Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện vừa có đức vừa có tài. Do yêu cầu thực tế năm học 2008- 2009 của công đoàn nghành xây dựng đạo đức nhà giáo,thực tế trẻ em nói chung và học sinh ở các trường tiểu học nói riêng có nhiều biểu hiện đáng lo ngại: học sinh đánh đập nhau, nói hỗn, nhiều em tỏ ra “hay tay”. Từ đó tôi thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh phải đưa lên hàng đầu,đặc biệt giáo dục cho những học sinh chậm tiến
3 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục học sinh chậm tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề giáo dục học sinh chậm tiến
Mục tiêu chung:
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện vừa có đức vừa có tài. Do yêu cầu thực tế năm học 2008- 2009 của công đoàn nghành xây dựng đạo đức nhà giáo,thực tế trẻ em nói chung và học sinh ở các trường tiểu học nói riêng có nhiều biểu hiện đáng lo ngại: học sinh đánh đập nhau, nói hỗn, nhiều em tỏ ra “hay tay”. Từ đó tôi thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh phải đưa lên hàng đầu,đặc biệt giáo dục cho những học sinh chậm tiến. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng .” Chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh là vấn đề cơ bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Giáo dục đạo đức cho học sinh là quan trọng, đặc biệt là bậc tiểu học, đây là bậc học nền móng,có móng vững chắc lúc đó mới xây được những ngôi nhà đồ sộ. Học sinh cấp tiểu học có ngoan thì mới có con người tốt sau này. Đặc biệt là học sinh chậm tiến lớp 3 là làm tiền đề cho các em biết ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ giưa cá nhân với người khác(gia đình, bạn bè, thầy cô giáo,với người lớn tuổi, ít tuổi.)Làm tốt công tác giáo dục học sinh chậm tiến người giáo viên phải làm gì? Và phải giáo dục như thế nào? Muốn làm tốt công tác giáo dục học sinh chậm tiến người giáo viên cần rút ra những vấn đề sau :
Trách nhiệm lương tâm của người giáo viên.
Phối hợp với các lực lượng đưa học sinh vào tập thể để giáo dục.
Bám sát từng bước đi, xử sự khi thiếu sót mắc lại.
Phương pháp giáo dục học sinh chậm tiến.
Đánh giá, xếp loại của giáo viên.
Nội dung chính:
. 1. Trách nhiệm lương tâm của người giáo viên
-Giáo viên phải đem hết nhiệt tình của mình, phải sẵn có tấm lòng yêu nghề mến trẻ thật sự,thương yêu tôn trọng,gần gũi học sinh. Phải tìm ra mọi biện pháp để giáo dục, xây dựng cho các em có tình cảm yêu thương tôn trọng mọi người. Bất cứ ở đâu, làm việc gì giáo viên cũng phải thực sự là tấm giương sang cho học sinh noi theo.
- Giáo viên phải có kiến thức thực sự, hiểu biết rộng rãi, mẫu mực trong ăn nói, giao tiếp xưng hô với mọi người đồng nghiệp. Giáo viên luôn quan tâm đến các em từ cách ăn nói , xưng hô đến cách đi đứng trức đông người. Chú ý đến mọi hành động cử chỉ của HS.
-GV luôn dạy đủ cho HS các bài đạo đức của lớp mình đang học.Lấy gương người tốt của thực tế địa phương, gương tốt trong trường, lớp, xã hội để các em ọc tập noi theo. Luôn đặt các em vào một chỗ đững nhất định để rèn luyện giáo dục .Trước hết giáo dục HS đức tính thật thà với ông bà cha mẹ, thầy cô bạn bè với những người xung quanh.Tình yêu thương tôn trọng quan tâm chăm sóc. Trách nhiêm với mọi người, chăm chỉ, biết ơn và biết giúp đỡ mọi người.
Lớp có nhiều em chậm tiến nhưng đây tôi chỉ dẫn chứng một em :
Cụ thể :em Lương là HS ở lại lớp 3A.Hoàn cảnh gia đình em sự thật là thiếu thốn tình cảm. Bố mẹ ly dị nhau, hai đứa đầu ở với mẹ, hai đứa sau ở với bố, em Lương được ở với bố.Song bố theo làm ăn em Lương được gửi ở với bác.Em đã học yếu, hoang nghịch lại thiếu tình cảm của bố và mẹ, thiếu sự quan tâm tỉ mẩn của bác nên em đã yếu lại càng yếu thêm.Hằng ngày đến lớp em không làm bài tập không học bài, hay gây gỗ với các bạn trong lớp, còn hay nói tự do .Tôi đã gặp bác của em Lương trao đổi những hoạt động ở trường ở lớp của em với bác.Bác cho biết ở nhà bác rất thương và quan tâm lo lắng đến cái ăn cái ngủ cho cháu, nhắc nhủ cháu học bài làm bài. Cháu bảo :“Cô không ra bài tập về nhà và cũng không giao bài học .”Từ đó tôi biết em Lương đã nói dối có hôm tôi gọi em lại và hỏi :Ở nhà em làm việc gì giúp bác ,tối lại em làm gì ?Em Lương xoa đầu và trả lời :Em đi học về cất cặp ở nhà bác rồi xuống dưới quán mệ ăn cơm ,sau đó lại tiếp tục đi học buổi chiều .Còn buổi chiều đi học về có khi đi ăn về thì quá tối có khi chờ ăn cơm ở nhà bác lâu quá nên không có thời gian học bài và làm giúp bác việc gì cả.Nghe vậy tôi lăng lẽ và cho em ra chơi chứ không hỏi tiếp nữa.Hôm sau tôi gặp em và hỏi : “Con có thích ở với mẹ không ”Em trả lời một cách bâng quơ:“Không thích ”Tôi lại hỏi tiếp: “Vì sao con không thích ở với mẹ”Khi đó em Lương vừa khóc vừa trả lời : “Con ở với mẹ thì bố đến đem về ở với bố nhưng bố đi làm ở Huế nên bố gửi con cho bác và bác khôntg cho con đi ”
Nghe nói vậy tôi rất thương mà không biết làm thế nào ?Hôm tôi dạy bài đạo đức (chia sẽ vui buồn cung bạn )lúc lien hệ tôi nói chúng ta được sung sướng học hành có bố mẹ có gia đình hạnh phúc đầm ấm song có nhiều em mồ côi bố mẹ bõ nhau những em đó không nơi nương dựa phải sống lang thang đầu đường xó chợ ,tự kiếm việc làm :đánh giày làm thuê xin ăn. Vậy mà các em không biết mà cố gắng học tập giành nhiều bong hoa điểm mười để bố mẹ vui lòng.Nói đến đó em Lương khóc nức nở.Từ đó tôi biết em Lương rất tình cảm .Sau này tôi bắt đầu đánh vàotình cảm tâm lý ,thương xuyên không rời mắt mà quyết định gần gũi giúp đỡ em làm bạn với em
2.Đưa em vào tập thể ,phối hợp với các lực lương để giáo dục.
