước, con người.Không chỉ thế, nó còn góp phần bồi dưỡng và phát triển thói quen ham học hỏiham tìm tòi để hiểu biết về thế giới cung quanh. Đặc biệt, Địa lí 5 còn cho các em hhiểu rõ về chính đất nước mình, khiến các em được mỏ rộng tầm nhìn về đất mẹ. Xa hơn nữa, những hiểu biết về đất nước Việt Nam sẽ được phát triển hơn bên cạnh những hiểu biết về mọi châu lục trên thế giới.

 

doc34 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giúp học sinh lớp 5 học tốt môn địa lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra bắt thăm câu nào trả lời câu đấy( Thường là các câu hỏi cuối bài) Câu trả lời đã được hướng dẫn thống nhất trước, em nào chưa rõ có thể hỏi lại. GV giao câu hỏi và đáp án cho cán sự bộ môn kiểm tra chấm điểm thì sẽ kiểm tra được nhiều em. GV chỉ giám sát và giải đáp thắc mắc về cách chấm điểm( Nếu có) Việc kiểm tra này chỉ diễn ra khoảng 5 phút( Tương đương vớiphần kiểm tra bài cũ của mỗi tiết học) 2. Kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm( Mỗi tháng một lần- theo nội dung của 4 bài trong tháng) Sau mỗi tháng, tôi có một bài kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm. Kiểm tra theo kiểu này đỡ mất thời gian mà lại tổng hợp được nhiều kiến thức. Điểm bài kiểm tra trắc nghiệm cộng với điểm bài kiểm tra vấn đáp chia đôi( làm tròn lên) sẽ lấy điểm tháng. VD: Bài kiểm tra tháng 1: ( Gồm nội dung các bài Châu á( 2tiết), Khu vực ĐN á và Một số nước châu á). Đánh dấu x vào câu trả lời đúng: Châu á nằm ở Bắc bán cầu Nam bán cầu Tây bán cầu Khí hậu khô mùa đông giá rét , mùa hạ nóng bức, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch nhau rất nhiều là: Khí hậu ôn đới Khí hậu hàn đới Khí hậu lục địa Châu á có: A.Khí hậu nhiệt đới B.Khí hậu lục địa C. Đủ các đới khí hậu và cả khí hậu lục địa 4. Nước có số dân đông nhất châu á là: A. Trung Quốc B. ấn độ C. In- đô- nê- xia 5. Đại bộ phận lãnh thổCam – pu- chia là: A. Núi và cao nguyên B. Đồng bằng và có dạng trũng lòng chảo C. Đảo và quần đảo. 6. ASEAN là tên gọi tắt của : A. Tổ chức hợp tác kinh tế ĐN á B. Đại hội thể dục thể thao ĐN á C. Hội người nghèo ĐN á 7. Đoạn sông Mê kông chảy trên lãnh thổ VN có tên là: A. Sông Đồng Nai B. Sông Cửu Long C. Sông Hồng 8. Châu á được chia thành: A. Hai khu vực Bắc á và Nam á B. Ba khu vực Bắc á, Trung á và Nam á C. Năm khu vực Bắc á, Đông á, Tây á, Trung á, Nam á và Đông Nam á 9. Châu á có: A. 2/3 số dân sống ở nông thôn B. 1/3 số dân sống ở nông thôn C.2/3 số dân sống ở thành thị 10. Dân cư châu á phần lớn thuộc: A. CHủng tộc da trắng B. Chủng tộc da đen C. Chủng tộc da vàng Với mỗi dấu x đúng, học sinh sẽ được 1 điểm. Vậy là nếu làm đúng cả 10 câu hỏi sẽ được 10 điểm. Và để trả lời được 10 câu hỏi này, học sinh chỉ cần đọc và ghi dấu x vào ô trống. Thời gian kiểm tra rất nhanh, kiến thức kiểm tra lại được nhiều. Song GV cần lưu ý: Khi làm bài kiểm tra tuyệt đối không được nhìn nhau. Đáp án của bài kiểm tra trên là: 1-B, 2-C, 3- C, 4-A, 5- B, 6- A, 7_ B, 8- C, 9- A, 10-C 3. Kiểm tra viết định kì: Như vậy hình thức kiểm tra này chỉ gồm có hai bài. Một bài cuối kì I và một bài cuối kì II. Điểm bài thi này được nhân đôi ( theo quy chế hiện hành) Hình thức kiểm tra này sẽ bổ sung kĩ năng trình bày, diễn đạt( Điều mà hình thức kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm không có được) Để có kết quả tốt trong bài kiểm tra cuối kì, học sinh phải nghiên cứu kĩ các câu hỏi ôn tập, lập đề cương trong nhóm, giúp nhau giải đáp thắc mắc. Sau khi đề cương hoàn thành sẽ phải ghi nhớ kiến thức theo hệ thống. Tuy nhiên nếu các bài trắc nghiệm của tháng các