Các PPDH tiên tiến về bản chất là các PPDH đề cao chủ thể nhận thức của học sinh, được xác định dựa vào cách thức hoạt động nhận thức của học sinh. Trong học tập bằng các họat động thảo luận, tranh luận hay điều tra đóng vai , .các em có được những tri thức, kỹ năng cần thiết. Trong mỗi phương pháp, có thể sử dụng nhiều hoạt động khác nhau, nhưng có một hoạt động được xem là chủ đạo, bao trùm . Tên của PPDH được đặt theo tên của hoạt động đó.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới việc sử dụng các phương pháp dạy học địa lý ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc loại già. Theo em, ý kiến đó đúng(A) hay không đúng (B) ? Tại sao?
+ Giao viên lấy ý kiến của học sinh . Có thể một số em ủng hộ ý kiến A, một số ủng hộ ý kiến B
+ GV đặt câu hỏi tương tự cho cả hai phía học sinh "Tại sao em không ủng hộ ý kiến này mà lại ủng hộ ý kiến kia?"sau đố tổ chức cho học sinh ở mỗi phía được phép nêu ý kiến tranh luận.
Ví dụ: khi đọc mục 2 Bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam, giáo viên đặt câu hỏi: Nguyên nào làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta?
- Học sinh (hiểu nhiều ý khác nhau), chiến tranh huỷ diệt, đốt rừng làm mương rẫy , khai thác qua mức phục hồi, quản lý bảo vệ kém tất cả nguyên nhân trên .....
- Gv: em nào ủng hộ nguyên nhân chiến tranh huỷ diệt(giơ tay), đốt rừng làm nương rẫy (giơ tay), khai thác qua mức phục hồi (giơ tay), quản lý bảo vệ kém tất cả nguyên nhân trên (giơ tay), sau đó GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh có cùng chung ý kiến trao đổi với nhau và trình bày cho toàn lớp nghe quan điểm của mình "Tại sao em lại chọn nguyên nhân chiến tranh huỷ diệt"? Tại sao em chọn nguyên nhân do khai thác qua mức phục hồi"?...
- Trên cơ sở ý kiến của các "nhóm" GV đi đến khẳng định cho tất cả các nguyên nhân trên, việc quản lý của giáo viên về nguyên nhân này, cần lưu ý kết hợp với tổng kết lại các ý kiến đúng của học sinh.
4/ Phương pháp động não.
Đây lầ phương pháp người đọc được kích thích suy nghĩ, bằng cách đựơc thu thập ý kiến khác nhau về vấn đề nào đó mà không tiến hành đánh giá trao đổi hay bình luận ý kiến đó, phương pháp này cho phép làm xuất hiện một cách nhanh chóng một số ý kiến về đề tài chung. Tuy tự do phát biểu nhưng có nhiều ý kiến chung. Phương pháp động não có thể thực hiện vào đầu tiết học , hoặc băt đầu một vấn đề , một nội dung giữa bài học.
Phương pháp được thực hiện theo các bước :
- Nêu tên đề tài/ chủ đề/ vấn đề có thể gắn với phương tiện trực quan và đưa câu hỏi kích thích suy nghĩ của người đọc.
-Yêu cầu cả lớp động não ghi ý kiến của mình bằng cách ghi vào giấy nhỏ gim lên bảng hoặc từng người một trình bày ngắn gọn trước lớp ý kiến của mình , không nhận xét , đánh giá ý kiến đó .
Sau khi không còn ý kiến nữa có thể nhóm các ý kiến đó lại và đánh giá khái qúat về công dụng và tính khả thi.
Ví dụ: Khi bắt đầu bài dạy "Vùng biển Việt Nam", có thể nêu câu hỏi"nói"Việt Nam là một quốc gia biển , có đúng không ? Tại sao? Yêu cầu học sinh toàn lớp suy nghĩ và trả lời. Sau đó GV gọi một số em nêu suy nghĩ của mình. Gv: Tập hợp ý kiến và ghi lên bảng và cùng học sinh toàn lớp chọn và đánh dấu vào ý kiến cho là hợp lý nhất .
Để phương pháp động não đạt hiệu quả cao cần chú ý một số điểm sau :
+ Nêu ra trước hs các vấn đề có nhiều khả năng tạo cơ hội bộc lộ nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau.
+ Các ý kiến của học sinh đều phải được tôn trọng và tập hợp,dù cho ý kiến đó có thể không hoàn toàn hợp lý.
5/ Phương pháp báo cáo
Phương pháp báo cáo mà trong đó hs dưới sự hướng dẫn của Gv thu thập, phân tích , tổng hợp các số liệu, tư liệu...trình bày thành báo cáo sau đó thuyết trình trước nhóm hay toàn lớp .
