Ý thức học tập tự giác là một điều kiện quan trọng giúp cho học sinh có kết quả cao trong suốt quá trình học tập của mình. Hiện nay HS phần nhiều có ý thức học tập chưa cao vì thế việc dạy học càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Tôi nghĩ thầy cô và phụ huynh nào cũng mong muốn con em mình học tập tốt. Vậy nên tôi xin đưa ra một vài biện pháp sau nhằm giáo dục học sinh có ý thức học mong được quý thầy cô đóng góp
7 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3966 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
( V/V giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập )
I. Đặt vấn đề :
Ý thức học tập tự giác là một điều kiện quan trọng giúp cho học sinh có kết quả cao trong suốt quá trình học tập của mình. Hiện nay HS phần nhiều có ý thức học tập chưa cao vì thế việc dạy học càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Tôi nghĩ thầy cô và phụ huynh nào cũng mong muốn con em mình học tập tốt. Vậy nên tôi xin đưa ra một vài biện pháp sau nhằm giáo dục học sinh có ý thức học mong được quý thầy cô đóng góp.
II. Thực trạng vấn đề :
Việc dạy học và học tập của HS ngày càng trở nên khó khăn, theo tôi vấn đề đó là do một số nguyên nhân sau:
Gia đình chưa quan tâm đúng mức cho việc học tập của con em mình, do nhà nghèo, chỉ tập trung cho làm kinh tế mà không để tâm đến con trẻ, bị chi phối nhiều công việc trong cuộc sống không có thời gian cho con cái…
Do một số thầy cô chưa thật sự yêu nghề , yêu trẻ, dạy chưa hết tâm,… đặc biệt là kiến thức để phục vụ cho việc dạy – học còn hạn chế.
Do ngoài xã hội có nhiều trò chơi- giải trí hấp dẫn các em hơn việc học tập nặng nề về kiến thức , mệt mỏi về tinh thần mà bản thân HS chưa hiểu được học có ích lợi như thế nào.
Do học sinh chưa biết ước mơ hoặc chưa có ước mơ.
III.Các biện pháp và hình thức tổ chức :
Đối với gia đình cần quan tâm sâu sát hơn đến việc học tập của con em mình. Tránh để cho các em tiếp xúc với quá nhiều trò chơi – giải trí: điện tử , phim ảnh …tăng cường cho các em tham gia học tập các môn thể thao , giải trí : võ thuật, anh văn,…giúp HS vừa vui chơi vừa học.
Đối với giáo viên cần bồi dưỡng , cập nhật thông tin tri thức kịp thời để phục vụ cho việc giảng dạy. Quan tâm đ ến những chuyển biến tâm sinh lí lứa tuổi của HS để kịp thời phối hợp cùng phụ huynh giáo dục , uốn nắn. Đối sử công bằng đối với mọi đối tượng HS tránh HS có suy nghĩ không lành mạnh về thầy cô nảy sinh tiêu cực. Cần yêu thương và thông cảm các em HS yếu , tìm hiểu nguyên nhân thật sự làm cho HS học yếu để kịp thời giúp đỡ hết khả năng tránh để HS chán học.
Khen thưởng động viên kịp thời , nhằm phát huy tác dụng trực tiếp đến tinh thầntự học của các em.
Giáo viên và phụ huynh cần hướng cho các em có những ước mơ cao đẹp và những ước mơ mà các em có thực hiện được nhằm giúp các em có mục đích học tập, làm việc trong tương lai. Nếu có ước mơ các em sẽ cố gắng phấn đấu vì mơ ước của mình. Vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc chấp cánh cho học sinh những ước mơ.
IV. Kết quả đạt được:
Qua kinh nghiệm giảng dạynhiều năm đối với các đối tượng HS yếu, có ý thức học tập kém và cá biệt sau một thời gian học tập , HS tôi cóêt1 tự giác học tập, nắm được kiến thức cơ bản làm cho HS ham học, ham đến trường, ít nghỉ học,cuối năm tỉ lệ lên lớp khá cao.
V.Phạm vi áp dụng:
Tất cả các HS có ý thức học tập chưa tốt.
VI. Đề xuất kiến nghị :
Cần tạo điều kiện thời gian cho GV phụ đạo HS yếu .
Kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường : gia đình, nhà trường, xã hội.
Đối với những HS có hoàn cảnh quá nghèo cần có những đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét , giúp đỡ cho những gia đình này một cách thiết thực và có hiệu quả để HS an tâm đến trường học tập. Các em không phải bỏ học nửa chừng để đi lao động quá sớm.( Tôi đã gặp nhiều trường hợp như thế mà không thể giúp đỡ gì được vì khả năng có hạn. Hiện nay, những tưởng đã hết mù nhưng tôi vẫn còn gặp một em nhỏ khoảng 13 tuổi không biết chữ phải đi bán vé số trên đường, không biết chữ vì chưa từng được đi học. Tôi xót xa cho em một ít tiền, nhưng tôi biết với số tiền nhỏ như vậy tôi chẵng giúp gì được cho em ấy cả. )
Trên đây là một số kinh nghiệm trong suốt quá trình giảng dạy của tôi, mong được quý thầy cô góp ý thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ BẠC LIÊU
TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP THÀNH
-----------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chủ đề : Giáo Dục Học Sinh Có Tính Tự Học
Giáo viên : Mai Ngọc Trâm
------ Năm học: 2008 -2009 ------
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(5).doc