Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Bình An

Xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo ở cơ sở là một vấn đề có ý nghĩa lớn lao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chiến lược phát triển đất nước khi bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể hiện được nếu không chú ý đúng mức đến xậy dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục ở cơ sở. Muốn phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Nghị quyết đại hội Đảng X Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá : “ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường,phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh,.”; thực hiện “chuẩn hoá”, “hiện đại hoá”, “xã hội hoá

doc33 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Bình An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảnh quan phù hợp; lao động vệ sinh gìn giữ môi trường xung quanh; thực hiện trang trí các phòng học, phòng ban nhẹ nhàng, hài hòa,có tính giáo dục cao, đúng quy định văn hóa nơi công sở. Bước đầu vận động tuyên truyền tạo điều kiện để đội ngũ CB-GV-NV và học sinh thực hiện trang phục một số buổi trong tuần theo đúng quy định theo quy định về văn hóa nơi công sở. Duy trì nề nếp lao động vệ sinh, chăm sóc cây trồng thường xuyên đạt hiệu quả. Sáu là: Bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên phù hợp Giáo viên tiểu học có vị trí vai trò quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường. Bởi vậy việc bố trí, sắp xếp giáo viên phù hợp sao cho phát huy được tối đa khả năng, sở trường của từng giáo viên là điều rất quan trọng. Lựa chọn các giáo viên có tay nghề vững, có uy tín cao, có kinh nghiệm bổ nhiệm làm tổ khối trưởng, khối phó để lãnh đạo tập thể khối đạt chất lượng, hiệu quả. Điều động giáo viên giỏi, có kỹ năng thực hành vi tính tốt, có óc tổng hợp, phân tích các hoạt động trong nhà trường làm kiêm công tác thư ký Hội đồng sư phạm trường ; bố trí sắp xếp khoa học, hợp lý trong vốn nhân sự của nhà trường vào các công việc kiêm nhiệm: thủ quỹ, thiết bị, y tế học đường Ngoài ra, cần phân công định hướng quỹ thời gian thực hiện công việc cho từng bộ phận từng thành viên để họ có căn cứ theo đó làm việc đạt hiệu quả. Bảy là: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục Xã hội hóa công tác giáo dục là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp xây dựng nền giáo dục Quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước” Xã hội hóa công tác giáo dục thể hiện tư tưởng chiến lược phát triển lâu dài và có hiệu quả cao. Nhờ có công tác xã hội hóa giáo dục mà những năm qua, nhà trương đã làm được nhiều vấn đề góp phần lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Để tiếp tục phát huy mặt mạnh của công tác này, cần tuyên truyền phổ biến nhiều hơn nữa đến các tầng lớp nhân dân địa phương để huy động triệt để sự nhiệt tình đóng góp của học cho sự nghiệp giáo dục của địa phương, để mỗi người dân thực sự hiểu được vai trò của bản thân đối với sự nghiệp giáo dục nói chung. Tăng cường vai trò của Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học trong việc vận động phụ huynh đóng góp xây dựng trường sở, giữ gìn an ninh trật tự trong khuôn viên trường. Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương duy trì tốt Hội đồng giáo dục xã, động viên khen thưởng những phụ huynh có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Nhà trường cần có kế hoạch làm việc cụ thể và quan tâm nhiều hơn đến việc định hướng hoạt động của Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học để họ hoạt động có kế hoạch phù hợp, thiết thực và đạt hiệu quả hơn. C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Đất nước ta đang trên đà phát triển. Sự nghiệp đổi mới đất nước mà Đảng ta đang khởi xướng và lãnh đạo thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu lớn đó đòi hỏi phải có con người thực hiện. Nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển đất nước. Như vậy có nghĩa là sự phát triển nguồn lực con người quyết định sự phát triển xã hội. Đảng ta đã xác định đúng đắn đường lối phát triển đất nước phải “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là Quốc sách hàng đầu; là chìa khóa mở cửa vào tương lai, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho việc thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Coi trọng và đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển đất nước. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo ra những người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; sống lành mạnh; đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Muốn có được những con người như vậy, trước hết phải nói đến vai trò của đội ngũ giáo viên nói chung trong đó có đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng. Họ là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục của mình. Để giúp họ có điều kiện hoàn thành tốt trọng trách này, trước hết Đảng và Nhà nước phải có những chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực nhằm động viên họ cả về vật chất lẫn tinh thần để họ toàn tâm, toàn lực vì sự nghiệp giáo dục.Thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục cần có kế hoạch rà soát, thanh lọc và giải quyết các chế độ chính sách phù hợp để đội ngũ giáo viên thật sự là những người tiên phong, những tấm gương sáng, xứng đáng với sự kính trọng của toàn xã hội, những người được cả xã hội gọi là “Thầy”. Đối với nhà trường mà trước hết là tập thể lãnh đạo nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể , phù hợp để sắp xếp tạo mọi điều kiện cho đội ngũ thầy cô giáo được tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao chất lượng giảng dạy. “Nâng cao chất lượng giảng dạy” hiện nay đang là đòi hỏi bức thiết đối với trường Tiểu học Trần Bình Trọng nói riêng và của toàn ngành nói chung. Mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm nhà trường cần tập trung hơn nữa đầu tư cho công tác giảng dạy hướng đến mục tiêu mà toàn thể đội ngũ đã đặt ra trong những năm tiếp theo 2010 đến 2013. 2. KIẾN NGHỊ: Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo cả nước, đặc biệt là chế độ tiền lương và phụ cấp ngành nghề, khu vực. Nhưng hiện nay điều kiện của đội ngũ thầy cô giáo nói chung và thầy cô giáo tiểu học vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Bởi vậy chất lượng giảng dạy tuy có được nâng lên nhưng cũng chưa ngang tầm thời đại. Với khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, người viết cũng mạnh dạn có những kiến nghị sau đây với các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính quyền địa phương và ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường: - Đảng và Nhà nước cần đầu tư ngân sách nhiều hơn nữa để ngành giáo dục có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó cũng cần phải có những biện pháp cụ thể để kiểm tra việc thực hiện ngân sách được giao đối với ngành giáo dục để việc sử dụng ngân sách mang lại hiệu quả cao nhất. - Ngành giáo dục cần xây dựng những tiêu chuẩn để tuyển chọn đội ngũ nhà giáo, nhất là đối với bậc tiểu học. Để đội ngũ nhà giáo thực sự là những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, những người đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn để xứng đáng là bậc “Thầy” mà xã hội đã tôn trọng trao cho. - Chính quyền địa phương các cấp cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục, tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân để họ nhận thức đúng vị trí, vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời lãnh đạo chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương mình để giúp các nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Các tổ chức đoàn thể xã hội, mỗi phụ huynh học sinh cần quan tâm chung tay, chung sức cùng nhà trường phối kết hợp nhịp nhàng trong việc động viên, giáo dục con em mình ra sức học tập sáng tạo vì tương lai của chính bản thân và của cả cộng đồng. Bình An, tháng 04 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thanh Hùng ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG A MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu và nhiệm vụ 3 3 Phạm vi nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Bố cục đề tài 4 B NỘI DUNG 5 I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 5 1 Cơ sở lý luận 5 2 Thực trạng chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Bình An từ năm 2009 đến 2011 7 3 Những thành tựu đã đạt được 13 4 Tồn tại và nguyên nhân 16 II PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH AN 18 1 Phương hướng 18 2 Mục tiêu 18 3 Những giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Trần Bình Trọng 22 C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29 1 Kết luận 29 2 Kiến nghị 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Trung cấp Lý luận Chính trị môn Văn hoá-Xã hội, môn Nhà nước Pháp luật NXB Chính trị Quốc gia 2. Luật Giáo dục 2005 3.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ VIII, IX, X của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN 4. Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành NXB Viện Khoa học Giáo dục -1999 5. Một số vấn đè về đổi mới quản lý Giáo dục Tiểu học vì sự phát triển bền vững- Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học và cán bộ quản lý Giáo dục tiểu học NXB Giáo dục 6. Giáo trình giáo dục học tiểu học I- Đại học Huế 7. Văn hóa và Giáo dục, Giáo dục và Văn hoá NXB Giáo dục – GS TS Phạm Minh Hạc 8. Các tạp chí phát triển giáo dục của Viện chiến lược và chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo 9. Những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục Mầm Non, Giáo dục Phổ thông, Giáo dục Thường xuyên và Giáo dục Chuyên nghiệp từ 2009-2010 đến nay. 10. Báo cáo Tổng kết các năm học: 2008-2009; 2009-2010; 2010- 2011, của trường Tiểu học Bình An. Bắc Bình 11. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Bình An. 12. Nghị quyết Đại hội chi bộ trường Tiểu học Bình An.

File đính kèm:

  • docSKKN GIAI PHAP NÂNG CAO CLDOI NGU.doc
Giáo án liên quan