Thực trạng hiện nay HS ít đọc do nhiều nguyên nhân: HS chưa có hứng thú khi đọc, khả năng đọc hiểu chưa tốt nên dẫn đến HS không thích đọc, đọc chưa trôi chảy, nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến thói quen đọc là sự phát triển ồ ạc của công nghệ thông tin, vô tuyến truyền hình, nó đã chiếm hầu hết thời gian nhàn rỗi của học sinh, các em tập trung vào các trò chơi trên máy vi tính, nên nhu cầu kể chuyện cho người khác nghe, nhu cầu nghe kể chuyện ít được chú ý đến.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh học tốt phân môn kể chuyện lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN
KỂ CHUYỆN LỚP 2
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thực trạng hiện nay HS ít đọc do nhiều nguyên nhân: HS chưa có hứng thú khi đọc, khả năng đọc hiểu chưa tốt nên dẫn đến HS không thích đọc, đọc chưa trôi chảy,… nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến thói quen đọc là sự phát triển ồ ạc của công nghệ thông tin, vô tuyến truyền hình,… nó đã chiếm hầu hết thời gian nhàn rỗi của học sinh, các em tập trung vào các trò chơi trên máy vi tính, nên nhu cầu kể chuyện cho người khác nghe, nhu cầu nghe kể chuyện ít được chú ý đến.
Trong những câu chuyện văn chương, những câu chuyện cổ tích nó có nhiều điều hay, nhiều cách sống cao đẹp, nhiều bài học được rút ra từ câu chuyện có tính giáo dục cao. Nếu siêng đọc truyện, nghe kể chuyện sẽ góp phần rèn luyện tốt các kĩ năng nghe - nói - đọc cũng như bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn các em, góp phần to lớn vào sự hình thành nhân cách.
Nếu như các em không có thói quen ham đọc, ham hiểu biết các em sẽ không được phát huy hết khả năng của mình. Mà phân môn kể chuyện góp phần không nhỏ trong việc kích thích nhu cầu đọc, rèn kĩ năng sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài: “Giúp học sinh học tốt phân môn kể chuyện lớp 2”.
II- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Thời gian tiến hành: 18/8/2008 -> 15/8/2008
1- Mục đích:
Nhằm hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, tạo điều kiện cho học sinh sử dụng thành thạo tiếng việt trong giao tiếp, đồng thời nhờ có kiến thức tiếng việt giúp học sinh học tốt các môn học khác, hiểu biết về tự nhiên xã hội, con người,… góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Chú ý giúp học sinh sao cho học sinh đọc tốt - hiểu bài tập đọc vừa học và có khả năng kể lại được truyện đó (ít nhất 1 đoạn). Việc giúp học sinh đọc tốt được bài tập đọc cũng rất quan trọng vì các em có đọc hiểu thì khi có yêu cầu kể chuyện các em mới kể được (có thể dựa vào tranh hoặc gợi ý) cũng như chú ý rèn cho học sinh kĩ năng nghe, biết lắng nghe người khác kể để phát hiện hay của người vừa kể, cái chưa đạt cần rút kinh nghiệm cho bản thân.
Việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, thái độ,… và giọng kể cũng rất quan trọng trong giờ kể chuyện nó giúp học sinh thể hiện sinh động khi kể, hứng thú hơn khi được nghe.
Học sinh mà học tốt phân môn kể chuyện sẽ giúp cho học sinh phát triển tốt kĩ năng nghe và nói.
2- Nội dung:
Tài liệu chủ yếu là các bài tập đọc trong SGK Tiếng việt lớp 2 (tập 1, tập 2), các truyện trong sách tham khảo, các câu chuyện cổ tích,…
3- Hình thức:
- Kể cá nhân, kể trong nhóm đôi, ba, bốn, năm.
- Kể theo phân vai.
4- Cách tiến hành:
- HS kể trước lớp - kể trong nhóm trong giờ học trên lớp, kể cho nhau nghe trong giờ tự học, giờ chơi.
- Kể trong các tiết ngoại khóa, các giờ rèn dưới hình thức thi kể.
III- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1- Đối với giáo viên:
- Hướng dẫn học sinh biết cách kể và biết nghe người khác kể.
- Cụ thể:
* Cách kể:
Nắm vững nội dung câu chuyện, thuộc lời.
GV phải là người khi cần kể mẫu thể hiện được rõ nội dung, giọng kể truyền cảm, kèm cử chỉ, điệu bộ.
- Tạo cho HS có hứng thú trong giờ kể chuyện.
