Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội thế giới, nhu cầu du lịch ngày càng không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của con người, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch đã mang lại nhiều lợi ích to lớn về mọi mặt, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, tạo ra sự tích lũy cho nền kinh tế quốc dân, là phương tiện thông dụng để thực hiện giao lưu giữa các nước. Phát triển du lịch tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Đối với nhiều quốc gia , du lịch thực sự đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch Lạng Sơn- Tiềm năng và định hướng khai thác du lịch bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường: Quy hoạch du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững, gắn với môi trường nhân văn, có kế hoạch tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững.
- Về văn hóa xã hội.
Quy hoạch du lịch gắn với gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa của địa phương, bảo vệ môi trường nhân văn, khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị giàu bản sắc dân tộc. Kết hợp du lịch quốc tế với du lịch nội địa.
* Những chiến lược phát triển du lịch.
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị lâu dài dưới nhiều hình thức như: Đào tạo tại chỗ, đào tạo chình quy trong và ngoài nước. Đối với lĩnh vực nhà hàng khách sạn, hướng dẫn, quản lí cần đào tạo ở 4 cấp: sơ cấp, trung cấp , cao đẳng và đại học. Chú trọng giáo dục và nâng cao nhận thức về du lịch, môi trường cho toàn xã hội đặc biệt nhân dân ở các nguồn tài nguyên và du lịch. Cần gắn việc đào tạo nghiệp vụ du lịch với việc đào tạo nghiệp vụ công an cho đội ngũ lao động trong ngành để làm tốt công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tụ an toàn xã hội
- Chiến lược sản phẩm:
+ Tạo ra sản phẩm độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc , đặc biệt là các truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, phong tục tập quán của dân tộc Tày, Nùng, Dao để thu hút khách quốc tế và trong nước, dần mở rộng thị trường.
+ Tạo ra sản phẩm du lịch chuyên đề.
Lạng Sơn có thể khai thác du lịch thương vụ, du lịch quá cảnh, ngoài ra còn có thể khai thác các loại hình du lịch nghiên cứu khoa học và sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, thể thao, sinh vậ cảnh, lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống….
- Chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch trong nước và thế giới. Đối với từng điểm du lịch phải có sản phẩm du lịch đặc thù kết hợp với các tỉnh ban và với cả nước láng giềng Trung Quốc.
- Chiến lược nâng cao chất lượng sản dịch vụ du lịch: Tăng cường chất lượng dịch vụ trên ba góc độ: thái độ phục vụ, tính đa dạng, tính tiện nghi của dịch vụ, khả năng sẵn sàng phục vụ. Muốn vậy phải tiến hành giáo dục toàn dân, có quy định nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ, giá cả và ứng dụng khoa học kĩ thuật để nâng cao công nghệ phục vụ trong các cơ sở du lịch.
- Chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường: có kế hoạch phân khu chức năng trên địa bàn du lịch toàn tỉnh để xác định các khu vực cần bảo vệ nguyên vẹn .
- Chiến lược về đầu tư du lịch: khuyến khích cả đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể.
+ Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
+ Đầu tư cho các ngành có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch.
+ Đầu tư cho kết cấu hạ tầng.
+ Đầu tư bảo vệ và làm tăng giá trị môi trường sinh thái cho các khu khai thác du lịch.
- Chiến lược về thị trường: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng đối với du lịch để sớm hội nhập vào thị trường du lịch của cả nước và trong khu vực.
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
Các giải pháp về quy hoạch du lịch.
Đề xuất các mục tiêu và chính sách cho việc phát triển tổng thể ngành du lịch, trong đó phát triển mục tiêu nào cần đạt được.
Tạo được sự liên kết không gian chặt chẽ giữa các điểm, cụm và tuyến du lịch.
Gắn sự phát triển của ngành du lịch với sự phát triển tổng thể các ngành kinh tế.
Phân tích các dự liệu thu thập được trên cơ sở chỉ tiêu cụ thể của công tác quy hoạch cụ thể của công tác quy hoạch du lịch, các thông tin thu được cần có độ chính xác cao.
Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch và đưa ra dự báo.
Các giải pháp về vốn đầu tư.
Huy động vồn tích lũy trong tỉnh, ngân sách nhà nước và kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Vốn đầu tư phải được cân nhắc kĩ, phù hợp với từng loại hình dịch vụ với đặc điểm, đặc thù, ưu thế của từng khu điểm du lịch và thiết thực cho kinh doanh.
Các giải pháp về nguồn nhân lực.
Cần xây dựng kế hoạch cụ thể một chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của ngành. Trong hiện tại và tương lai về cơ cấu, số và chất lượng, công tác này phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo trong cả nước.
Ngoài đảm bảo về số lượng cần chú trọng chất lượng nguồn nhân lực, lao động trong ngành du lịch ngoài việc có chuyên môn nghiệp vụ cao đòi hỏi khả năng giao tiếp, thuyết phục, gây được sự tín nhiệm, niềm tin cao khiến cho khách hài lòng.
Về cơ cấu đào tạo cần chú trọng đào tạo đồng bộ từ nhân viên phục vụ tới cán bộ quản lí kinh doanh, cán bộ khoa học công nghệ theo một tỉ lệ thích hợp, chú trọng gắn với lý thuyết thực tế công việc ở địa phương.
