Đề tài Giúp các em học tốt phân môn chính tả

Chúng ta ai cũng biết ở bậc Tiểu học, học sinh cần được học chính tả một cách khoa học, cẩn thận. Chính tả là một phân môn Tiếng Việt, mà công cụ tiếng Việt được sử dụng thường xuyên suốt những năm tháng học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cuộc đời. Vì vậy dạy học tiếng Việt nói chung và dạy chính tả nói riêng là vấn đề được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt trong trường học. Nhưng thực tế, tỉ lệ học sinh viết sai chính tả nhiều dẫn đến chất lượng chính tả còn thấp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp các em học tốt phân môn chính tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do các em không hiểu nội dung ngữ nghĩa của tiếng, từ và chưa hiểu biết đầy đủ về qui tắc chính tả. Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc lỗi chính tả của học sinh nên tôi không ngần ngại và tìm ra một số biện pháp để áp dụng trong tiết học Chính tả của lớp, mà cụ thể là giúp các em học sinh yếu chính tả học tốt hơn phân môn này. III.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Để đảm bảo thời lượng giảng dạy cũng như chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh theo chương trình đổi mới nên trong các tiết dạy chính tả, tôi thực hiện đúng trình tự của từng loại bài. Nhìn - viết, nghe – viết, nhớ – viết và phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy như : đàm thoại, trực quan, giao tiếp. Tổ chức cho học sinh tiếp xúc nhiều các tiếng, từ liên quan đến chính tả bằng nhiều hình thức : hoạt động lớp, cá nhân, nhóm… tạo điều kiện cho mỗi học sinh đều được hoạt động. Giải pháp thứ nhất : Việc trước tiên tôi phải rèn đọc cho các em qua phân môn Tập đọc. Các em có đọc đúng thì các em mới viết đúng. Cách rèn đọc kèm cho các em tập đọc 15 phút truy bài đầu giờ, giao cho những em khá giỏi kèm đọc và tôi theo dõi kiểm tra. Trong giờ Tập đọc những em này được ưu tiên đọc nhiều hơn, hầu như tiết Tập đọc nào các em cũng được đọc. Tôi thường liên hệ với phụ huynh nhắc nhở phụ huynh về nhà rèn đọc ở nhà cho con mình nhiều hơn. Ngoài việc rèn đọc cho các em, tôi còn giao bài về nhà cho các em tập chép thật nhiều lần và khi đến lớp phải kiểm tra các em có chép hay không? Trong giờ tập chép hay giờ viết chính tả, tôi luôn luôn theo dõi, nhắc nhở như đứng cạnh bên em đọc chậm và đọc đi, đọc lại nhiều lần để các em viết được, thậm chí có những từ khó viết, tôi phải đánh vần cho các em viết. Qua mỗi bài viết chính tả chấm bài nếu các em được điểm cao, tôi tuyên dương ngay trước lớp. 2.Giải pháp thứ hai : Do một số em nói và phát âm theo tiếng địa phương thường là các em nói sao viết vậy, các em hay lẫn lộn giữa các âm, các vần. Bởi chữ cái trong sách là chữ in nên học sinh hay nhầm lẫn con chữ in thường với con chữ in hoa, do vậy học sinh viết hoa tuỳ tiện rất nhiều. Vì trong sách có một số con chữ in hoa chỉ khác con chữ in thường về độ cao, rộng, còn mẫu chữ thì giống nhau nên một số học sinh khó phân biệt (Ví dụ : S - s, X - x).Vì vậy khi dạy các bài chính tả tập chép tôi lồng ghép đưa mẫu chữ in và chữ viết thường đính lên bảng lớp cho học sinh quan sát và hướng dẫn cách viết (Những mẫu chữ đã được chuẩn