em đã hoàn thành tốt, cộng với nội dung từng bài được trau dồi thường xuyên thì bài kiểm tra cuối kì các em vượt qua không mấy khó khăn. Trình bày thực nghiệm: Tên bài dạy: Châu Âu ( Tiết 22, tuần học 22) I/ Mục đích yêu cầu: _ Về kiến thức: Sau bài học. Học sinh nắm được các đặc điểm về vị trí tự nhiên, dân cư, kinh tế châu Âu qua lược đồ, bẩn đồ và trình bày lại các đặc điểm trên một cách có thứ tự. Biết xác lập mối quan hệ giữa vị trí lãnh thổ với khí hậu; giữa thiên nhiên, dân cư với kinh tế. -Về kĩ năng: Chỉ được vị trí, giới hạn các đồng bằng, dãy núi, sông lớn của châu Âu trên bản đò. Về giáo dục tư tưởng, thái độ: So sánh mức sống của người dân châu Âu với châu á, cố gắng học tập để xây dựng đất nước. II.Chuẩn bị:- Bản đồ tự nhiên châu Âu -Bản đồ thế giới -Tranh ảnh về chủng tộc da trắng -Tranh ảnh về thiên nhiên, kinh tế châu Âu. Phiếu học tập: Bài Châu ÂU: Phần I: Đặc điểm tự nhiên: Hoàn thành bài tập sau: Châu Âu códiện tích là đồng bằng, ..diện tích là vùng núi và cao nguyên. Địa hình tương đối .. Châu Âu có khí hậu Có khí hậu đó vì: +. +.. Phần II. Đặc điểm dân cư, kinh tế: Hoàn thành bài tập sau: A, Châu Âu có nền kinh tế. Đa số người dân châu Âu có mức sống B, Điền tếp vào sơ đồ sau để giải thích nguyên nhân châu Âu có nền kinh tế phát triển và mức sống cao 1, Có nền kinh tế phát triển 2, .. Mức 3, Nền kinh tế sống phát triển cao 4, III.Phương pháp: Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận nhóm IV.Lên lớp: A.Kiểm tra bài cũ: -Chia 4 nhóm( như các tiết trước), cán sự bộ môn của từng nhóm kiểm tra mỗi nhóm 3 hoặc 2 em -Câu hỏi kiểm tra bai cũ để học sinh bắt thăm: (Đã cho từ tiết trướ của tuần học thứ 21) 1.Hãy xác định vị trí của Nhật Bản ấn Độ trên lược đồ.(Hình24- SGK trang 54) 2.Nêu những đặc điểm chính về tự nhiên của Nhật Bản, ấn Độ. 3.Nêu những dặc điểm chính về dân cư, kinh tế của Nhật Bản, ấn Độ. B. Bài mới: 1, Giới thiệu bài: -Các em có biết giải bóng đá thế giới 2006 sắp tới sẽ diễn ra ở đâu không? -Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 sắp diễn ra ở Đức. Đó là một quốc gia nằm trên châu lục mà hôm nay chúng ta tìm hiểu: Châu Âu. 2, Tìm hiểu bài:] Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài hôm nay có mấy phần? *Vị trí đặc điểm tự nhiên Yêu cầu: Xem bảng hệ thống diện tích dân số các châulục( trang 43) và nhận xét về diện tích châu Âu? Yêu cầu: Quan sát lược đồ hình 25 để trình bày vị trí châu Âu Phát phiếu học tập, thảo luận nhóm 4 GV kết luận: Châu Âu là một châu lục nhỏ, địa hình bằng phẳng, thời tiết ôn hoà *đặc điểm dân cư, kinh tế: Nêu mật độ dân số châu Âu: Diện tích châu Âu nhỏ nên tuy dân số ít nhưng mật độ dân số cao. Dân châu Âu thuộc chủng tộc nào là chủ yếu? Yêu cầu hoàn thành phiếu phần 2 GV kết luận: đa số dân châu Âu thộc chủng tộc da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển Rút ra bài học Mở SGK trang 55 Hai phần: Vị trí, đặc điểm tự nhiên đặc điểm dân cư, kinh tế Nhỏ hơn châu á, châu Mĩ khoảng 4 lần, nhỏ hơn châu Phi khoảng 3 lần Rút ra kếtluận: Châu ÂU là một châu lục nhỏ. Thảo luận trình bày trong nhóm Một số em lkên bảng trình bày trên bản đồ treo tường Thảo luận nhóm 4 Trình bày kết quả Chỉ bản đồ treo tường vị trí các dãy núi , đồng bằng lớn của châu Âu 72 người/ km2 ( Mật độ tương đối cao) Chủng tộc da trắng Quan sát tranh ảnh về người châu Âu mô tả đặc điểm của họ( cao to, da trắng mắt xanh) Thảo luận nhóm , hoàn thành phiếu bài tập Nêu nội dung chính của mỗi phần đọc bài học C, Củng cố, tổng kết: Chơi “Hướng dẫn viên du lịch”: Một em xung phong làm hướng dẫn viên chỉ bản đồ treo tường và