Đề tài Giữ vở sạch – rèn chữ đẹp

Trong những năm học gần đây vấn đề :”Giữ vở sạch - Viết chữ đep”được đặc biêt quan tâm. Hơn nữa, trường Tiểu học Tư Mại đạt trường chuản quốc gia mức đô 1 nên ban giám hiệu cũng rất chú trong đến công tác :”Giữ vở sạch - Viết chữ đep” này. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên đòi hỏi cả thầy và trò phải có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng.

 Năm học này, tôi được nhà trường phân công giảng dạy ở lớp 2A, 2B, 2C và rèn chữ viết cho câu lạc bộ về chữ viêt của nhà trường

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giữ vở sạch – rèn chữ đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giẻ để lau bút , trong mỗi vở đều có một tờ giấy kê tay đẻ vở không bị giây bẩn, không bị ướt mồ hôi khi viết . - Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh cách gọt bút chì , cách bơm mực ( không bơm quá đầy ,chỉ bơm 1/2 sức chứa của bút ) - Khi viết không ấn bút, mở nắp nhẹ nhàng dưới ngăn bàn, nếu bút bẩn cần lấy giẻ lau lau sạch rồi mới viết . -Trước khi viết cần thử bút ra giấy nháp ,khi nào thấy mực ra đều đặn ,nét đẹp mới viết vào vở . -Tôi luôn nhắc nhở học sinh mở vở, gấp vở nhẹ tay, khi viết không gấp đôi vở . - Cuối giờ học thu vở để vào tủ của lớp, đàu giờ học lớp trưởng phát vở theo bàn . - Hàng ngày bàn học của học sinh phải được lau sạch trước khi vào lớp , học sinh cần phải rửa tay sạch trước khi vào giờ học . - Nếu viết sai trong vở cần dùng thước kẻ chân dưới chữ viết sai , không được tẩy xoá . - Cuối mỗi buổi học tôi luôn kiểm tra vở của các em để kịp thời nhác nhở, rút kinh nghiệm. - Thường xuyên động viên , tuyên dương những em viết sạch, đẹp và đưa vở cho những em viết còn chưa được đẹp xem , học tập . 3- Đối với việc rèn chữ đẹp : - Muốn rèn học sinh viết chữ đúng , đẹp đầu tiên tôi đọc các tài liệu tham khảo , chỉ đạo chuyên môn để nắm chắc cách viết các nét , chữ cái cho đúng , đẹp. - Ngay từ đầu năm học tôi dành tuần đầu tiên để hướng dẫn các em cách cầm bút , để vở và tư thế ngồi viết … +Khi ngồi viết ,học sinh phải ngồi ngay ngắn , lưng thẳng , không tì ngực vào cạnh bàn ,đầu hơi cúi , hai mắt cách vở từ 25-30 cm . Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở ,bàn tay trái tì vào vở giữ vở không bị xê dich khi viết . Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn . Vối cách để tay như vậy, khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải một cách dễ dàng . +Cách cầm bút : Khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút viết bằng cả ba ngón tay ( ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa ) cúa bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên ,đầu ngón cái giữ bên trái , phía bên phải của đầu bút tựâ cạnh đốt đầu ngón tay giữa . Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra , động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay khuỷu tay và cả cánh tay . +Vị trí đặt vở khi viết chữ : Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc 300 (nghiêng về bên phải ) . Sở dĩ phải đặt như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải . Trong quá trình học sinh viết , tôi luôn quan sát để phát hiện những học sinh ngồi ,cầm bút hoặc đẻ vở sai để sửa triệt để cho các em . Trong quá trình rèn luyện chữ cho học sinh, tôi đặt kế hoạch rèn chữ cụ thể ở bốn thời điểm : Trong giờ tập viết, trong giờ chính tả , trong các giờ học còn lại ở nhà . a. Trong giờ tập viết ( chính khoá - ở kỳ I ) Trước hết tôi cho học sinh nhắc lại , hiểu rõ đặc điểm vầ cách sử dụng vở tập viết để các em biết dùng vở tập viết đúng yêu cầu . Xác định