Song song với đào tạo chính quy dài hạn cần có hình thức đào tạo tại chỗ, ngắn hạn, bồi dưỡng khảo sát học tập, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ở nước bạn những lĩnh vực quan trọng như: quản lí du lịch, điều hành du lịch, đầu bếp, marketing…
Các giải pháp về tổ chức, quản lí hoạt động du lịch.
Tăng cường công tác quản lí Nhà Nước về du lịch.
+ Thông qua ban chỉ đạo về du lịch của tỉnh tháo gỡ những vướng mắc trong việc phối hợp giữa các ban ngành để phát triển du lịch.Nhất là việc thống nhất trong quản lí và bảo vệ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa. Phối hợp đồng bộ trong việc đôn đốc, giám sát phát triển du lịch,hạn chế rườm rà không cần thiết.
+ Củng cố các đơn vị hoạt động kinh doanh trên địa bàn trong đó có chú trọng điều chỉnh và tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước về du lịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục thúc đẩy việc cổ phần hóa doanh nghiệp du lịch.
+ Triển khai xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch nhằm phục vụ cho công tác quản lí nhà nước về du lịch tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
+ Tăng cường công tác quản lí an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trên địa bàn. Phối hợp giữa các ngành chức năng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, biểu hiện xấu đến văn hóa xã hội, cộng đồng dân cư.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch:
Nhìn chung các sản phẩm du lịch của Lạng sơn còn đơn điệu, chủ yếu dựa trên cơ sỏ tận dụng các lợi thế vốn có về tự nhiên, văn hóa chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Do đó muốn ngành du lịch phát triển mạnh cần thực hiện.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời tạo ra những sản phẩm du lịch mới theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm nhưng chú trọng các sản phẩm đặc trưng của từng điểm du lịch và hạn chế sự trùng lặp.
+ Đẩy mạnh hoạt động của các đại lí du lịch, xây dựng các chương trình du lịch có sức hấp dẫn du khách.
+ Khắc phục tính thời vụ trong du lịch: Đây là một số vấn được quan tâm đúng mức, bởi lẽ nó rất quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và bền vững của địa bàn du lịch tỉnh, la cơ sỏ tồn tại các tổ chức lãnh thổ du lịch. Đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ và thực hiện các giải pháp như đầu tư cơ sỏ hạ tầng phục vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xúc tiến quảng bá du lịch.
Xây dựng cơ chế, môi trường đầu tư thông thoáng, khuyến khích kêu gọi đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ trong quản lí.
KẾT LUẬN
Lạng Sơn là của ngõ để vào nước ta từ phía Bắc, là một tỉnh trong tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc nước ta. Thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất mảnh đất này nhiều danh lam thắng cảnh, núi non hùng vĩ, hệ thống các hang động huyền diệu, khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Lạng Sơn còn nhiều di tích lịch sử đã ghi dấu những năm tháng hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lạng Sơn hôm nay đang từng bước vươn lên bằng chính những tiềm năng của mình. Trong đó có tiềm năng phát triển du lịch. Việc khơi dậy mọi nguồn lực để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ trong đó phát triển du lịch là hướng đi đúng và thiết thực nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ổn định lâu dài, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Việc phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn( điểm, cụm, tuyến du lịch) cần phải đặt mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch của vùng Đông Bắc và các địa phương để phát huy lợi thế tổng hợp. Cần phải có sự đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, hạ tầng để khai thác tốt hơn nữa lợi thế về du lịch.
Trong quy hoạch và tổ chức khai thác du lịch Lạng Sơn chịu ảnh hưởng của hàng loạt yếu tố khác nhau như: tài nguyên du lịch, vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật, dân cư, điều kiện sống…Trong đó ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất là tài nguyên du lịch. Với vị trí thuận lợi và nguồn tài nguyên du lịch phong phú đa dạng Lạng Sơn có điều kiện để đẩy mạnh ngành du lịch phát triển.
Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư phát triển nên du lịch Lạng Sơn đã thu được một số kết quả như: một số các điểm, cụm, tuyến du lịch đã được hình thành và thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước, doanh thu, tốc độ tăng trưởng ngành khá cao. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế còn thấp do chất lượng sản phẩm chưa cao, loại hình sản phẩm đơn điệu, đội ngũ nhân lực còn mỏng và nhiều vấn đề khác….
Muốn ngành du lịch phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, quản lí, tổ chức hoạt động du lịch các giải pháp về vốn và đầu tư, cần có những chính sách đúng đắn, phù hợp cho phát triển du lịch.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỊA DANH DU LỊCH LẠNG SƠN
CỬA ĐỘNG NHỊ THANH
CỔNG TRỜI HÁT THEN CỦA DÂN TỘC TÀY
ẢI CHI LĂNG
TUYẾT Ở ĐỈNH MẪU SƠN
CHÙA THÀNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Lê Thông( chủ biên)- Địa lý các tỉnh thành phố Việt Nam- tập hai – nxb giáo dục, 2001.
Lê Thông( chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn minh Tuệ- Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam.
Nguyễn Viết Thịnh, ĐỗThị Minh Đức- Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam
Vũ khắc Quang- Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng- khóa luận tốt nghiệp, 2005.
wepside: Langson.gov.vn.
google.com.vn.
File đính kèm:
- du lich lang son.doc