- Khuyến khích HS có thói quen đọc truyện để nhớ nội dung, tình tiết, lời nhân vật trong truyện,…
- Luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh để khi nhìn tranh nhớ lại được, hiểu được nội dung chính của tranh mà kể lại được đoạn, bài theo tranh.
- Rèn cho HS kĩ năng biết dựa vào tóm tắt, kể được đoạn, bài.
- Rèn cho HS kĩ năng nắm bắt nội dung truyện để thể hiện rõ câu chuyện khi kể.
- GV phải có các biện pháp kỹ thuật để kích thích và hướng dẫn HS kể một cách sáng tạo:
. Kể theo tranh có lời gợi ý.
. Kể theo tranh không có lời gợi ý.
. Kể theo hệ thống câu hỏi
. Kể theo tóm tắt ý.
. Kể theo sắm vai.
. Đưa ra một số tình huống có trong truyện, đặt HS vào tình huống ấy rồi yêu cầu HS nói lại hay kể lại hoặc bày tỏ thái độ, ý kiến nhận xét.
. Cho HS kể theo một vai nào đó trong truyện.
. Cho HS nhận xét hay nêu rõ thái độ, cảm nghĩ, suy luận về truyện bằng cách đưa ra những câu hỏi mở.
. Tập cho HS nhận xét, nêu thái độ hay cho lời giải thích về một số tình tiết - sự kiện trong truyện.
. Cho HS đưa ra một kết thúc khác với kết thúc truyện đã có và nêu lý do.
- GV luôn có những lời gợi ý giúp đỡ khi HS lúng túng và những lời động viên, khen ngợi kịp thời để kích thích hứng thú cho HS.
- Tùy khả năng học của HS mà GV yêu cầu kể đoạn, bài,…
* Cách nghe người khác kể:
- GV rèn cho HS có ý thức tập trung lắng nghe khi người khác kể để nắm bắt được nội dung mà người kể cần thể hiện.
- GV luôn đưa ra những tiêu chí để HS dựa vào đó mà nêu được lời nhận xét phù hợp.
2- Đối với phụ huynh:
GV kết hợp với phụ huynh.
GV nêu rõ kế hoạch thực hiện để phụ huynh hỗ trợ thực hiện:
. Phụ huynh nhắc HS tập kể ở nhà.
. Theo dõi việc tập kể của HS: nghe các em kể lại truyện sau khi được học trên lớp, khen ngợi nếu HS kể tốt, giúp đỡ nếu HS lúng túng, kể lại cho các em nghe nếu các em cần giúp đỡ, động viên nếu HS chưa thực hiện được.
. Có thể thường xuyên kể chuyện cho HS nghe.
. Phụ huynh báo tình hình HS luyện tập ở nhà cho GV qua sổ liên lạc hàng tháng GV gởi về gia đình (những tiến bộ vượt bậc, những dấu hiệu sa sút).
. Có điều kiện mượn, mua cho các em các quyển truyện để các em có thêm tư liệu tự học.
3- Đối với học sinh:
- HS nghe GV phổ biến kế hoạch và nhớ rõ nhiệm vụ cần thực hiện, rõ ích lợi của kể chuyện, từ đó HS hứng thú hơn khi học vừa giúp HS học tốt phân môn kể chuyện trong giờ học mà còn tạo cho HS có thói quen đọc, thói quen lắng nghe, góp phần rèn tốt kĩ năng nói, nghe, đọc.
- Hàng tuần HS học kể chuyện trong giờ kể chuyện, HS còn được thi kể chuyện trong tuần 4 của mỗi tháng vào ngày thứ sáu (thời gian 20’)- Kể trong những giờ sinh hoạt ngoại khóa.
- HS tự tập kể chuyện ở nhà, tự đọc truyện, xem đài,… để tăng sự hiểu biết có thể kể cho nhau nghe trong những giờ tự học - những giờ chơi cùng nhau.
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
100% HS lớp đều tham gia hoạt động trong giờ kể chuyện, kể được theo yêu cầu, trong đó có nhiều HS kể tốt, nhiệt tình, khi kể biết kết hợp cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,…
100% HS thích học phân môn kể chuyện.
V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để HS học tốt phân môn kể chuyện cần phải có thời gian để khơi gợi hứng thú học tập trong các em cũng như GV và phụ huynh luôn có những lời động viên, khen ngợi,… kịp thời phải luôn theo sát tình hình học tập của các em để nắm bắt tình hình, giúp đỡ kịp thời, có như thế thì các em mới học tốt được phân môn kể chuyện.
File đính kèm:
- SKKN LOP2 KECHUYEN.doc