Đề tài Đưa âm nhạc vào hoạt động văn học cho trẻ mầm non

Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non chính là tiền đề vì đó là môi trường diễn ra các hoạt động giáo dục khởi đầu cho các cấp sau này của mỗi con người. Hệ giáo dục này có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức, khám thế giới, có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Trong âm nhạc và kể chuyện là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục tình cảm đạo đức (tình yêu gia đình, bạn bè, hành vi ứng xử xh ), hình thành thị hiếu thẩm mỹ (yêu cái đẹp, cái tốt, phân biêt cái hay cái dở ).

docx4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đưa âm nhạc vào hoạt động văn học cho trẻ mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN: “ ĐƯA ÂM NHẠC VÀO HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC CHO TRẺ MẦM NON” NHÓM 2(TỔ 1 LỚP MN K4) Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non chính là tiền đề vì đó là môi trường diễn ra các hoạt động giáo dục khởi đầu cho các cấp sau này của mỗi con người. Hệ giáo dục này có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ nhận thức, khám thế giới, có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Trong âm nhạc và kể chuyện là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục tình cảm đạo đức (tình yêu gia đình, bạn bè, hành vi ứng xử xh…), hình thành thị hiếu thẩm mỹ (yêu cái đẹp, cái tốt, phân biêt cái hay cái dở…). Sự phát triển trí tuệ (tư duy logic, trí tưởng tượng…) và thể chất cho trẻ (ngôn ngữ…). Âm nhạc, kể chuyện là hoạt động không thể thiếu và trở thành một nhu cầu tinh thần rất cần thiết của trẻ em như nhà sư phạm Xu-khôm-lin-xki đã viết “ Tuổi ấu thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích, thiếu đi những cái đó trẻ chỉ còn là những bông hoa khô héo…”. Theo Sutherland và Arbuthnot “văn học cho trẻ mầm non là những tác phẩm cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Khi trẻ được tiếp xúc với những câu chuyện được nghe đọc những bài thơ vui nhộn là trẻ được tiếp xúc với nghệ thuật của ngôn từ và tiếp xúc với nền Văn Hoá cao (văn hoá đọc). Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó với con người từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi giã từ cuộc sống, đầu tiên chỉ là những lời ru êm dịu đưa trẻ vào giấc ngủ ngon lành. Và mỗi bước trưởng thành của con người, âm nhạc luôn là nguồn động viên an ủi, tiếp sức cho chúng ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Trẻ ở lứa tuổi này có thể chưa hiểu rõ âm nhạc là gì? Nhưng chính những lời ru ngọt ngào, những bài hát vui, ngộ nghĩnh, những điệu múa… đã mở ra một thế giới âm thanh tràn đầy thú vị, nuôi dưỡng và làm giàu cảm xúc trong tâm hồn trẻ thơ. Đồng thời âm nhạc cũng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho trẻ. Từ đó có thể thấy việc đưa âm nhạc vào văn học là việc làm cần thiết không thể thiếu được cũng như việc lồng ghép tích hợp các lĩnh vực khác trong hoạt động giáo dục. Thực trạng hoạt động kể chuyện ở đây còn nhiều hạn chế, chưa đạt được hiệu quả cao, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kể chuyện chưa được lồng ghép với các hoạt động giáo dục khác mà chủ yếu tiến hành kể chuyện bằng phương pháp thuyết trình, nặng nề về truyền đạt ngôn ngữ kết hợp ngữ điệu (tranh minh hoạ, gấu ngồi bông…). Vì vậy trẻ mới chỉ “cảm nhận” được câu chuyện ở trạng thái tĩnh mà chưa có âm thanh, nền, phần lớn sau khi nghe kể các em dễ quên hoặc nhớ không hoàn chỉnh câu chuyện, ít có sự tưởng tượng sang tạo, hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Do đặc điểm tâm sinh lý nên phần lớn trẻ tham gia kể chuyện ở độ tuổi từ 4-6 tuổi với khả năng tập trung không dài, dễ mất tập trung. Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, ở lứa tuổi này giai đoạn thính giác trẻ phát triển có khả năng cảm thụ âm thanh khác- đặc là âm thanh âm nhạc. Một giai điệu, một nét nhạc có thể gợi lên ở trẻ những rung cảm nhất định,tạo nên những sắc thái tâm lý khác nhau. Sẽ rất thuận lợi nếu giáo viên có thể khai thác khả năng này để họ trợ cho trẻ tiếp cận tri thức. Do đó, cần thiết kết hợp âm nhạc vào hoạt động kể chuyện để hỗ trợ khả năng tiếp thu, cảm thụ của trẻ một cách thoải mái, chủ động, linh hoạt và trọn vẹn hơn. Cùng với những điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi (máy tính, băng hình, đàn ocgan, đầu đĩa…). Sẽ giúp điều này dễ dàng thực hiện hơn. Trong qua trình thực hiện giáo viên cần lưu ý tâm sinh lý cảu trẻ ở mỗi độ tuổi. khả năng chú ý và ghi nhớ của trẻ 4 – 5 tuổi tối hơn trẻ 3 – 4 tuổi, những nền tảng cơ bản về nhân cách trẻ đang dần ổn định nên nội dung câu chuyện cũng được kéo dài hơn nhiều tình tiết và nhân vật hơn. Bởi vậy, các câu chuyện giáo viên kể cho trẻ chủ yếu nhằm định hướng những phẩm chất, nhân cách cho trẻ. Về khả năng âm nhạc trẻ 4 – 5 tuổi duy trì hứng thú hoạt động âm nhạc (hát, múa, đàn, …), thậm chí hiểu được cách thể hiện bài theo tinh chất âm nhạc. trẻ có khả năng ghi nhớ khi nghe nhạc, thính giác phát triển hơn …. Nhũng phân tích trên cho thấy trẻ ở mỗi độ tuổi đều có sự khác biệt về tâm sinh lí cũng như khả năng nhận thức. cho nên giáo viên cần tìm hiểu, nắm được khả năng ghi nhớ, sử dụng ngôn từ, khả năng âm nhạc của trẻ từng giai đoạn để lựa chọn những trò chơi, bài hát, câu chuyện…. Đưa âm nhạc vào hỗ trợ hđ kể chuyện không chỉ là những bài hát có trong chương trình mà con có thể là âm thanh tiếng động, nhạc không lời… phù hợp với từng lứa tuổi. Vì vậy , đòi hỏi người gv cần khai thác tìm hiểu bổ xung âm thanh đoạn nhạc đáp ứng yêu cầu trên. → Chọn âm thanh: minh hoạ nhân vật, tái tạo lại nhân vật, khung cảnh câu chuyện một cách sinh động và cụ thể hơn. Vd : âm thanh có sẵn trong đàn, tiếng kêu của các con vật (mèo, chó, gà…), tiếng ptgt (xe cứu thương, tàu hoả..), âm thanh của các hiện tượng thiên nhiên (gió, mưa, sấm,..). →Chọn âm nhạc: gv sử dụng các bài hát trong hoặc ngoài chương trình, có thể sử dụng cả bài hoặc đoạn nhạc có nội dung tính chất phù hợp để minh hoạ cảnh, tình huống, hành động, cảm xúc nhân vật. Vd: cháu yêu bà, lá xanh,.. . Gv nên khai thác các trích đoạn nhạc không lời để minh hoạ cho tình huống truyện, làm nền cho hành động… vì chúng có tác động rất lớn đến việc hình thành pt tư duy cũng như khả năng gởi mỡ sáng tạo cho trẻ. Ngoài ra tuỳ khả năng sáng tạo của mỗi gv có thể tự nghĩ ra bài hát, đoạn nhạc minh hoạ cho câu chuyện. Vì thế gv cần nghiên cứu kĩ câu chuyện trước khi kể nhằm tạo hiểu quả tốt nhất (nội dung, tình tiết, âm nhạc, âm thanh, ánh sáng, khung cảnh, không khí để thu hút sự chú ý của trẻ). Dùng để minh hoạ trong quá trình kể chuyện: gv có thể sử dụng âm thanh, âm nhạc xen kẽ, đan lồng vào quá trình kể chuyện và phải gắn liền với bối cảnh hoặc nhân vật trong câu chuyện. Chú ý: khi minh hoạ tiếng các loài động vật nên sd tiếng kêu đặc trưng trong băng đĩa, miêu tả khung cảnh, bối cảnh truyện nên sd nhiều tiếng động như ở làng quê thì có tiếng gà gáy, ếch dế kêu…. Dùng để kết thúc câu chuyện: có thể sử dụng âm nhạc để gợi nhớ, củng cố lại nội dung kiến thức câu chuyện trẻ vừa nghe hoặc vừa vận dụng theo nhạc trong các trò chơi có nd phu hợp với câu chuyện vừa kể. ► Qua đây là những ý tưởng, đề xuất của nhóm em với mong muốn phần nào nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng trong việc đưa âm nhạc vào văn học nói riêng!!! ………………….÷ The and ÷………………

File đính kèm:

  • docxam nhac voi van hoc.docx
Giáo án liên quan