Phương pháp báo cáo tiến hành theo các bước:
a/ Chuẩn bị chu đáo
- Thu thập thông tin là công việc đầu tiên của việc báo cáo , đòi hỏi học sinh phải xác định được các nguồn thông tin cần thu thập . Các nguồn đó có thể là sách giáo khoa , sách tham khảo (các thông tin từ bài viết, số liệu thống kê , lược đồ , biểu đồ, sơ đồ....) báo chí tập san, niên giám thống kê, hoặc các tư liệu khác , cũng có thể các nguồn từ trong thực tế , như sự vật hiện tượng qua trình thực tế trong thực tiễn quan sát được , kết quả khảo sát , điều tra thực tế tại địa phương , tại nơi ở, tại nơi trường đóng,... trong số các tư liệu trên chỉ chọn lọc những thông tin có liên quan đến chủ đề cần thu nhập trình bày.
- Xử lý thông tin bao gồm phân tích tông hợp khá quá trên hoa nguồn tư liệu đã thu thập được
+ Phân tích tư liệu: Xem xét tư liệu đã thu thập được có chính xác , cập nhật không nội dung tư liệu bao hàm vấn đề gì, liên quan đến nội dung nào của báo cáo ?...
+ Tổng hợp tư liệu: Bổ xung thêm thông tin còn thiếu, lựa chọn những nội dung cần cho việc làm rõ nội dung báo cáo , liên hệ các thông tin với nhau nhằm xác lập tính thống nhất và rút ra các nhận xét cần thiết phù hợp với bản chất của sự việc hiện tượng trong đề tài.
+ Khái quát hoá: nêu những nhận xét ý kiến nhận định khái qúat hoá hoặc từ kết quả hiện tượng có thể có đề xuất thích hợp và giải pháp , biện pháp
b/ Xây dựng báo cáo
- Báo cáo có thể được trình bày bằng bài viết, hoặc có thể trình bày miệng( trên cơ sở đề cương đã được chuẩn bị sẵn) Báo cáo có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau : Một bài viết tường minh , một hệ thống lược đồ , hình vẽ tranh ảnh, sơ đồ chủ đề nhất định....Nhưng phổ biến hiện nay là bài viết (bài báo cao)
- Bản báo cao nhỏ của học sinh nên có những nội dung sau:
+ Giới thiệu ngắn gọn vấn đề báo cáo (tên vấn đề địa điểm, thời gian , mục đích và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động)
+ Trình bày vắn tắt các hoạt động và phương pháp dã thực hiện
+ Trình bày mô tả những kết quả đã thực hiện được
+Kết luận đề xuất ý kiến
- Để báo cáo ngắn gọn và để làm rõ vấn đề, nên tăng cường sử dụng bản đồ , lược đồ sơ đồ , tranh ảnh, biểu đồ, số liệu và các số liệu rời...
c/ Thuyết trình trước nhóm, lớp.
Trình bày miệng trên cơ sở đề cương đã chuẩn bị cần phải chú ý những điểm sau:
- Dùng lời nói của điệu tự tin, biểu cảm rõ ràng
- Sử dụng các kỹ thuật nói , đọc nhấn mạnh, nêu câu hỏi nghi vấn và tự trả lời trình bày có vấn đề, tạo tình huống hấp dẫn cho người nghe.
Báo cáo miệng thường dùng cho học sinh các lớp lớn, thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều kỹ thuật khác nhau, như thuyết trình, đối thoại .... Sử dụng các phương pháp này, nghĩa là học sinh đã đạt được phương pháp này, nghĩa là học sinh đã đạt đặt mình vào vị trí của người vừa tìm tòi , thu nhập phân tích, tổng hợp khái quát, hoá kiến thức, vừa phổ biến các tri thức địa lý cho những người xung quanh mình..
Để hình thành cho học sinh kỹ năng thu thập sử lý, tổng hợp và trình bày thồn tin địa lý báo cáo, giáo viên lưu ý một số điểm sau:
- Câu hỏi nhiệm vụ cho học sinh ngay trong giờ học trên lớp yêu cầu học sinh trên lớp có có yêu cầu chọn lọc, khái quát hoá thông tin. Ví dụ: Sau khi phân tích đặc điểm phân bổ của khí hậu và thực vật của châu âu , Gv yêu cầu học sinh rút ra kết luận về mối quan hệ giữa sự phân bổ thực vật và các đai khí hậu của Châu Âu. Câu hỏi này tuy đơn giản nhưng tập làm quen học sinh với công việc tổng hợp khái quát hóa.
