Đề tài Giáo dục đạo đức cho học sinh qua âm nhạc

Mối quan hệ giữa âm nhạc và đạo đức đã được loài người bàn đến từ hàng nghìn năm nay. Đó là vì âm nhạc và ngôn ngữ là những âm thanh mang tính đặc thù, có tác động hết sức mạnh mẽ tới tình cảm con người. Nó không những mang lại cho người nghe những giây phút sàng khoái, thú vị lúc nghỉ ngơi hay giải trí mà còn giúp tư duy con người phát triển một cách linh hoạt, từ đó tác động sâu sắc, bền vững đến đạo đức. Âm nhạc không răn dayh người ta những phép tắc ứng xử nhưng lại có khả năng thức tình tình cảm con người ở những cung bậc hết sức tinh vi và tế nhị

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3818 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục đạo đức cho học sinh qua âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A: Mở đầu I. Lí do chọn đề tài Mối quan hệ giữa âm nhạc và đạo đức đã được loài người bàn đến từ hàng nghìn năm nay. Đó là vì âm nhạc và ngôn ngữ là những âm thanh mang tính đặc thù, có tác động hết sức mạnh mẽ tới tình cảm con người. Nó không những mang lại cho người nghe những giây phút sàng khoái, thú vị lúc nghỉ ngơi hay giải trí mà còn giúp tư duy con người phát triển một cách linh hoạt, từ đó tác động sâu sắc, bền vững đến đạo đức. Âm nhạc không răn dayh người ta những phép tắc ứng xử nhưng lại có khả năng thức tình tình cảm con người ở những cung bậc hết sức tinh vi và tế nhị. Nó làm cong người biết vui những điều đáng vui, biết buồn với những điều đáng buồn, biết yêu ghét theo những chuẩn mực đạo đức nhất định mà hầu như tất cả các nhà giáo dục lớn trên thế giới đều khẳng định điều đó. M. Go-rơ-ki đã nhận xét rằng: “âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng. Nó khám phá ra cái phẩm chất cao quí nhất ở con người”. Tác dụng của âm nhạc đã rõ ràng, thế nhưng do những quan điểm phiến diện giữa nghệ thuật và chính trị, vê chức năng giáo dục của nghệ thuật, về bản chất, đặc thù của âm nhạc, cho nên chúng ta chưa phát huy được hiệu quả của âm nhạc trong đời sống tinh thần của trẻ em. Nhất là trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho HS qua môn âm nhạc ít được chú ý dẫn tới nhiều học sinh có thị hiếu lệch lạc, ảnh hưởng không tốt đến đạo đức, tác phong, lối sống... Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, với mong muón tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng thoái mái và có hiệu quả, tôi chon đề tài “Giáo dục đạo đức cho học sinh qua âm nhạc” II. Đối tượng nghiên cứu - Chương trình âm nhạc ở tiểu học. - Phương pháp dạy môn âm nhạc. - Giáo viên và học sinh trường tiểu học Cẩm Thuỷ. III. Nội dung nghiên cứu. - Nghiên cứu việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua các giờ học âm nhạc. IV. Phạm vi nghiên cứu Từ tháng 9/2007 đến tháng 5/2008 V. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu. - Khảo sát thực tế. - Phương pháp thực hành. VI. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương - Chương I: Vai trò của âm nhạc trong giáo dục đạo đức cho học sinh. - Chương II: Thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho HS qua âm nhạc ở trường tiểu học Cẩm Thuỷ. - Chương III: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các giờ học âm nhạc. Phần B: Nội dung Chương I Vai trò của âm nhạc trong giáo dục đạo đức cho học sinh 1. Mục đích và nhiệm vụ của âm nhạc trong trường tiểu học. a. Mục đích: giáo dục thẩm mĩ, văn hoá âm nhạc, tình cảm đạo đức, góp phần giúp học sinh hoàn thiện về Đức – Trí – Thể – Mĩ. b. Nhiệm vụ: tạo cho học sinh một trình độ học vấn âm nhạc tối thiểu, từ đó hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định. 2.Vai trò của âm nhạc với sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh. - Âm nhạc trực tiếp tác động vào lĩnh vực tình cảm con người. - Âm nhạc có khả năng cảm hoá. - Âm nhạc ảnh hưởng đến văn hoá chung trong hành vi ứng xử của HS. - Âm nhạc tác động đến sự hình thành những phẩm chất đạo đức và nhân cách của học sinh. - Âm nhạc là phương tiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và thể chất. Chương II thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua các giờ học âm nhạc ở trường tiểu học cẩm thuỷ 1. Khảo sát thực tế. 2. Quan điểm của giáo viên và học sinh * Học sinh: - Phần đông đều yêu thích môn âm nhạc. - Nhiều