Tôi nghĩ lúc này là lúc cần tập trung sự quan tâm của tập thể đối với em, là lúc tập thể, thể hiện tình cảm thực sự đối với em. Tôi gặp riêng những em hay trêu ghẹo bạn Lương “ học sinh ở lại, đi ở nhờ, học dốt, nghịch …” Tôi bảo các em không được trêu bạn,nói xúc phạm tới bạn nữa. Các em bảo: Nói vậy để bạn tức mà học”. Tôi đã phân tích với các em đó các em đã hiểu hoàn cảnh bạn Lương từ đó các em không trêu chọc mà lại rất gần gũi cùng chơi với em Lương. Trong buổi sinh hoạt cuối tuần tôi tuyển chọn đội bóng đá của lớp để cuối năm đấu với các lớp bạn, nghe vậy lớp tôi rất vui và đồng tình ngay, thế là tôi đọc danh sách lên, em lương được ghi tên đầu tiên em rất vui vẽ mặt em sáng lên. Phía cuối lớp có một bạn nói vọng lên “ Thưa cô bóng đâu” Tôi chưa kịp trả lời thì em Lương bảo: “Thưa cô đừng lo bóng có rồi nơi bạn Vỹ”. Từ đó lớp tôi bắt đầu tập bóng em Lương là một trong những em hào hứng và vui vẻ nhất và mong đến giờ ra chơi để tập bóng.Tôi thấy em say mê tôi lại giao ước với đội bóng,các bạn trong đội bóng nếu em nào học ngoan, có vươn lên, hăng say làm bài tập ,học thuộc bài thì cô cho ở lại đội bóng không ngoan không vươn lên không học bài ,làm bài thì ra khỏi đội.Tất cả đều đồng ý tôi báo kết quả này cho bác em Lương kiểm tra sự học tập ở nhà giúp tôi thì hầu như em Lương chăm chỉ hơn làm bài đầy đủ hơn .Song một vấn đề xảy ra về kiến thức ,thú thật mà nói kiến thức của em Lương bị “thiếu”nên khi học bài làm bài kết quả cũng không cao ,bài có làm nhưng không đúng .Bây giờ tôi lại chú ý đến đôi bạn học tập nhiều hơn .Tôi phân em Lương cùng bạn Nhung A,lớp trưởng học giỏi kèm cặp và giúp đỡ .Ngày nào bạn cũng giúp đỡ thêm cho Lương về công trừ có nhớ hai hoặc ba chữ số trong môn toán và cô giáo luôn kiểm tra kềm cặp riêng .Tôi luôn chú ý một ít nhất cũng cho em Lương phát biểu vài ba lần,co giáo tìm cái đúng ,khen và động viên em .Từ những việc làm trên Lương đỡ mặc với lớp với bố mẹ ,em vui hơn trong học tập hăng say phát biểu ,chăm chỉ hơn trong công tácvệ sin h ngồi học ít bỏ chỗ đi lung tung .Thực sự em có tiến bộ nhiều .
3.Bám sát từng bước đi ,xử lý khi thiếu sót mắc lại .
Tôi nghĩ rằng những thiếu sót của Lương không dễ gì xóa được ngay ,nếu có điều kiện thì mầm móng ấy sẽ nẩy sinh ra những thiếu sót khác .Do đó giáo viên phải tổ chức cho các em có thói quen thi đua lẫn nhau .Thi giành điểm tốt thi viết chữ đẹp ,giữ vở sạch,thi đọc to đọc đúng (Chưa yêu cầu đọc diễn cảm với những em học sinh còn đọc nhỏ đọc sai nhiều )Từ đó các em có ý thức phấn đấu ,cuối tuần sinh hoạt báo cáo kết quả đểcó biện pháp kịp thời cho các em sửa chữa những sai sót còn vấp phải ,và bầu ra những bạn tốt trong tuần đễ làm gương cho các bạn khác học tập .
Hàng tháng tôi đổi và sắp xếp lại chỗ ngồi một lần cho học sinh .Tôi sắp xếp những em khá ngồi những em yếu để cho nhuẽng em khá ,giỏi giúp đỡ thêm các bạn còn yếu trong học tập .Việc thường xuyên đổi chỗ ngồicó nhiều tác đụng :
-HS sẽ luyện được đôi mắt nhìn đều về các hướng .Phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em khi nào cũng được ngồi chỗ mới
-Phù hợp với sở thích của một số HS thích ngồi sau hoặc một số HS thích ngồi trước .
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(9).doc