đường kẻ ngang , kẻ dọc ( Từ dưới lên ) - Đường kẻ ngang một 5 - Đường kẻ ngang hai 4 - Đường kẻ ngang ba 3 - Đường kẻ ngang bốn 2 - Đường kẻ ngang năm 1 Các chữ cái có độ cao một đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới ( Nếu ở cùng dòng viết có hai đường kẻ ). Các chữ cái có độ cao 2,5 đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên, giữa và giữa. * Ô vuông trên khung chữ mẫu. Các ô vuông này do các đường kẻ ngang, dọc tạo thành, khoảng cách giữa 3 ô vuông nhỏ theo chiều dọc là một đơn vị chữ. *Xác định tạo độ và chiều hướng chữ. *Điểm đặt bút: là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. *Viết liền mạch: là điểm thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét tiếp theo. *Kĩ thuật lia bút: là thao tác đưa ngòi bút trên không. *Kĩ thuật rê bút: đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết, ở đây xảy ra hai trường hợp dụng cụ viết ( Đầu ngòi phấn, bút) “ Chạy nhẹ” từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét đứng sau. Sau khi đã cho học sinh nắm chắc các kí hiệu, kỹ thuật viết chữ rồi tôi tiến hành dạy chắc tiết tập viết. Nếu dạy chắc tiết tập viết tôi tin rằng chữ của học sinh sẽ dần dần trở nên đúng và đẹp hơn. ở trong tiết tập viết tôi đặc biệt chú trọng tới chữ mẫu (Bộ chữ cái) chữ viết mẫu của giáo viên ( Trên bảng lớp ); việc này thực hiện thao tác hướng dẫn học sinh viết phảt thật tỉ mỉ và cho học sinh luyện viết nhiều ở bảng tay, giấy nháp. *Song song với việc rèn tỉ mỉ học sinh ở tiết tập viết có trong chương trình từ tuần đầu của năm học tôi con rèn luyện thêm cho các em một tiết tập viết ở vở luyện chữ đẹp cho các em trong tiết hướng dẫn tự học, với tiết tập viết này, tôi rèn luyện cho các em cách viết chữ hoa sáng tạo, rèn luyện chữ viết thường và việc dạy học này tôi tiến hành rất tỉ mỉ và cẩn thận. b- Trong giờ chính tả: Đây là giờ học rèn luyên cho học sinh kỹ năng nghe đọc để viết chuẩn xác theo luật chính tả. Học sinh nắm chắc để phân biệt được những phụ âm dễ lẫn như TR/ CH, X/ S, D/ GI /R, N/ L, … - Đối với chính tả( Tập chép ), tôi chú trọng rèn cho các em cách nhẩm chép, cách phân biệt các phụ âm dễ nhầm để viết cho chuẩn xác thông qua việc phát âm, ghép tiếng tạo từ ( Dựa vào nghĩa chuẩn của từ ghép để phân biệt , dựa vào quy luật chung). - Đối với tiết chính tả nghe đọc; Tôi chú trọng rèn luyện cho học sinh cách nghe chuẩn xác để viết đúng, ngoài ra đây còn là giờ học để rèn lyện cho học sinh kỹ năng viết đúng, viết đẹp. - Trong cả tiết tập viết, tiết chính tả tôi đều rất chú ý tới việc đánh giá bài viết của học sinh để đảm bảo 2 yếu tố: vừa nghiêm khắc, vừa thể hiện sụ động viên khích lệ kịp thời. Nhờ đó sẽ đánh giá được thực chất bài viết của học sinh và động viên các em cố gắng phấn đấu hơn. c- Trong các giờ còn lại: Trong các giờ còn lại tôi rất chú trọng đến tiết tập đọc (tiết 1) và tập đọc (tiết 2 ) . Trong 2 loại tiết học này tôi luyện kỹ cho các em cách đọc và nếu các em biết phát âm chuẩn xác thì các em sẽ đọc đúng , đọc nhanh . Nếu học sinh đã đọc đúng , đọc nhanh thì việc viết chữ của các em sẽ thuận lợi hơn rất nhiều . Ngoài ra ,tôi còn chú trọng rèn chữ cho học sinh khi các em viết bài của các môn học khác như :Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội …để các em hiểu được rèn chữ đẹp cần rèn ở mọi lúc mọi nơi .Từ đó hình thành cho các em thói quen tốt giữ vở sạch sẽ , viết chữ cẩn thận đúng và đẹp . d- Đôí với việc rèn chữ ở nhà : - Tôi giao việc về nhà cụ thể đẻ học sinh luyện thêm như : +ở kỳ I: Chép một bài chính tả theo bài chinh tả trên lớp ,tập viết mẫu chữ viét thường