bị trước vào các tấm bìa). Hoạt động này hỗ trợ học sinh nhớ cách thức viết chữ thường, có thói quen viết đúng mẫu chữ, không viết hoa tuỳ tiện. 3.Giải pháp thứ ba : Khi dạy các bài Chính tả nghe đọc, ngoài việc hướng dẫn học sinh phân tích tiếng, từ, thỉnh thoảng tôi cho học sinh đặt câu có chứa tiếng, từ cần phân tích để học sinh hiểu được nghĩa, tiếng từ và từ đó học sinh sẽ nhận diện được mặt chữ, sẽ nhớ và viết đúng chính tả hơn. Hoặc tôi cho học sinh thảo luận nhóm, tập giải nghĩa các tiếng, từ cần phân tích để học sinh cùng tìm hiểu chung với nhau, cùng nhau khắc phục lỗi chính tả . 4.Giải pháp thứ tư: Ở mỗi bài chính tả trong quá trình hướng dẫn viết đúng hoặc hướng dẫn làm bài tập, nếu cảm thấy thích hợp thì tôi lồng ghép cung cấp một số qui tắc, mẹo luật chính tả phù hợp với nội dung, đồng thời vừa với sức học của học sinh lớp 3 nhằm giúp các em bước đầu làm quen để viết đúng chính tả . Để tiện trình bày các qui tắc hoặc mẹo luật chính tả, tôi chọn một số bài tập phân biệt có thể lồng ghép được để cung cấp cho học sinh . Phân biệt dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng : a.1. Tôi hướng dẫn học sinh phát hiện ra trong một từ láy 2 tiếng luôn có sự tương ứng về thanh điệu, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm : huyền, ngã, nặng hoặc không, hỏi, sắc. Để tiện áp dụng mẹo này, tôi cho học sinh ghi nhớ như vậy khi gặp một tiếng không biết viết loà dấu gì thì tìm từ láy viết tiếng đó. Ví dụ : nhã nhặn, nhẫn nại, hãi hùng, nũng nịu, rộng rãi, vội vã … còn nếu tiếng kia có dấu không (không dấu, dấu ngang) hoặc dấu sắc thì tiếng cần viết là dấu hỏi. Ví dụ : Thơ thẩn, bất cẩn, vớ vẩn, bảnh bao, nhỏ nhen, lanh lảnh… ngoài ra còn một số từ ngoại lệ như : cẩn thận, vẻn vẹn, ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ, bền bỉ, kỹ năng, kỹ xảo, bãi bỏ … a.2. Khi gặp một từ Hán-Việt ta còn phân vân không biết viết là dấu hỏi hay là dấu ngã, ta viết dấu ngã nếu chữ đó có phụ âm đầu là m, n, nh, v, đ, ng, (ngh) Ví dụ : - Với m (mình) : miễn dịch, mẫn cảm, mãnh liệt, mã lực, mỹ lệ… - Với n (nên) : nõn nà, truy nã, nữ nhi, trí não, nũng nịu… - Với nh (nhớ) : nhã nhặn, truyền nhiễm, nhẫn nại, tham nhũng… - Với v (viết) : vĩ đại, vĩnh viễn, vũ lực, vãng lai, viễn thị… - Với l (là) : lẫm liệt, thành luỹ, thung lũng, lễ độ, lữ khách… - Với d (dấu) : dang dở, dũng mãnh, dũng cảm, diễn viên, dinh dưỡng … - Với ng, ngh (ngã) : nghĩa hiệp, ngưỡng mộ, ngũ sắc, định nghĩa, ngôn ngữ, ngữ điệu. a.3. Đối với từ đơn học sinh có thể ghi nhớ các từ viết với dấu hỏi, dấu ngã được xuất hiện với tần suất cao. * Dấu hỏi : Bảo, buổi, cả, của, cảm, chẳng, chả, chủ, đủ, đó, ở, ngủ, nhỏ, hiểu, phải, phủ, quả, tưởng, thể. * Dấu ngã : Cũng, đã, chỗ, giữa, giữ, lẽ, mãi, mỗi,nỗi, nữa,những, vẫn, sẽ b. Phân biệt âm r, d, gi : b.1. Để học sinh viết đúng các tiếng có phụ âm đầu bằng r, tôi cung cấp dần cho các em một số tiếng, từ được xuất hiện với tần suất cao phù hợp với học sinh như : * Tên các con vật : rắn, rết, rận, rồng, rùa… * Tên đồ vật : rỗ, rá, ra di ô, rìu, rương… * Một số từ láy thông dụng như : rung rinh, rực rỡ, rậm rạp, rắn rỏi, ra rả, rì rào, rủ rỉ, róc rácg, rầm rì, rúc rích, râm ran, rục