trình bày nội dung vừa học về vị trí, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế châu Âu. Liên hệ: Sắp tới, nhân giải vôđịch bóng đá thế giới, các nước châu Âu nhất là nước Đức sẽ được giới thiệu rất nhiều trên truyền hình. Các em chú ý đón xem để có thêm hiểu biết về châu Âu V/ Khảo sát đối chứng Sau gần một năm học áp dụng những biện pháp dạy học nói trên, tôi thấy học sinh của mỉnh dần dần tiến bộ . Kĩ năng chỉ bản đồ và tmf hiểu kiến thức từ bản đồ tăng lên rõ rệt. Khi bắt đầu tìm hiểu một quốc gia hay một châu lục mới, các em đã biết lấy những quốc gia hay châu lục đã học trước đó để làm mốc xác định vị trí của châu lục mới .Và hình thành cho các em thói quen luôn xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của chúng giáp với quốc gia hay khu vực nào Không chỉ thế, các em đã bước đầu xác lập được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí với nhau VD: Khi học bài 26 Châu Mĩ, học sinh của tôi đã thể hiện được những kĩ năng sau: 1, Sử dụng bản đồ Các em khi lên bảng để chỉ bản đồ đều đứng đúng tư thế Nhận được yêu câu: Giới thiệu vị trí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ, các em có thể trình bày gãy gọn +Trước hết, các em dùng quả địa cầu để giới thiệu: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở Tây bán cầu +Sau đó giới thiệu trên bản đồ: Châu Mĩ gồm Bắc Mĩ, Nam Mĩ và dải đất hẹp Trung mĩ. Phía Bắc của châu Mĩ giáp với Bắc Băng Dương, phía Tây giáp với Thái Bình Dương, phía đông giáp Đại Tây Dương. Châu Mĩ có diện tích 42 triệu km2, là châu lục lớn thứ hai, sau châu á. 2, Xác lập được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu Học sinh hiểu vì sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: 80% số em đã hiểu vì châu mĩ có cụ trí nằm trải dài từ Bbắc xuống Nam bán cầu Và các em cũng giải thích được mối liên hệ giữa khí hậu với thực vật: Bắc Mí có khí hậu ôn đới là chính nên rừng thông, sồi, dẻ phát triển mạnh. Còn Nam Mĩ có khí hậu nhiệt đới là chính nên rừng rậm nhiệt đới phát triển. Như vậy, sau quá trình thực hiện đề tài này, tôi thấy học sinh của mình đã có những tiến bộ nhấ định. Và điều tôi thấy vui mừng là các em luôn chuẩn bị cho mình tâm thế tự tin, phấn khởi để bắt đầu tiết học địa lí. Điều đó cho thấy các em đã tìm thấy sự thích thú bổ ích trong môn học này. C. Kết luận: *Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi thấy rằng, để dạy tốt môn địa lí, người giáo viên cần chú ý: - Luôn chú ý lấy học sinh làm trung tâm -Gắn bài học với thực tế sao cho thật đơn giản, dễ hiểu, thật gần gũi với học sinh, đơn giản hoá mọi vấn đề -Cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh -Thường xuyên cập nhật thông tin bằng mọi hình thức. GV nên có sổ tay ghi chép những thông tin liên quan đến bài học. - Một điền rất quan trọng là trong mọi tiết học cần phải chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo. Các đồ dùng trực quan phải mẫu mực -Nên khuyến khích học sinh trang bị cho mình mỗi em một quả địa cầu và một bản đồ thế giới Tóm lại, cần tạo cho học sinh một tâm thế như những nhà thám hiểm chuẩn bị đi tìm hiểu những vùng đất mới trước mỗi giờ Địa lí Cuố cùng, tôi xin có một số ý kiến nhỏ: +Mong cấp trên tiếp tục phát huy việc tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí đê chúng tôi có điều kiện học hỏi lẫn nhau. +Trang bị thêm tài liệu về phương pháp dạy- học địa lí ở tiểu học. +Nên chăng bổ sung bản đồ Địa lí VN vào trang đầu SGK để học sinh tham khảo? Sơn Tây, ngày 24 tháng4 năm 2006 Người viết Trần Thu Hà

File đính kèm:

  • docSKKN hay Day dia li cho hoc sinh lop 5.doc