em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tâm lí dễ bị kích động, dễ mặc cảm, tự ti và có những hành động bột phát, ảnh hưởng đến đạo đức. * Giáo viên: - Được đào tạo chuẩn hoá, nhiệt tình với công tác song chưa coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh qua âm nhạc. 3. Thực trạng của việc dạy – học âm nhạc. - Hầu hết giáo ciên đều truyền tải đầy đủ kiến thức cho HS. Rèn cho các em một số kĩ năng cơ bản. Tuy nhiên chưa chú trọng đến phát triển óc thẩm mĩ, thị hiếu. - Giáo dục đạo đức cho học sinh qua âm nhạc chỉ qua loa, đại khái, chưa cụ thể, rõ ràng. - Thực tế học sinh đã nắm được kiến thức âm nhạc, nhưng chưa biết vận dụng vào thực tế. Chưa cảm nhận sâu sắc được ý nghĩa giáo dục vủa bài học. 4. Nguyên nhân và tồn tại. - Giáo viên chưa khai thác kĩ khía cạnh của bài dạy. Chưa quan tâm cụ thể đến học sinh cá biết, chưa chú ý đến tâm sinh lí lứa tuổi. Chương III Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh qua giờ học âm nhạc. I. Các biện pháp. 1. Hướng dẫn học sinh cách cảm thụ âm nhạc. - Lắng nghe, ghi nhớ sự phát triển của hình tượng âm nhạc. - Theo dõi sự thay đổi, kết thúc của hình tượng. - Tập đánh giá âm nhạc. - Trình bày cảm nghĩ của mình. 2. Giáo dục thẩm mĩ qua âm nhạc. - Quan hệ thẩm mĩ với âm nhạc. - Giúp học sinh phát triển khả năng lính hội hiểu về cái đẹp. - Giúp học sinh độc lập sáng tạo khi tiếp xúc với các loại hình âm nhạc ngoài nhà trường. 3. Hướng dẫn HS cách trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình thể hiện âm nhạc. - Tình yêu âm nhạc. - Nhu cầu hoạt động âm nhạc. 4. Phát triển nhân cách và phẩm chất đạo đức của HS qua giờ học nhạc. - Phát triển tình cảm đạo đức. - Phát triển nhân cách. II. Đánh giá tổng quan về việc giáo dục đạo đức cho HS qua giờ dạy âm nhạc * ưu điểm: HS ngoan hơn, có nhiều cố gắng và biết vươn lên trong học tập. * Nhược điểm: nhiều em không có năng khiếu âm nhạc nên chưa thực sự chú tâm vào bài học. Chương IV Một vài đề xuất, kiến nghị, kiến giải 1. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. * Nguyên nhân: - Trong quá trình thực hiện, tôi đã gặp một số hạn chế như: nhiều học sinh không chú ý đến việc học bộ môn nên chưa có sự tiến bộ về học tập và đạo đức. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất chưa được trang bị đầy đủ, các phương tiện giảng dạy chưa đủ hấp dẫn học sinh. GV chưa khai thác triệt để và mở rộng kiến thức bài giảng, cưa có sự hướng dẫn cụ thể... * Bài học kinh nghiệm: - GV cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. - Nắm bắt cụ thể từng đối tượng, khai thác kĩ, mở rộng kiến thức bài dạy để thu hút HS. - Tạo điều kiện cho HS được tham gia nhiều hoạt động âm nhạc, nhất là học sinh cá biệt. - Hướng dẫn HS tiếp cận với cái hay, cái đẹp của âm nhạc, từ đó tác động đến tình cảm đạo đức và nhân cách. - GV âm nhạc phải là những nhà sư phạm mẫu mực về lối sống và nhân cách. 2. Những kiến nghị, kiến giải. - Giáo dục đạo đức cho HS qua âm nhạc là một hình thức đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên để thành công rất cần sự p hối hợp và tham gia của các cấp quản lí, giáo viên mà cụ thể là những phương tiện giảng dạy. - Để tăng thêm hiệu quả giờ dạy và giáo dục âm nhạc, tôi rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy âm nhạc như phòng học chức năng, video, máy nghe... - Tạo điều kiện cho chúng tôi có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp như tập huấn nâng cao chuyên môn, tổ chức chuyên đề.... Phần c – Kết luận Trên đây là một số biện pháp giáo dục đạo đức cho HS qua việc học âm nhạc mà tôi đã tiến hành trong năm học qua. Việc thử nghiệm biện pháp này đã cải thiện đáng kể tình trạng đạo đức của học sinh, các em rất yêu thích môn học, thành tích học tập tăng lên rõ rệt. Hầu hết các em ngoan hơn, biết đoàn kết thân ái với mọi người xung quanh..... Nhiều học sinh cá biệt đã vươn lên trong học tập và trở thành con ngoan, trò giỏi.... Tuy nhiên, kết quả làm được so với mục tiêu đề ra còn khiêm tốn, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Danh mục tài liệu tham khảo Âm nhạc với trẻ em – tác giả Phạm Tuyên. Phương pháp giảng dạy âm nhạc – tác giả Phan Trần Bảng. Sách nghệ thuật lớp 1 – 2 – 3 – 4 – 5. Sách âm nhạc lớp 1 – 2 – 3 – 4 – 5.

File đính kèm:

  • docDe cuong SKKN Giao duc dao duc cho HS qua day am nhac.doc