rịch, rũ rượi, rổn rảng, rủi ro, rảnh rang, rủ rê, rầm rộ, ram ráp, rôm rả, rạo rực, rập rờn, ròng rã, rảnh rỗi, ríu rít… * Một số từ đơn thường xuyên xuất hiện như : rễ, ru, rủ, rõ, rất, rát, run, rượu, răng, rằm, rừng, rước, rụng, rẫy… b.2 : Để phân biết d và gi ta cần nhớ nghĩa và cách viết tương ứng : Ví dụ : Giai / trai ; giả / trả ; giao / trao ; giàng / tranh ; giun / ; dòm / nhòm; dận / nhận; dàu / nhàu . Đa số các trường hợp khác muốn xác định viết đúng chính tả thì phải dựa vào sự đối lập về nghĩa : Ví dụ : “gia” tăng thêm ( tăng gia, gia vị …) “ nhà” ( gia tộc, gia đình, gia giáo, gia trưởng, gia tài…) “ da” ( da thịt, da trời, da dẻ, da thú ….) Cách phân biệt chữ ch/tr: Qui tắc 1 : Trong tiếng Việt, gặp một số chữ không biết viết âm tr hay ch, ta viết âm ch nếu chữ đó có thể láy âm với các phụ âm khác. Ví dụ : lởm chởm, chơi bời, chơi vơi, chới với, cheo leo, loạng choạng, chao đảo… trừ 4 trường hợp ngoại lệ như : trọc lóc, trụi lũi, trót lọt, rẹt lét. Qui tắc 2 : Những từ hán Việt được mang dấu nặng, dấu huyền thì chỉ đi với tr. Ví dụ : truyền thống, trị giá, trịnh trọng, phong trào, trân trọng… Qui tắc 3 : Gặp một tiếng không biết viết tr hay ch, ta viết tr nếu chữ ấy đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với tiếng gi . Ví dụ : trao – giao; tranh – giành; trẻ – giẻ ; tra – già; trai – giai … Qui tắc 4 : Những từ chỉ mối quan hệ họ hàng thân thuộc trong gia đình thì ta viết ch chứ không viết tr . Ví dụ : cha, chú, cháu, chắt, chồng, chút, chít… Những từ chỉ đồ dùng trong gia đình thì ta viết ch chứ không viết tr. Ví dụ : cái chai, cái chum, cái chiếu, cái chổi, cái chén, cái chảo…- Có một ngoại lệ : đó là cái tráp Phân biệt iêu, iu : Để phân biệt vần iêu-iu ta cần ghi nhớ là các từ hán Việt bao giờ cũng viết iêu . Ví dụ : chiêu sinh, diễu hành, tiêu chí, kính biếu, hiệu trưởng, hiếu chiến, tiêu khiển… IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ : Nhờ những kinh nghiệm trên, trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy tại lớp, tôi nhận thấy chất lượng học sinh viết đúng chính tả ngày càng cao. Từ đầu năm học cho đến giữa học kì 2, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt và đây cũng là điều đáng tuyên dương của lớp . Tỉ lệ học sinh đạt điểm 9 - 10 : 55 % Tỉ lệ học sinh đạt điểm 7 – 8 : 25 % Tỉ lệ học sinh đạt điểm 5 – 6 : 15 % - Tỉ lệ học sinh đạt điểm 5 : 5 % V. RÚT KINH NGHIỆM : Muốn học sinh viết đúng chính tả, người GV và các em học sinh phải thực hiện một số ý sau : Người giáo viên phải có nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh . Người giáo viên phải luôn luôn vui vẻ, kiên trì, động viên, tuyên dương kịp thời khi có học sinh tiến bộ. Đối với học sinh, các em phải đọc đúng, phát âm đúng, chịu khó rèn đọc, rèn viết thật nhiều – có đọc đúng, nói đúng các em mới viết đúng V.KẾT LUẬN : Trên đây là một vài kinh nghiệm giảng dạy của riêng bản thân tôi; tôi chỉ muốn góp một phần vào việc nâng cao chất lượng học của học sinh, giúp học sinh thêm yêu tiếng mẹ đẻ và ngày càng học tập tiến bộ hơn. Ngày 20 tháng 3 năm 2009 Người viết Ý KIẾN CỦA HĐKH TRƯỜNG Nguyễn Thị Thiên Chương

File đính kèm:

  • docSKKN lop 3(1).doc
Giáo án liên quan