- Các câu hỏi yêu cầu học sinh phải chứng minh hoặc phân tích một đối tượng hay hiện tượng, quá trình địa lý, lại đòi hỏi ở học sinh kỹ năng thu thập tư liệu. Chẳng hạn hãy phân tích các mặt thuận lợi và khó khăn của biển đông đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta (bài vùng biển Việt Nam địa lý 8) Hãy chứng minh rằng địa hình và khí hậu giưa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông á có sự khác nhau rõ rệt (vài đặc điểm tự nhiên khu vực đông Nam á, địa lý 8)các câu hỏi này buộc học sinh phải tìm kiếm và chọn lọc các thông tin thích hợp, từ đó hình thành kỹ năng tư duy này chính là cơ sở để hình thành cho học sinh kỹ năng sử lý, tổng hợp trình bày thông tin.
Thuận lợi cơ bản của cách thức này là có thể tiến hành thường xuyên trong tất cả các bài tập trên lớp, ở nhiều nội dung khác nhau. Các câu hỏi có thể chú ý nhấn mạnh vào từng thao tác tư duy nhất định. Ví dụ: có câu hỏi yêu cầu học sinh phải phân tích tổng hợp, có câu hỏi yêu cầu học sinh trừu tượng hoá, có câu hỏi yêu cầu học sinh khái quát hoá . Rèn luyện các kỹ năng tư duy này chính là cơ sở để hình thành cho học sinh kỹ năng xử lý tổng hợp, trình bày thông tin.
Câu hỏi có thể đựơc đặt ra một cách độc lập, nhưng cũng có thể gắn với bản đồ, biểu đồ, hình vẽ, số liệu thống kê,...yêu cầu học sinh thu thập và sử lý thông tin từ kênh hình. Những câu hỏi này có tác dụng tốt trong việc đa dạng hoá hoạt động học tập của học sinh ,mở rộng phạm vi triển khai của kỹ năng, làm quen HS với các phương pháp học tập môn địa lý.
- Đặt ra cho học sinh bài tập có nội dung thu thập, xử lý tổng hợp và trình bày thông tin. Ví dụ: Cho học sinh một số tư liệu và bảng số liệu về diện tích, năng xuất, sản lượng lúa của nước ta, yêu cầu học sinh viết một báo cáo ngắn về tình hình phát triển cây lúa của nước ta. Dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải xắp xếp các tư liệu đẫ cho theo một hệ thống nhất định, đáp ứng yêu cầu và viết nhận xét khái quát hoá thông tin.
Các bài tập địa lý rất đa dạng. Ngoài việc đưa cho học sinh các bài tập nhằm rèn luyện từng mặt của kỹ năng (thu thập, sử lý,tổng hợp trình bày) cần phải có bài tập tổng hợp đòi hỏi học sinh phải thực hiện đầy đủ các kỹ năng thu thập, sử lý, tổng hợp và trình bày thông tin. Như vậy, mức độ các bài tập nên tăng dần từ dễ đến khó , từ đơn giản đến phức tạp, từ một thao tác riêng lẻ đến nhiều thao tác phối hợp với nhau. Trong quá trình dạy học giáo viên cũng nên xây dựng một hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viêt báo cáo thực hiện từ đầu năm học, từ đầu cấp đến cuối cấp, hội tụ đầy đủ kỹ năng này ở bài tập địa lý địa phương, yêu cầu học sinh khảo sát và trình bày thông tin địa lý địa phương.
III/ Kết thúc vấn đề
Các bài tập về báo cáo có liên quan đến địa phương ở cuối cấp cũng nên thực hiện theo cả hai hướng: thứ nhất, vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề trong thực tế tại địa phương. Ví dụ: Tại sao trước khi có gió mùa đông Bắc tràn về, thường có mưa? Hay: Tại sao để lợi dụng sức gió, ngư dân thường đi biển vào lúc sáng sớm tinh mơ và trở về vào lúc ban chiều? Thứ hai, điêù tra khảo sát đơn giản tự nhiên, dân cư, kinh tế địa phương, trình bày các thông tin thành báo cáo nhỏ.
Bên cạnh các bài tập viết đòi hỏi thời gian dài hơn, cũng cần có nhiều bài tập yêu cầu học sinh nói: Chẳng hạn trình bày bằng lời trước lớp những thông tin mình đã tìm tòi, khám phá....Nhờ vào việc này học sinh được phát biểu kỹ năng nói, thông báo, truyền đạt thông tin bằng lời bên cạnh bài viết.
Giao Hà, ngày 25 tháng 03 năm 2008
Người viết
File đính kèm:
- SKKN Doi moi PPdia li o THCS.doc