cỡ vưà như bài trên lớp ( Viết ra vở ly ) theo mẫu của quyển luyện viết chữ đẹp . +ở kỳ II: Mỗi tuần các em luyện 2 bài ( theo quy định của giáo viên ) ra một vở ô ly có kẻ nghiêng. các phần luyện khác cũng giống như ở kỳ I. e- Tôi còn có một sổ theo dõi riêng (ngoài sổ chủ nhiẹm của từng lớp ) về diễn biến chữ viết ,việc giữ vở sạch của học sinh trong lớp . Hàng tuần, vào chiều thứ sáu ( tiết sinh hoạt )tôi dành ra khoảng 15 phút đẻ đánh giá việc rèn chữ của từng học sinh trong lớp . Ngoài ra tôi còn khuyến khích việc các em trao đổi bài luyện viết , vở cho nhau để các em học được ưu điểm của bạn , nhờ bạn chỉ rõ giúp những yếu điểm của mình để khắc phục . Hàng tháng , tôi đều chấm vở sạch , chữ đẹp cho các em và tôi lấy kết quả việc chấm vở sạch , chữ đẹp hàng tháng là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá thi đua cho các em . Đây cũng là một biện pháp quan trọng thúc đẩy các em nỗ lực phấn đấu viết chữ đẹp . Phần thứ ba Những kết quả đạt được trong năm học 1. Kết quả : Qua một năm học làm việc miệt mài và phối hợp khéo léo các biện pháp đã nêu ở trên , tôi thấy việc giữ vở sạch , viết chữ đẹp của học sinh ở 3 lớp tôi đã dạy và nhóm học sinh tôi bồi dưỡng về chỡ viết tôi thấy có sự tiến bộ rõ rệt và thu được kết quả khả quan . Cụ thể là: a-Đối với lớp : Lớp Tổng số Loại A Loại B Loại C T/S % T/S % T/S % 2A 36 16 44.4 18 50.1 2 5.5 2B 37 12 32.4 22 59.5 3 8.1 2C 37 14 37.8 21 56.8 2 5.4 b-Đối với câu lạc bộ : Có 10 em tham dự cuộc thi viết chữ đẹp do Phòng giáo dục - Đào tạo tổ chức thì có 7 em đoạt giải , trong đó có 2 giải nhất , 2 giải nhì và 3 giải ba . So với năm học trước tăng 5 egiải. Sự tiến bộ rõ rệt về chữ viết của các em học sinh còn giúp cho kết quả kiểm tra định kỳ lần 4 của 3 lớp được nâng lên rõ rệt . So với đầu năm kết quả tăng lên nhiều. Một số bài viết minh hoạ: * Một số bài viết minh hoạ: Vũ Thị Liên – Lớp 5 Nguyễn Minh Nguyệt – Lớp 4 Nguyễn Thị Hồng Ngọc – Lớp 4 Lưu Thị Thuý – Lớp 3 2-Bài học kinh nghiệm : Từ thực tế giảng dạy và thử nghiệm các biện pháp đã nêu ở trên , tôi nhận thấy khi rèn vở sạch chữ đẹp cho học sinh cần chú trọng tới một số vấn đề sau : - Giáo viên cần thực sự hăng say với việc này . - Giáo viên cần tự mình rèn luyện viết chữ đẹp đúng . - Giáo viên cần hiểu được phương pháp dạy tập viết cho học sinh . - Giáo viên cần kiên trì , nhẫn nại , thường xuyên khích lệ động viên các em . - Cơ sở vật chất tối thiểu đảm bảo đúng yêu cầu . - Học sinh hiểu và say mê luyện tập . - Có sự giúp đỡ , ủng hộ của đồng nghiệp , của nhà trường và phụ huynh học sinh . Kết luận chung Là một giáo viên say mê với sự nghiêp “Trồng người “ khi nhìn thấy các em học sinh trong lớp mình ngày càng viết đẹp lên tôi sung sướng vô cùng . Do đó tôi mạnh dạn viết ra những kinnh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã thử nghiệm và đạt được kết quả bước đầu để đồng nghiêp cùng tham khảo .Tôi mong rằng mình sẽ được tiếp cận nhiều hơn với những kinh nghiệm rèn chữ của đồng nghiệp để việc Giữ vở sạch -Rèn chữ đẹp cho học sinh ngày càng hoàn thiện hơn ./. Tài liệu tham khảo 1/ Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo Dục và Đào tạo . 2/ Điều lệ nhà trường . 3/ Báo Giáo dục và thời đại . 4/ Tập san Giáo dục Tiểu học . 5/ Dạy tập viết ở trường Tiểu học . 6/ Vở Tập viết ( 2 tập ) 7/ Vở Luyện viết chữ đẹp . 8/ GiảI đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học . 9/ Nét chữ - Nết người . Xuân Phú, tháng 5 năm 2009 Người viết Nguyễn Thị Hà Đánh giá của Hội đồng thi đua

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM REN CHU VIET DEP.doc